Các Trường Hợp Chấm Dứt Nghĩa Vụ Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Theo Quy Định Của Thông Tư Số 28 Các Trường Hợp Nghĩa Vụ Bảo Lãnh


bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu TCTD bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh khi người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ đối với mình. Khi thực hiện quyền năng này đối với TCTD bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải chứng minh rằng việc đòi tiền của mình là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã được ghi nhận trong cam kết bảo lãnh. Đây vốn là nguyên tắc chung đã được thừa nhận từ rất lâu trong thông lệ và tập quán quốc tế về bảo lãnh ngân hàng.

1.2.4.7. Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồngTheo quy định của Thông tư số 28 các trường hợp nghĩa vụ bảo lãnh

thực hiện hợp đồng gồm:

- Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt: do tính chất của bảo lãnh là sự thực hiện thay nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ nên khi nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đã chấm dứt thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng đương nhiên chấm dứt.

- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh:việc bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh sẽ làm cho nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh là cách thức chắc chắn nhất, rõ ràng nhất làm chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh.

- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác: Trong trường hợp các bên đề nghị hủy bỏ việc bảo lãnh bằng văn bản và bên nhận bảo lãnh có văn bản chấp thuận việc hủy bỏ bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng sẽ chấm dứt. Hoặc trong trường hợp các bên thỏa thuận thay thế bảo lãnh bằng biện pháp bảo đảm khác thì nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng chấm dứt. Tuy nhiên, việc thay thế biện pháp bảo lãnh bằng một biện pháp bảo đảm khác không đồng nghĩa với việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh. Do đó, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng bảo lãnh, thỏa thuận thay


thế bảo lãnh bằng biện pháp bảo đảm khác phải được các bên thống nhất bằng văn bản về việc ngân hàng bảo lãnh sẽ không còn nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh/thư bảo lãnh nữa.

- Hiệu lực của cam kết bảo lãnh đã hết: Khi thời hạn bảo lãnh đã hết thì cam kết bảo lãnh của ngân hàng coi như hết hiệu lực, nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng theo đó cũng chấm dứt. Mọi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gửi tới ngân hàng bảo lãnh sau thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh được coi là vô hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh: thực chất của hành vi này là bên nhận bảo lãnh đã từ bỏ quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với bên bảo lãnh. Việc bên nhận bảo lãnh miễn cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ cần phải được thể hiện rõ bằng văn bản.

- Theo thỏa thuận của các bên: quan hệ bảo lãnh về bản chất là sự thỏa thuận của các bên liên quan. Do đó nếu các bên tham gia quan hệ bảo lãnh: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận về việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh thì đây sẽ là sự kiện pháp lý dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực của cam kết bảo lãnh cũng như nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 6


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan một số vấn đề lý luận về bảo lãnh và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Bên cạnh các khái niệm, đặc điểm pháp lý cơ bản của hoạt động bảo thực hiện hợp đồng, chương này cũng đề cập đến một số vấn đề như chức năng, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, chương này cũng đề cập đến những vấn đề chung của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo lãnh thực hiện hợp đồng như: chủ thể trong quan hệ bảo lãnh, phạm vi và giới hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, thẩm quyền ký hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh, nội dung và hình thức bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh.

Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở nhận thức có tính nền tảng để từ đó luận văn sẽ đi sâu phân tích thực tiễn triển khai hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội ở chương tiếp theo và đề ra các giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng này.


Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI


2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 tại Cần Thơ. Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được chuyển đổi mô hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đô thị và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (tên viết tắt là SHB). Năm 2008, SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Thủ đô Hà Nội. Năm 2009, SHB là ngân hàng thứ 3 trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Năm 2011, SHB chuyển đổi thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để nâng vốn điều lệ lên 4.815,8 tỷ đồng và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2012, SHB đã thực hiện sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank). Sau sáp nhập, mạng lưới kinh doanh của SHB đã tăng đáng kể. Năm 2013 là năm đầu tiên SHB hoạt động trên quy mô của Ngân hàng sáp nhập. Do đó SHB tập trung các giải pháp nhằm tận dụng lợi thế sau sáp nhập. Với mạng lưới rộng, tăng trưởng huy động vốn (đặc biệt là trên thị trường I) khá cao nên nguồn vốn khả dụng của SHB luôn dồi dào. Cuối năm 2013 SHB đã được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, thuộc Ngân hàng nhóm I - nhóm cao nhất trong xếp loại 4 nhóm Ngân hàng. Trong năm 2013, SHB đã khai trương Chi nhánh thứ 2 tại Campuchia và là Chi nhánh thứ 3 tại nước ngoài. Một kết quả quan trọng phải kể tới là, trong năm này, SHB đã tái cấu


trúc thành công bộ máy, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các Phòng/Ban/Trung tâm, Chi nhánh, Phòng giao dịch theo sơ đồ tổ chức mới. Sau sáp nhập SHB đã đổi mới, nâng tầm quản lý phù hợp với quy mô lớn của ngân hàng từ HĐQT đến Ban Tổng giám đốc và các phòng, ban chức năng. Hệ thống công nghệ của Ngân hàng Habubank trước đây đã được tích hợp thành công vào hệ thống của SHB là nền tảng cho SHB triển khai các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng bán lẻ và quản lý mọi mặt hoạt động an toàn, hiệu quả hơn. Cũng trong năm 2013, SHB kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và vinh dự đón nhận Huân chương lao động Hạng nhì của Chủ tịch nước ghi nhận những đóng góp của SHB đối với ngành Ngân hàng nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Trên chặng đường phát triển, SHB đã dành được nhiều bằng khen, giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như: Huân chương lao động hạng 2, Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước; Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, UBND các tỉnh, thành phố có trụ sở SHB; Giải thưởng Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam năm 2010 và 2012 do tạp chí The Banker của tập đoàn truyền thông Financial Times (Anh) bình chọn; Giải thưởng "Ngân hàng Bán lẻ Tăng trưởng Nhất" và "Ngân hàng SMEs Tốt nhất" Việt Nam năm 2013 do Global Banking and Finance Review bình chọn; Ngân hàng Tài trợ thương mại Tốt nhất Việt Nam 3 năm liền 2009, 2010, 2011 do tạp chí Global Finance (Mỹ) bình chọn; Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc do Wells Fargo và Bank of New York Mellon (Mỹ) trao tặng; Giải thưởng Thương hiệu mạnh 07 năm liên tiếp từ 2007 - 2013; Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam VNR 500 với xếp hạng liên tục tăng lên qua các năm…

Trong thời gian tới, SHB phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính hiện đại, không ngừng phát triển và từng bước vươn ra hội nhập quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, SHB luôn hướng tới mở rộng thị trường và khách hàng, phát


triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ, hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ theo hướng trọn gói, cao cấp và chuyên biệt, đón đầu xu thế chung của ngành tài chính Việt Nam và thế giới. Đồng thời đẩy manh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản trị điều hành, phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro.

2.1.2. Quy định của SHB điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Xuất phát từ thực tiễn triển khai hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong thời gian qua cũng như để phù hợp với mô hình tổ chức kinh doanh của SHB như đã trình bày trên đây, SHB đã xây dựng những quy định nội bộ riêng điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện đồng vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh vừa đảm bảo được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

2.1.2.1. Hệ thống văn bản nội bộ của SHB điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Để quá trình cấp bảo lãnh diễn ra một cách thống nhất, khoa học, phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũng như đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện nghiệp vụ về bảo lãnh trong toàn hệ thống, trong những năm qua SHB luôn chú trọng đến việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ nói chung cũng như hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động bảo lãnh nói riêng.

Trên cơ sở những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, SHB đã soạn thảo và ban hành một số quy định nội bộ liên quan đến hoạt động bảo lãnh như: Quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 94/QĐ-HĐQT ngày 18/10/2007 của Hội đồng quản trị; Quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 120/QĐ-HĐQT ngày 4/6/2010 của Hội đồng quản trị;Quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 120/QĐ-HĐQT ngày 4/6/2010 của Hội đồng quản trị; Quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 10/QĐ-HĐQT ngày 18/1/2012 của Hội đồng quản trị và hiện đang có


hiệu lực là Quy chế bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 774/QĐ-HĐQT ngày 1/12/2012 của Hội đồng quản trị.

Bên cạnh việc ban hành các Quy chế về hoạt động bảo lãnh quy định các vấn đề chung nhất, khái quát nhất về nghiệp vụ bảo lãnh, SHB cũng đã soạn thảo và ban hành các Quy định, Quy trình hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện hoạt động này. Có thể kể đến các văn bản sau: Quy trình bảo lãnh ban hành theo Quyết định số 175A/QĐ-TGĐ ngày 9/5/2008 của Tổng Giám đốc; Quy định nghiệp vụ bảo lãnh của SHB ban hành kèm theo Quyết định số 1106/QĐ-TGĐ ngày 4/9/2012 của Tổng Giám đốc và gần đây nhất là Quy định thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của SHB ban hành theo Quyết định số 2087/QĐ-TGĐ ngày 1/12/2012 của Tổng Giám đốc.

Ngoài ra, SHB còn ban hành các quy định liên quan đến việc áp dụng mức phí bảo lãnh theo từng thời kỳ; các bảng biểu, mẫu biểu, hợp đồng… để hỗ trợ công tác triển khai hoạt động bảo lãnh trên toàn hệ thống.

Như vậy, có thể thấy SHB rất quan tâm, chú trọng đến công tác xây dựng văn bản nội bộ liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Các văn bản này không ngừng được thay đổi hoàn thiện cho phù hợp với quy định của pháp luật cũng như đáp ứng hoạt động kinh doanh bảo lãnh của SHB.

2.1.2.2. Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng của SHB

Trên nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các TCTD, pháp luật cho phép các TCTD được quyền quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và điều kiện được bảo lãnh phù hợp với các đặc điểm của từng TCTD và các loại hình nghiệp vụ bảo lãnh.

Hiện nay, quy trình chung về cấp bảo lãnh tại SHB được quy định tại Điều 14 Quy định thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của SHB ban hành kèm theo Quyết định số 774/QĐ-TGĐ. Theo đó, quy trình bảo lãnh gồm các bước:


- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tùy theo nhu cầu từng khách hàng, ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định của ngân hàng đồng thời kiểm tra tính đầy đủ và tính pháp lý của hồ sơ. Thông thường bộ hồ sơ bảo lãnh bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh thanh toán.

- Các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý của khách hàng: Đối với khách hàng cá nhân là Chứng minh thư nhân dân. Đối với khách hàng doanh nghiệp thì xuất trình quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy đăng ký hoạt động doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, các tài liệu khác liên quan đến tổ chức/hoạt động/điều hành doanh nghiệp…

- Các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…

- Các tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp đồng: hợp đồng thi công công trình, hợp đồng cung cấp dịch vụ; phương án thi công…

- Các tài liệu liên quan đến việc bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh như: giấy tờ thế chấp, cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba…

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, ngân hàng trên cơ sở kiểm tra hồ sơ và mục đích đề nghị cấp bảo lãnh, phân tích thẩm định khách hàng và phương án, dự án đề nghị ngân hàng cấp bảo lãnh; thẩm định biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh. Trường hợp xét thấy khách hàng không đủ điều kiện cấp bảo lãnh hoặc phương án cấp bảo lãnh không hiệu quả, ngân hàng sẽ xem xét về việc cấp hay từ chối cấp bảo lãnh cho khách hàng.

Đây là bước vô cùng quan trọng trong quy trình bảo lãnh vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả của nghiệp vụ bảo lãnh. Nếu việc thẩm định không tốt thì ngân hàng có thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện bảo lãnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023