Nội Dung Quy Định Của Shb Về Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng


- Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng bảo lãnh

Sau khi thực hiện xong bước một và quyết định cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho khách hàng, ngân hàng thông báo cho khách hàng về các điều kiện cấp bảo lãnh đã phê duyệt, soạn thảo, thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng và các văn bản có liên quan theo nội dung đã được phê duyệt và bảo đảm các chữ ký trên hợp đồng phải là của người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn này, ngân hàng tiến hành thu thập, bổ sung những tài liệu, thông tin còn thiếu cần thiết cho việc thực hiện các thủ tục cấp bảo lãnh thanh toán theo quy định của ngân hàng.

- Bước 3: Phát hành thư bảo lãnh

Sau khi hoàn tất các thủ tục ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ngân hàng sẽ thực hiện các thủ tục phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng. Hiện tại, SHB có ban hành mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho khách hàng nhưng trên thực tế, có nhiều trường hợp khách hàng yêu cầu ngân hàng phát hành thư theo mẫu của họ cung cấp. Trường hợp SHB phát hành theo mẫu thư bảo lãnh của khách hàng, các ĐVKD phải xin ý kiến Ban Pháp chế để đảm bảo quyền lợi cho SHB.

- Bước 4: Theo dõi thư bảo lãnh:

Mục đích của giai đoạn này là kiểm tra, giám sát và phát hiện các dấu hiệu rủi ro sau khi cấp bảo lãnh. Đây được coi là khâu quan trọng nhất khi ngân hàng chấp nhận cấp bảo lãnh.

- Về gia hạn hiệu lực, sửa đổi, hủy bỏ, giải tỏa bảo lãnh

Trường hợp khách hàng muốn gia hạn hiệu lực, sửa đổi, hủy bỏ thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng đã phát hành hoặc giải tỏa bảo lãnh trước hạn, khách hàng cần gửi yêu cầu bằng văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ chứng minh nhu cầu gia hạn hiệu lực, sửa đổi, hủy thư bảo lãnh đã phát hành hoặc giải tỏa bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


lãnh trước hạn gửi ngân hàng trước ngày hết hạn của thư bảo lãnh. Căn cứ đề nghị của khách hàng, SHB sẽ xem xét và quyết định tiếp tục gia hạn, sửa đổi hoặc hủy bỏ, giải tỏa thư bảo lãnh đã phát hành trước hạn. Tuy nhiên cần lưu ý, việc sửa đổi, hủy thư bảo lãnh đã phát hành hoặc giải tỏa bảo lãnh trước hạn, ngân hàng không thể chỉ căn cứ trên yêu cầu của khách hàng (bên được bảo lãnh) mà phải căn cứ trên nội dung thư bảo lãnh trước đây đã phát hành.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 7

- Về theo dõi, giám sát, kiểm tra tài sản bảo đảm:

Trong suốt thời gian thư bảo lãnh có hiệu lực, SHB phải cử cán bộ có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng của các bên, thúc giục bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng kinh tế. Khi bảo lãnh hết hiệu lực hoặc bên thụ hưởng đồng ý hủy bỏ, giải tỏa bảo lãnh trước thời hạn theo đề nghị của ngân hàng và bên được bảo lãnh, SHB tất toán các nghĩa vụ tài chính của bên được bảo lãnh tại SHB, tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng với bên được bảo lãnh, giao lại các giấy tờ, hồ sơ gốc liên quan đến tài sản bảo đảm, thực hiện các thủ tục liên quan như giải chấp, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm cho khách hàng.

Trong mỗi một giai đoạn của quy trình bảo lãnh luôn có sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ trong hệ thống. Các Phòng/ban/trung tâm tại Trụ sở chính luôn có sự hỗ trợ kịp thời các Đơn vị kinh doanh (sau đây viết tắt là ĐVKD) khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cấp bảo lãnh để đảm bảo quy trình cấp bảo lãnh được diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

2.1.2.3. Nội dung quy định của SHB về bảo lãnh thực hiện hợp đồng

a) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho đối tượng là người không cư trú Thông tư 28 có hiệu lực ngày 02/12/2012 đã tạo cơ chế pháp lý cho các

tổ chức tín dụng nói chung và SHB nói riêng mở rộng phạm vi khách hàng đối với đối tượng là người không cư trú, cụ thể đối tượng tổ chức là người không cư trú được SHB xem xét cấp bảo lãnh bao gồm:


- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động hợp pháp của bên được bảo lãnh;

- SHB bảo lãnh cho người không cư trú là tổ chức khi: Bên nhận bảo lãnh là người cư trú; hoặc Bên được bảo lãnh thực hiện ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh;

- Các trường hợp khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản [17; Điều 9].

Để có thể thực hiện cung ứng dịch vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người không cư trú, SHB đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như:

- Thực hiện các thủ tục xin phép NHNN cho phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước, trong đó có hoạt động bảo lãnh bằng ngoại tệ. Theo đó, hiện nay SHB đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối số 6753/NHNN-CNH ngày 24/7/2008.

- Trong thời hạn 6 tháng liền kề trước thời điểm xem xét thực hiện bảo lãnh cho tổ chức là người không cư trú, SHB không bị xử phạt vi phạm hành chính các quy định về quản lý ngoại hối các quy định về quản lý ngoại hối, quy định về hạn chế cấp tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

- Thực hiện xây dựng các quy định nội bộ và quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh đối với người không cư trú và phương án kiểm soát, xử lý rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú. Hiện nay SHB đã ban hành Quy chế nội bộ về bảo lãnh ngân hàng, Quy trình nội bộ về thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.

- Thực hiện báo cáo NHNN các khoản bảo lãnh đối với người không cư trú.


b) Bên được bảo lãnh và điều kiện để được cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng Để là bên được SHB bảo lãnh, khách hàng phải đáp ứng một số điều

kiện nhất định theo quy định hiện hành của SHB. Ngoài một số điều kiện chung như: có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hàng vi dân sự; nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh hợp pháp; có tài khoản giao dịch tại SHB trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng/xác nhận bảo lãnh; được SHB đánh giá có khả năng tài chính và năng lực, điều kiện, kinh nghiệm thực hiện nghĩa vụ được SHB bảo lãnh trong thời hạn cam kết… thì đối với từng đối tượng là người cư trú và người không cư trú, SHB cũng có những điều kiện khác nhau.

Theo đó, Bên được bảo lãnh là tổ chức là người không cư trú phải đáp ứng một số điều kiện khác như: nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam; bên được bảo lãnh là tổ chức hoạt động tại quốc gia có chế độ chính trị ổn định, không nằm trong danh sách phòng chống rửa tiền, tội phạm xuyên quốc gia và danh sách cảnh báo của tổ chức quốc tế, các cơ quan chức năng trong nước công bố theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền về phòng, chống rửa tiền (AML) và chống tài trợ cho khủng bố (CFT), được SHB chấp thuận.Trường hợp Bên được bảo lãnh là các văn phòng đại diện/chi nhánh của các công ty nước ngoài cần phải có ủy quyền của công ty mẹ và hồ sơ pháp lý của công ty mẹ được xác thực, hợp pháp hóa lãnh sự của đại sứ/lãnh sự quán của Việt Nam tại nước ngoài.

Đối với các đối tượng là người cư trú, ngoài một số điều kiện chung nêu trên, SHB còn đưa ra một số điều kiện khác như:

Không có dư nợ do trả thay bảo lãnh, không có dư nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 tại SHB và/hoặc các tổ chức tín dụng khác trong 12 tháng gần nhất trừ trường hợp khoản bảo lãnh được đảm bảo 100% giá trị bảo lãnh (110% giá trị


bảo lãnh đối với bảo lãnh thanh toán tiền nộp thuế) bằng Ký quỹ; Số dư tài khoản tại SHB; Giấy tờ có giá do SHB phát hành gồm: Sổ tiết kiệm, Hợp đồng tiền gửi, Kỳ phiếu huy động, Chứng chỉ tiền gửi, Trái phiếu và Giấy tờ có giá khác (trừ Cổ phiếu, Trái phiếu chuyển đổi do SHB phát hành); Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán, Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước [17, Điều 11, Khoản 4].

c) Quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng Theo quy định hiện hành của SHB, SHB chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo

lãnh thực hiện hợp đồng đối với bên nhận bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh và xuất trình các tài liệu, chứng từ kèm theo thỏa mãn đầy đủ các điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh.

Tài liệu, chứng từ bên nhận bảo lãnh cần xuất trình bao gồm:

- Thư bảo lãnh/Hợp đồng bảo lãnh bản gốc;

- Văn bản yêu cầu SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên nhận bảo lãnh;

- Tài liệu chứng minh Bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ của mình khi đến hạn như đã nêu trong Hợp đồng ký kết; hoặc tài liệu chứng minh Bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình khi đến hạn như đã nêu trong Hợp đồng, bao gồm nhưng không giới hạn các văn bản sau: Hợp đồng kinh tế, Đơn đặt hàng, Biên bản giao hàng/Biên bản nghiệm thu, Biên bản xác nhận công nợ có xác nhận của Bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, Biên bản làm việc về nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng.

Văn bản yêu cầu phải được lập bằng văn bản và ký bởi người đại diện theo pháp luật của Bên nhận bảo lãnh hoặc người khác được ủy quyền một cách hợp pháp, trong đó, nêu rõ số tiền yêu cầu thanh toán, nghĩa vụ thanh toán mà Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc chỉ thực hiện một phần theo hợp đồng/thỏa thuận với Bên nhận bảo lãnh.


Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các tài liệu chứng từ kèm theo SHB sẽ xác minh tính hợp lệ, đầy đủ của tài liệu. Trong trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đúng và đủ điều kiện với quy định trong Cam kết bảo lãnh, SHB sẽ thông báo cho Bên được bảo lãnh và các bên liên quan về việc nhận được yêu cầu thanh toán của Bên nhận bảo lãnh. Nếu Bên được bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ theo công văn yêu cầu của SHB (chuyển trả cho Bên nhận bảo lãnh số tiền bảo lãnh) thì cam kết bảo lãnh coi như hết hiệu lực. Ngược lại, nếu Bên được bảo lãnh không nộp/nộp không đủ tiền thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh, SHB thực hiện trả thay cho Bên được bảo lãnh theo nội dung Cam kết bảo lãnh đã phát hành. Trong trường hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đúng và đủ điều kiện với quy định trong Cam kết bảo lãnh, SHB có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Bên nhận bảo lãnh.

d) Nội dung cam kết bảo lãnh

Thông thường, cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng của SHB được phát hành theo mẫu do SHB ban hành và bao gồm những nội dung chính sau:

- Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Tùy thuộc vào tính chất của bảo lãnh là có điều kiện hay vô điều kiện mà nội dung cam kết bảo lãnh có những quy định khác nhau.

+ Đối với bảo lãnh có điều kiện thì trên nội dung thư bảo lãnh phải quy định cụ thể về các điều kiện phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng. Theo đó,cam kết bảo lãnh thường quy định bên nhận bảo lãnh phải gửi yêu cầu thanh toán kèm các hồ sơ, tài liệu chứng minh bên được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh.

+ Đối với bảo lãnh vô điều kiện, SHB sẽ phải thanh toán ngay khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên nhận bảo lãnh. Nội dung thư bảo lãnh cũng thường có các cụm từ như: “vô điều kiện”, “không hủy ngang”.


- Giá trị bảo lãnh: phạm vi bảo lãnh được quy định thành một số tiền bảo lãnh tối đa, theo đó khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh chỉ được quyền đòi ngân hàng trả thay trong phạm vi số tiền bảo lãnh và nghĩa vụ này sẽ giảm dần tương ứng với nghĩa vụ mà Bên được bảo lãnh và Ngân hàng đã thực hiện (nếu có).

- Hiệu lực của thư bảo lãnh: trong khoảng thời gian hiệu lực của bảo lãnh, SHB phải chịu trách nhiệm thực hiện cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên nhận bảo lãnh khi các điều kiện bảo lãnh được thỏa mãn. Nếu quá thời hạn hiệu lực này thì ngân hàng được giải phóng khỏi nghĩa vụ bảo lãnh đã phát hành trước đó và mọi yêu cầu của bên thụ hưởng gửi đến ngân hàng phát hành sau thời hạn này sẽ coi như không có giá trị.

- Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp: đây là cơ sở để phát hành và giải quyết những tranh chấp trong quan hệ bảo lãnh giữa ngân hàng phát hành và bên thụ hưởng. Luật áp dụng sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng thông thường trong hoạt động bảo lãnh tại SHB hiện nay, các bên thường thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam.

Ngoài những nội dung nêu trên, cam kết bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể có những nội dung khác như: các quy định pháp luật áp dụng; số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh; thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh…

đ) Việc phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng không theo mẫu của SHB Theo quy định hiện hành của SHB, khi phát hành bảo lãnh thực hiện

hợp đồng cho khách hàng, các Đơn vị kinh doanh sẽ áp dụng mẫu Thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng (11A-BL-SHB ban hành kèm theo Quyết định 2087/QĐ-TGĐ) được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống.

Mặc dù việc phát hành cam kết bảo lãnh theo mẫu của SHB sẽ đảm bảo


an toàn trong hoạt động bảo lãnh nhưng trong rất nhiều trường hợp, khách hàng có yêu cầu phát hành cam kết bảo lãnh theo mẫu của họ hoặc yêu cầu SHB sửa đổi một số nội dung của mẫu đã ban hành.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Quyết định 2087/QĐ-TGĐ thì: Trường hợp khách hàng đề nghị ĐVKD phát hành thư bảo lãnh không theo mẫu của SHB thì ĐVKD phải xin ý kiến của Ban Pháp Chế - Trụ sở chính, thực hiện đề xuất và nêu rõ các nội dung khác biệt so với mẫu cam kết bảo lãnh quy định của SHB trong tờ trình để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Nội dung trên thư bảo lãnh phải được đính kèm cùng hồ sơ khi tiến hành thẩm định, kiểm soát và phê duyệt bảo lãnh. Cấp có thầm quyền phê duyệt ngoài việc ghi ý kiến trong tờ trình đối với khoản bảo lãnh sẽ đồng thời ghi ý kiến xét duyệt lên mẫu cam kết bảo lãnh đính kèm.

ĐVKD không bắt buộc phải xin ý kiến của Ban Pháp Chế - Trụ sở chính đối với các trường hợp sau:

- Các khoản bảo lãnh được bảo đảm 100% giá trị bảo lãnh bằng tiền ký quỹ.

- Các khoản bảo lãnh được bảo đảm 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá do SHB phát hành (bao gồm: số tiền gửi tiết kiệm, chức chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi) theo quy định hiện hành của SHB.

- Các khoản bảo lãnh dự thầu [17; Điều 23, Khoản 3].

Trường hợp ĐVKD chấp thuận phát hành cam kết bảo lãnh cho khách hàng không theo mẫu của SHB thì trong mọi trường hợp, ĐVKD phải đảm bảo cảm kết bảo lãnh có đầy đủ những nội dung cơ bản sau:

- Các quy định pháp luật áp dụng;

- Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;

- Tên, địa chỉ của ĐVKD, Khách hàng, Bên nhận bảo lãnh, và các bên liên quan (nếu có);

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí