Phân Biệt Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Với Các Nghiệp Vụ Cấp Tín Dụng Khác Và Các Loại Hình Bảo Lãnh Ngân Hàng Khác


TCTD bảo lãnh cũng phải dựa vào văn bản bảo lãnh (là một loại chứng từ) do mình phát hành và đối chiếu với các chúng từ do người nhận bảo lãnh thiết lập và xuất trình để xác định việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh có hợp lệ không và mình có phải trả tiền theo yêu cầu đó hay không [37, tr.183-184].

1.1.2.3. Phân biệt bảo lãnh thực hiện hợp đồng với các nghiệp vụ cấp tín dụng khác và các loại hình bảo lãnh ngân hàng khác

a) Phân biệt bảo lãnh thực hiện hợp đồng với các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Mặc dù cùng là hoạt động cấp tín dụng của NHTM nhưng bảo lãnh vẫn có những đặc điểm riêng biệt so với các nghiệp vụ cấp tín dụng khác:

- Phân biệt với nghiệp vụ cho vay

Cho vay là việc bên cho vay ứng trước cho bên vay một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận và bên vay phải hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định. Như vậy, chỉ có Bên vay mới là bên có quyền đề nghị Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ cho vay theo hạn mức tín dụng đã phê duyệt. Bên thứ ba, kể cả là bên có quyền đối với bên vay của Ngân hàng cũng không có quyền yêu cầu Ngân hàng thực hiện trực tiếp trả tiền cho mình. Đây là một điểm khác với quan hệ bảo lãnh. Mặt khác, Khi Bên vay có đề nghị giải ngân, bên cho vay phải thực hiện nghĩa vụ giải ngân và bên vay sẽ nhận nợ theo các điều khoản trong Hợp đồng tín dụng mà các bên đã ký kết. Khác với hoạt động bảo lãnh là chỉ khi nào bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thì bên bảo lãnh mới phải thực hiện thay nghĩa vụ và bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bảo lãnh mặc nhiên hết hiệu lực, bên bảo lãnh không phải thực hiện thay nghĩa vụ mà chỉ thu được phí bảo lãnh thông qua việc phát hành cam kết bảo lãnh.


- Phân biệt với nghiệp vụ bao thanh toán

Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng. Như vậy, hoạt động bao thanh toán chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp là hoạt động mua bán hàng hóa. Trong hoạt động bao thanh toán, TCTD phải ứng trước cho khách hàng của mình một khoản tiền nhất định thấp hơn giá trị thực tế của các khoản phải thu. Nói cách khác, phần chênh lệch này chính là phần phí và lãi tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động bao thanh toán thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (dưới 180 ngày) chứ không như hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng do các bên tham gia tự do thỏa thuận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Phân biệt với chiết khấu giấy tờ có giá

Chiết khấu giấy tờ có giá là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Mặc dù chiết khấu giấy tờ có giá được coi là một biện pháp bảo đảm nhưng thực chất đây cũng chính là một hợp đồng mua bán, nghĩa là bên bán và bên mua cùng thỏa thuận chuyển giao giấy tờ có giá từ người bán sang người mua. TCTD khi mua giấy tờ có giá đã phải thanh toán tiền cho bên bán và khi đến hạn TCTD sẽ yêu cầu tổ chức phát hành Giấy tờ có giá thanh toán cho mình. Như vậy, nếu trong quan hệ bảo lãnh, TCTD sẽ yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hoàn trả đối với mình thì trong quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá, TCTD sẽ yêu cầu bên thứ ba (là bên mắc nợ) theo giấy tờ có giá thực hiện nghĩa vụ này.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 4

- Phân biệt với Tín dụng thư dự phòng

Bảo lãnh Ngân hàng và Tín dụng thư dự phòng đều có những điểm


tương đồng về tính độc lập, về mục đích và về tính chứng từ. Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản giữa Bảo lãnh và Tín dụng thư dự phòng là ở chỗ Tín dụng thư dự phòng tạo ra trách nhiệm đầu tiên cho Ngân hàng phát hành tức là thanh toán ngay khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Trong khi đối với nghiệp vụ Bảo lãnh thì Ngân hàng phát hành chỉ có nghĩa vụ thanh toán khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh.

b) Phân biệt bảo lãnh với một số loại hình bảo lãnh ngân hàng khác

- Phân biệt với bảo lãnh vay vốn

Trong quan hệ bảo lãnh vay vốn, đối tượng của bảo lãnh vay vốn chính là nghĩa vụ tài sản của bên vay đối với bên cho vay (bao gồm nhưng không giới hạn nghĩa vụ hoàn trả tiền vay, gốc, lãi, nghĩa vụ nộp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại…). Đây chính là điểm khác biệt với bảo lãnh thực hiện hợp đồng: đối tượng nghĩa vụ của bảo lãnh. Trong bảo lãnh thực hiện hợp đồng, đối tượng nghĩa vụ được bảo lãnh là việc thực hiện một công việc hay cung cấp một dịch vụ nào đó của bên được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết giữa hai bên. Về nguyên tắc, ngân hàng không thực hiện hay công việc hay cung cấp dịch vụ thay khách hàng mà chỉ bồi thường bằng một khoản tiền tương đương công việc hay dịch vụ đó. Như vậy, ở đây có sự quy đổi giữa nghĩa vụ là đối tượng của bảo lãnh thực hiện hợp đồng với nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng.

- Phân biệt với bảo lãnh thanh toán

Cũng giống như bảo lãnh vay vốn, điểm phân biệt bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thanh toán chính là đối tượng nghĩa vụ được bảo lãnh. Đối tượng nghĩa vụ của bảo lãnh thanh toán chính là các nghĩa vụ thanh toán của khách hàng (bên được bảo lãnh) với chủ nợ của họ (bên nhận bảo lãnh). Các nghĩa vụ thanh toán này có thể phát sinh từ một hợp đồng (nghĩa vụ trả


tiền hàng hóa, thanh toán tiền dịch vụ) hoặc ngoài hợp đồng (nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ nộp phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).

- Phân biệt với bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh bảo hành

Cùng với bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ba loại hình bảo lãnh trên thường xuất hiện trong quan hệ xây dựng cơ bản. Ở mỗi một giai đoạn của quá trình xây dựng, các bên thỏa thuận áp dụng từng loại hình bảo lãnh tương ứng phù hợp. Việc phân biệt các loại hình bảo lãnh trên với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng dựa vào đối tượng nghĩa vụ của bảo lãnh. Đối tượng của bảo lãnh dự thầu là ghĩa vụ tài sản của bên mời thầu khi tham gia dự thầu (nghĩa vụ ký quỹ dự thầu, nộp phạt do vi phạm quy định dự thầu). Đối tượng của bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước chính là việc hoàn trả số tiền tạm ứng mà bên nhận bảo lãnh đã ứng trước cho bên được bảo lãnh để bên được bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Đối tượng của bảo lãnh bảo hành chính là nghĩa vụ thanh toán tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh đã vi phạm điều khoản về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng đã ký.

1.2. PHÁP LUẬT VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một hoạt động kinh doanh của TCTD bởi vậy bản thân nó luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và tổn thất như rủi ro tín dụng, rủi ro chứng từ… Bên cạnh đó, trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng các bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định, việc thực hiện nghĩa vụ của bên này sẽ là sự đảm bảo cho quyền lợi của bên kia. Chính bởi vậy, để tránh các bên vi phạm nghĩa vụ, quyền và lợi ích bị ảnh hưởng, cần có pháp luật thống nhất điều chỉnh hoạt động này.

Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng là tổng hợp các quy phạm


pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng của TCTD với các bên liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ cấu của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm các quy định như:

- Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường bao gồm các bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh với các điều kiện cụ thể của pháp luật mà các bên cần thỏa mãn khi tham gia giao dịch bảo lãnh;

- Quy định về phạm vi bảo lãnh: thường bao gồm các nội dung về giới hạn nghĩa vụ bảo lãnh;

- Quy định về hình thức và nội dung giao dịch bảo lãnh;

- Quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh;

- Quy định trình tự, thủ tục bảo lãnh ngân hàng, các điều kiện được bảo lãnh.

1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bằng việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động bảo thực hiện hợp đồng của các TCTD, pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng có vai trò rất quan trọng, cụ thể:

- Thứ nhất, pháp luật bảo lãnh thực hiện hợp đồng là công cụ pháp lý để Nhà nước xây dựng cách tổ chức, quản lý và duy trì trật tự cho hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong nền kinh tế.

Nhà nước quản lý, xây dựng cơ sở nền tảng thuận lợi cho việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của các TCTD thông qua việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động này như điều kiện, trình tự, thủ tục, thu hồi cấp phép thành lập… Đồng thời, sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng vừa đảm bảo tính chủ động trong việc thực hiện, vừa hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc


thực hiện nội dung này. Có thể thấy được pháp luật là công cụ để đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp thông qua việc xây dựng các quy phạm pháp luật về trình tự giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể, góp phần đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, sự ổn định và duy trì trật tự cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Từ đó, tạo sự tin tưởng cũng như sức hút đối với các chủ thể khi lựa chọn phương thức này trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

- Thứ hai, pháp luật về bảo lãnh ngân hàng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng, kích thích sự phát triển của cả hệ thống TCTD.

Đánh giá đúng được tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh ngân hàng đối với nền kinh tế, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản tương đối kịp thời, đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này ở từng giai đoạn cụ thể, tạo ra hành lang pháp lý, tạo cơ sở góp phần giúp hoạt động này diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn. Từ đó, tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các TCTD trong việc chiếm thị phần bảo lãnh, kích thích các tổ chức không ngừng tìm kiếm mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng quy mô và hệ thống, nâng cao chất lượng để tăng uy tín thu hút khách hàng.

1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Có thể nói, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ban hành kèm theo Lệnh số 38-LCT/HĐNN8 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước của ngày 24/5/1990 là văn bản pháp lý cao nhất, đầu tiên của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thuật ngữ “Bảo lãnh ngân hàng” chưa được đề


cập trong Pháp lệnh này, vì do đó hoạt động bảo lãnh ngân hàng thời kỳ này còn rất hạn chế.

Đến năm 1992, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của các giao dịch kinh tế, thương mại đặc biệt là trong quan hệ vay vốn với nước ngoài, ngày 17 tháng 9 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số 192/NH-QĐ ban hành Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Đây có thể coi là văn bản pháp luật đầu tiên tại Việt Nam điều chỉnh việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh tại các Ngân hàng thương mại.

Ngày 30 tháng 9 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/CP ban hành Quy chế vay và trả nợ nước ngoài. Để hướng dẫn thi hành, Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 21 tháng 2 năm 1994 thay thế Quyết định 192/NH-QĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ngày 26 tháng 9 năm 1994, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 196/QĐ – NH14 về việc ban hành “Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng” đã đánh dấu sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Tiếp theo đó là sự ra đời của Quyết định số 217/QĐ – NH1 của Thống Đốc NHNN ngày 17 tháng 8 năm 1996 về việc ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản và bảo lãnh bay vốn ngân hàng cũng góp phần tạo nên nền tảng pháp lý cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong thời kỳ này.

Ngày 12/12/1997, Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998. Luật các Tổ chức tín dụng ra đời đã đáp ứng được yêu cầu quản lý và định hướng cho hoạt động phát triển các TCTD trong thời kỳ này và góp phần tạo sự ổn định về môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Lần đầu tiên thuật ngữ “bảo lãnh ngân hàng” được đề cập (khoản 12 Điều 20 Luật các TCTD) và những quy định về “bảo lãnh ngân hàng” (tại các Điều 58, Điều 59 Luật các TCTD) cũng được thừa nhận.


Trên cơ sở quy định của Luật các TCTD, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định này được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 386/2001/QĐ-NHNN ngày 11/4/2001 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000; Quyết định số 1348/2001/QĐ-NHNN ngày 29/10/2001 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số quy định liên quan đến thu phí bảo lãnh của các tổ chức tín dụng; Quyết định số 112/2003/QĐ- NHNN ngày 11/2/2003 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc NHNN thay thế cho các văn bản trên là Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc NHNN. Từ đó đến nay, quy chế đã được nhiều lần thay đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngày 03/10/2012 Thống đốc NHNN ban hành Thông tư số 28/2012/TT-

NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng của các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN.

Bên cạnh hai văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng hiện nay là Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và Thông tư 28 thì có thể kể đến một số văn bản khác điều chỉnh hoạt động này như: Bộ luật Dân sự 2005; Luật thương mại 2005; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng…

1.2.4. Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

1.2.4.1. Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Nghiệp vụ bảo lãnh của TCTD vốn mang bản chất là hoạt động thương mại nên có cấu trúc pháp lý khá đặc thù, bao gồm sự gắn kết giữa hai loại hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023