Quản Lý Đào Tạo Trình Độ Sơ Cấp Cho Lao Động Nông Thôn

30


cùng làm, cùng hưởng lợi và theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

1.3.3. Quản lý đào tạo

Theo Đặng Quốc Bảo [1], quản lý đào tạo của một cơ sở giáo dụ có thể được coi là một hệ thống quản lý gồm mười nhân tố tác động đến đào tạo gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (GV) đối tượng đào tạo (HV), hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, môi trường đào tạo, bộ máy tổ chức đào tạo và quy chế đào tạo.

Có nhiều quan điểm vàlý thuyết khác nhau về quản lý đào tạo, qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm hoạt đông thực tiễn tác giả sử dụng khái niệm: Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các chức năng của quản lý, bằng các công cụ, phương pháp quản lý

phù hợp, nhằm hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho hoc

1.3.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn

viên.

Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp là những tác động của chủ thể quản lý (các cơ quan quản lý nhà nước trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã và cấp cơ sở)vào quá trình đào tạo (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học viên), với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội (đoàn thể, cộng đồng, hội nghề nghiệp, doanh nghiệp...) nhằm hình thành và phát triển toàn diện năng lực của học viên đáp ứng mục tiêu đào tạo ho LĐNT.

Nhiệm vụ của quản lý đào tạo trình độ sơ cấpcho LĐNT là:

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm;chủ yếu là dạy thực hành kỹ năng nghề cho các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

- Tạo động lực và khích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cơ sở GDNN tham gia quá trình đào tạo; Kết hợp việc phát huy cao độ tính sáng tạo của mỗi cán bộ, giảng viên với sự quản lý thống nhất của đội ngũ CBQL của cơ sở GDNN;


- Xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định phù hợp với tình hình phát triển nông nghiệp và nông thôn để phát huy tối đa nội lực đi đôi với huy động thủ nguồn lưc của các lực lượng ngoài cơ sở GDNN

- Đảm bảo chất lượng đào tạo thích ứng với nhu cầu SX-KD của thị trường lao động nông nghiệp, nông thôn.

Một số đặc điểm của quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT

- Quản lý đào tạo có tính xã hội hóa cao: Dựa vào cộng đồng , chịu sự chi phối của các điều kiện nông thôn, nông nghiệp từng địa phương và phải huy động đươc đa dạng các lực lượng tham gia vào quá trìnhđào tạo

- Quản lý đào tạo mang tính hành chính-sư phạm: Quản lý theo pháp luật, nội qui, qui chế; Quản lý phải phù hợp với qui luật của quá trình dạy học diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động đào tạo tại khu vực nông thôn làm đối tượng quản lý.

- Quản lý đào tạo mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý: Thực hiện theo các chức năng quản lý (Lập kế hoạch - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm tra), vận hành theo nguyên tắc và phương pháp và mô hình quản lý phù hợp.

1.3.5. Một số mô hình đào tạo

1.3.5.1. Mô hình đào tạo theo quá trình


Quá trình dạy học


-Năng lực đầu ra (Kiến thức, kỹ năng, thái độ)


- Việc làm

- Tiền lương

- Triển vọng nghề nghiệp

Mô hình đào tạo theo quá trình được thể hiện trên Hình 1.4 dưới đây.


Đầu ra


Đầu vào (Input)


Quá trình (Process)

Kết quả học tập (Output)

Đáp ứng TTLĐ (outcome)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - 6



- Tuyển sinh

- CTĐT

- Đội ngũ GV,

- CBQL và nhân viên

- CSVC và TBDH


Hình 1.4. Mô hình đào tạo theo quá trình


a. Các yếu tố đầu vào

Đầu vào của quá trình đào tạo bao gồm HV, GV, CTĐT, CSVC, TBDH, tài chính cần thiết cho việc tổ chức quá trình đào tạo. Vì vây, quản lý các yếu tố đầu vào bao gồm:

- Tuyển sinh: để có chất lượng tuyển sinh, các cơ sở GDNN cần tổ chức tuyển sinh nghiêm túc theo quy định hiện hành. Trong quá trình tiếp xúc với HV ngay từ những ngày đầu nộp hồ sơ, các cơ sở GDNN có thể tư vấn giúp người học định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng của HV, không chèo kéo và lôi cuốn bằng mọi cách.

- Đội ngũ GV: bao gồm tuyển chọn, sử dụng, nâng bậc, tạo môi trường làm việc thuận lợi, chính sách đãi ngộ tôn vinh thích đáng , …

- Phát triển CTĐT: CTĐT phải thường xuyên được cải tiến để cập nhật được yêu cầu của TTLĐ và tiếp cận dược với các tiến bộ KHCN.

- CSVC, TBDH (nhà xưởng, phòng học, thư viện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy...) bao gồm việc mua sắm, lắp đặt và sử dụng, quản lý việc bảo dưỡng và sửa chữa để TBDH có đủ chủng loại và số lượng, đảm bảo chất lượng đào tạovà luôn sẵn sàng hoạt động để đáp ứng nhu cầu day và học.

- Tài chính: Bao gồm quản lý việc nguồn thu ( học phí, nguồn ngân sách cấp, xã hội hóa...), nguồn chi ( chi lương, chi đào tạo, chi mua sắm, lắp đặt và sử dụng, quản lý việc bảo dưỡng và sửa chữa TBĐT có đủ chủng loại và số lượng, đảm bảo chất lượng đào tạo và luôn sẵn sàng hoạt động để đáp ứng nhu cầu dạy và học)

b. Quá trình dạy học

- Tổ chức quá trình dạy học: Quá trình dạy học rất đa dạng, có thể được tổ chức tại các cơ sở GDNN, cơ sở SX-KD, trực tuyến qua mạng...Việc tổ chức quá trình dạy học cần tổ chức linh hoạt, theo hướng mở đáp ứng nhu cầu, năng lực của từng người học.

- Thực hiện mục tiêu, nội dung CTĐT: Đảm bảo giảng dạy đúng chương trình, không cắt xén thời lượng, nội dung nhằm đảm bảo mục tiêu đề ra.


- Đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy: GV cần được tập huấn; CSVC, trang thiết bị đáp ứng về số lượng, chủng loại, chất lượng đào tạo.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV: kiểm tra, đánh giá xuyên suốt cả quá trình đào tạo, với yêu cầu là đánh giá chính xác, công bằng, khách quan kết quả học tập của HV nhằm mục tiêu thu thập thông tin phản hồi để cải tiến nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và xếp loại HV.

c. Các yếu tố đầu ra

- Đánh giá kết quả học tập; xét cấp văn bằng, chứng chỉ cho HV: Đây là khâu quan trọng trong đào tạo. Việc quản lý đánh giá kết quả học tập và cấp phát văn bằng chứng chỉ thuộc trachhs nhiệm các cơ sở GDNN.

- Tư vấn, giới thiệu việc làm và phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp: Để nâng

cao hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với việ làm, các cơ sở GDNN cần quan tâm đến việc tư vấn, giới thiệu việc làm cho HV khi tốt nghiệp.

- Thu thập thông tin phản hồi từ cựu HV: Thông tin phản hồi từ HV tốt nghiệp rất quan trọng đối với các cơ sở GDNN nếu muốn đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ. Cựu HV trong quá trình làm việc, họ là người hiểu hơn ai hết về những nội dung đã được đào tạo, nội dung nào là phù hợp, nội dung nào không phù hợp, nội dung

nào còn thiếu xuất…

1.3.5.2. Mô

Xác định nhu cầu

so với thực tiễn sản


hình đào tạo theo chu


Lập kế

trình (Hình 1.5)



Đánh giá

a. Xác định

kết quả đào tạo

hoạch và thiết kế đào tạo


nhu cầu đào tạo


Triển khai đào tạo


Hình 1.5. Mô hình đào tạo theo chu trình

34


Xác định nhu cầu đào tạo (NCĐT) là xuất phát điểm của đào tạo trong cơ chế thị trường. Xác định đúng NCĐT của LĐNT là cơ sở để thiết kế, tổ chức khóa đào tạo sát với nhu cầu sửdụng, giúp “cung” phù hợp với “cầu”.Mỗi cơ sở GDNN chỉ có thể đào tạo một số ngành nghề với số lượng nhất định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu xã hội,

cần phải xác định NCĐT hàng năm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường để tránhtình trạng thừa hoặcthiếu.

Quản lý việc xác định NCĐT xuất phát từ nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở SX-KD là khách hàng của cơ sở GDNN, dự báo sự biến động hàng năm, sự phát triển KT-XH của địa phương . Mỗi khách hàng khác nhau có NCĐT khác nhau, đặc biệt là về trình độ năng lực đầu ra của người lao động. Các cơ sở GDNN cần phải xác định NCĐT phù hợp với từng loại khách hàng. Xác định NCĐT nhằm mục tiêu: xác định phạm vi các ngành, nghề, số lượng và trình độ đào tạo; Xác định chuẩn đầu ra của các CTĐT; Xác định hình thức đào tạo phù hợp và hiệu quả.

b. Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo


- Lập kế hoạch đào tạo:

Sau khi đã xác định được NCĐT , mỗi cơ sở GDNN cần lập kế hoạch đào tạo phù hợp với khả năng đào tạo. Kế hoạch hàng năm làm căn cứ thiết kế và triển khai các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu theo quy luật cung - cầu. Kế hoạch đào tạo bao gồm: Kế hoạch dự kiến các khóa đào tạo theo các trrình độ mà các cơ sở GDNN sẽ tổ chức trong năm; kế hoạch chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạonhưđội ngũ GV, thiết kế CTĐT chuẩn bị CSVC, mua sắm trang thiết bị, phát triển chương trình, giáo trình, học liệu, huy động vốn...

- Thiết kế CTĐT:

Thiết kế CTĐT bao gồm các nội dung: Quản lý việc xây dựng mục tiêu, thiết kế nội dung CTĐT đáp ứng nhu cầu của LĐNT; xác định thời gian các khóa đào tạo cho phù hợp với khả năng của cơ sở GDNN, cơ sở SX-KD và yêu cầu của người học; dự kiến thời điểm tuyển sinh và phân công GV giảng dạy cho các khóa đào tạo; bố trí CSVC và TBDH phù hợp với nội dung ,phương thức đào tạo và thời điểm mù vụ nông


nghiệp. Thiết kế CTĐT cần có sự tham gia của cơ sở SX-KD để đảm bảo tính thích ứng với thực tế.

c. Triển khai đào tạo


- Hướng nghiệp và tư vấn chọn ngành/nghề cho học sinh phổ thông: trong hướng nghiệp, nhiệm vụ quan trọng là các cơ sở GDNN phải tư vấn cho HV lựa chọn được ngành/nghề phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu TTLĐ.

- Tuyển sinh các khóa đào tạo: tuyển sinh phải tuân thủ các quy định của quản lý nhà nước; đảm bảo chính xác, công bằng, gọn nhẹ đỡ tốn kém. Các cơ sở GDNN cần quan tâm đến đánh giá năng lực đầu vào, công nhận những năng lực đã có để không bắt họ học lại những gì đã biết.

- Tổ chức quá trình đào tạo: quá trình đào tạo rất đa dạng và linh hoạt, đào tạo có thể thực hiện tại các cơ sở GDNN, có thể theo hình thức liên kết giữa các cơ sở GDNN và cơ sở SX-KD, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến…

- Đánh giá kết quả học tập, cấp phát văn bằng chứng chỉ cho người học

+ Đánh giá kết quả học tập: Trong đào tạo theo nhu cầu, đánh giá căn cứ vào các tiêu chí, có nghĩa là đo thành tích của người học so sánh với tiêu chí và chuẩn. Các tiêu chí đánh giá được xác định từ chuẩn đầu ra. Năng lực thực hiện của người học được đánh giá theo quan điểm: Người học phải thực hiện các việc làm của nghề nghiệp tại vị trí việc làm theo cách thức như người công nhân.

+ Cấp phát chứng chỉ: kết thúc mỗi mô-đun cần đánh giá xác nhận và cấp chứng chỉ cho HV thi đạt yêu cầu để họ chủ động tìm việc làm, ta việc làm và phát triển SX- KD.

- Các cơ sở GDNN cần phối hợp với các cơ sở SX-KD tổ chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và phát triển SX-KD cho HV tốt nghiệp.

Thực hiện tốt việc làm này, thể hiện trách nhiệm của cơ sở GDNN đối với sản phẩm đào tạo, đồng thời lan tỏa hiệu quả đào tạo và tăng sức hút HV của các cơ sở GDNN.

d. Đánh giá đào tạo


- Đánh giá chất lượng các khóa đào tạo:

Đánh giá chất lượng của khóa đào tạo nhằm mục đích xác định mức độ đáp ứng của khóa học với nhu cầu việc làm. Chất lượng đào tạo được đánh giá qua các thành tố của năng lực mà người học thể hiện ở kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động. Qua đó, phát hiện và phân tích những điểm yếu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất để điều chỉnh nội dung CTĐT, học liệu, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá... cho chu trình đào tạo sau.

- Đánh giá hiệu quả trong của đào tạo: Hiệu quả trong của đào tạo thể hiện ở kết quả học tập, tỉ lệ người học tốt nghiệp và chi phí đào tạo trên mỗi đầu HV tốt nghiệp. Qua đánh giá hiệu quả trong có thể phát hiện việc phân bổ và sử dụng nguồn lực đã hợp lý chưa, có những lãng phí nào cần khắc phục. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm khắc phục cho chu trình đào tạo sau, góp phần nâng cao chất lượng.

- Đánh giá hiệu quả ngoài của đào tạo: Hiệu quả ngoài thể hiện ở tỉ lệ người học tốt nghiệp tìm được việc làm và phát triển SX-KD đúng ngành/ nghề và trình độ đào tạo sau khi tốt nghiệp. Hiệu quả ngoài cũng thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu việc làm và phát triển SX-KD của các khóa học.

1.3.5.3. Mô hình đào tạo theo CIPO

`

Tiếp cận theo CIPO là cách tiếp cận khi nghiên cứu, xem xét chất lượng của cả hệ thống. trước hết phải xác định được cấu trúc của toàn hệ thống, bao gồm các yếu tố: Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Đầu ra (Output/Outcome), Tác đôṇ g của bối cảnh (Context). Với quan điểm chất lượng đào tạo là một quá trình, năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO (được mô tả như hình 1.6).

Đầu vào (Input)

- Tuyển sinh

- Giáo viên

- Tài chính

- Chương trình đào tạo

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Đầu ra (Output/Outcome)

- Người học tốt nghiệp

- Thỏa mãn nhu cầu cá nhân

- Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Quá trình (Process)

Quá trình dạy - học

Tác động của bối cảnh (Context)

-Chính trị, kinh tế, xã hội

- Chính sách (Luật GD, Luật Dạy nghề..)

- Tiến bộ khoa học và công nghệ

- Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh,...

- Đầu tư cho dạy nghề,...


Hình 1.6. Mô hình đào tạo theo CIPO

Để QLĐT hướng tới chất lượng cần quản lí các yếu tố đầu vào, quản lí quá trình thực hiện đến quản lí các yếu tố đầu ra; đồng thời, cần quan tâm đến tác động của bối cảnh với phạm vi rộng và đa dạng hơn như các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, dân cư, môi trường phát triển KT-XH (tiến bộ KHCN, hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh, đầu tư cho đào tạo nghề…).

Như vậy tiếp cận theo mô hình CIPO đã đưa thêm thành phần về tác động của bối cảnh (Context); mô hình CIPO có tính chất kiểm soát quá trình đào tạo và tất cả các yếu tố tác động từ môi trường KT-XH lên quá trình đào tạo để hướng tới chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu xã hội. Hiên nay sử dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo đang được quan tâm và tìm hướng vận dụng. Khi đó, quản lý đào tạo được đặt trong một môi trường “vận động” có ý nghĩa toàn diện hơn, chứ không chỉ là vấn đề thông tin phản hồi từ người lao động đã tốt nghiệp, từ các doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc vấn đề bảo đảm chất lượng của tổ chức.

Để quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy theo mục đích, nội dung, điều kiện và bối cảnh cụ thể mà lựa chọn cách tiếp cận phù hợp. Cách tiếp cận áp dụng mô hình CIPO là đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ toàn bộ quá trình đào tạo bao gồm: Đih tiếp cận áp dtiếp cận áp dụng mô hình CIPO là đảm bảo sự phối hợp chặt tránh được tình trạng tùy tiện, bỏ sót. Mặt khác, đặc thù hoạt động trong SX-KD trong khu vực mông thôn luôn thay đổi, phụ thuộc vào các yếu tố thị trường; do vậy phối hợp phân tích, đánh giá, cùng điều tiết các tác động của bối cảnh và môi trường luôn thbiến động để các cư sở GDNN vượt qua các khó khăn, thách thức và tận dụng được cơ hội mà thị trường đem lại.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 08/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí