hưởng hay một số người lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản trị nội bộ tạo lập các thư bảo lãnh khống để rút tiền của TCTD gây thiệt hại cho khách hàng và TCTD… Nguyên ngân của những tranh chấp này cũng một phần do pháp luật chưa có những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo lãnh.
Để triển khai thực hiện hoạt động bảo lãnh, các TCTD đều xây dựng và ban hành quy chế, quy định, quy trình bảo lãnh riêng của mình với điều kiện, quy trình thủ tục bảo lãnh khác nhau. Đây là những quy định mang tính nội bộ và thông thường khách hàng không được cung cấp những văn bản này cũng như không nắm được quy định cụ thể về quy trình cấp bảo lãnh, thẩm quyền ký kết bảo lãnh… của ngân hàng. Đã có nhiều tranh chấp phát sinh do người ký phát chứng thư bảo lãnh không phải là đại diện theo pháp luật, không được người đại diện ủy quyền, phân cấp hoặc giao dịch có giá trị quá lớn vượt thẩm quyền được ký xảy ra tại một số ngân hàng như Agribank, HDbank, Seabank…. dẫn đến quá trình xử lý sau đó rất phức tạp. Sở dĩ có điều này là một phần quan trọng là do quy định của pháp luật thiếu các quy định cụ thể về nghĩa vụ minh bạch hóa quy trình phát hành thư bảo lãnh của các TCTD đồng thời cũng thiếu các quy định phòng chống lừa đảo trong nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
2.3.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quy định nội bộ của SHB
- Thứ nhất, về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Theo quy định của pháp luật thì việc xuất trình các hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh Bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình là không bắt buộc. Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 15 Quyết định 2087/QĐ-TGĐ của SHB thì việc xuất trình các tài liệu chứng minh này là điều kiện cần thiết để SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (bảo lãnh có điều kiện). Theo đó, điều kiện để SHB thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là bên nhận bảo lãnh ngoài văn bản yêu cầu phải xuất trình kèm theo các tài liệu chứng minh
Comment [p3]: CHỈNH LẠI PHẦN MCUJ LỤC
bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Quy định trên thường dẫn tới bế tắc cho cả 3 bên: ngân hàng, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Ngay cả khi bên nhận bảo lãnh cung cấp hồ sơ đầy đủ và yêu cầu thanh toán bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh cũng cho rằng, họ chưa vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Nếu không được bên được bảo lãnh chấp nhận là đã vi phạm, thì ngân hàng không thể thực hiện thanh toán bảo lãnh, bởi sau đó ngân hàng sẽ không thể buộc khách hàng nhận nợ được. Như vậy, nếu ngân hàng tự thanh toán bảo lãnh thì không đòi nợ khách hàng được, mà không thanh toán bảo lãnh thì bên thụ hưởng sẽ đòi tiền và dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu nại.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Trường Hợp Chấm Dứt Nghĩa Vụ Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Theo Quy Định Của Thông Tư Số 28 Các Trường Hợp Nghĩa Vụ Bảo Lãnh
- Nội Dung Quy Định Của Shb Về Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng
- Những Kết Quả Đạt Được Trong Hoạt Động Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Tại Shb
- Giải Pháp Hoàn Thiện Quy Định Của Pháp Luật Về Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 11
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, việc thực hiện theo quy định nêu trên đang dẫn đến một số hạn chế cho SHB, đó là:
Một là, gây khó khăn cho ĐVKD, khách hàng và bên nhận bảo lãnh khi thực hiện (ví dụ: ngân hàng không thể xác định chính xác các loại tài liệu cần chứng minh; bên nhận bảo lãnh không cung cấp được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu của ngân hàng; bên được bảo lãnh có thể đưa ra chứng cứ chứng minh không vi phạm hợp đồng…). Hơn nữa, các loại chứng từ chứng minh lại phụ thuộc vào ý chí của ngân hàng nên gây tâm lý lo ngại của bên nhận bảo lãnh đối với các quy định về điều kiện chung chung như vậy.
Hai là,nếu ngân hàng yêu cầu các loại chứng từ chứng minh mà bên nhận bảo lãnh không thể cung cấp có thể bị cho rằng ngân hàng tìm lý do gây khó khăn và không muốn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Khi đó, bảo lãnh thực hiện hợp đồng mà SHB phát hành trở nên kém an toàn và không bảo vệ được quyền lợi của bên nhận bảo lãnh. Do vậy, SHB sẽ rất khó cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng như rất khó thu hút khách hàng và tăng doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Ba là, SHB tự ràng buộc thêm trách nhiệm của mình, đó là phải xem xét tính đúng đắn của các tài liệu do bên thụ hưởng cung cấp và chứng minh
lỗi của bên được bảo lãnh. Trong khi việc xác định sự vi phạm hay lỗi của bên được bảo lãnh lại thuộc về các cơ quan tài phán. Việc này sẽ dẫn đến việc SHB có thể liên đới chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp xảy ra. Đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường phát sinh trong lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực tương đối phức tạp mà người có trình độ chuyên môn về vấn đề này cũng chưa chắc đánh giá hết được các hành vi của các bên tham gia.
- Thứ hai, về việc phát hành thư bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng Thực tiễn hoạt động bảo lãnh tại SHB cho thấy, có rất nhiều trường hợp
khách hàng yêu cầu sửa đổi một số nội dung trong Mẫu thư bảo lãnh hoặc yêu cầu SHB sử dụng mẫu thư bảo lãnh do khách hàng cung cấp. Vì vậy, để tạo sự linh động trong hoạt động kinh doanh cũng như nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu bảo lãnh, SHB đã có quy định cho phép các ĐVKD phát hành thư bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp phát hành không theo mẫu thư bảo lãnh của SHB thì các ĐVKD phải xin ý kiến Ban Pháp chế - trụ sở chính về nội dung mẫu thư do khách hàng cung cấp.
Theo thống kê của Ban Pháp chế, từ khi Quyết định 2087/QĐ-TGĐ có hiệu lực (từ ngày 1/12/2012) cho đến tháng 12 năm 2013 đã có hơn 170 trường hợp phát sinh (trong đó bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm khoảng 35%) cần xin ý kiến của Ban Pháp chế. Việc bắt buộc các ĐVKD phải xin ý kiến Ban Pháp chế đối với các trường hợp nêu trên đang dẫn đến một số hạn chế sau:
Một là, làm cho quá trình phát hành bảo lãnh trải qua thêm một khâu, tốn thêm thời gian, nhiều trường hợp làm chậm tiến độ cấp bảo lãnh, ảnh hưởng đến quyền lợi và uy tín của SHB. Mặc dù Ban Pháp chế có tiếp nhận và xử lý các trường hợp ĐVKD gửi lên nhưng để có thể đáp ứng nhu cầu của cả một hệ thống là điều rất khó khăn và vất vả. Bên cạnh đó, sau khi đã có ý kiến tư vấn của Ban Pháp chế thì việc quyết định có sử dụng ý kiến tư vấn của
Ban Pháp chế hay không, có phát hành thư bảo lãnh theo mẫu của khách hàng hay không lại do cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản bảo lãnh quyết định. Tức ý kiến của Ban Pháp chế chỉ mang tính tham khảo, việc phát hành bảo lãnh vẫn do ĐVKD tự quyết.
Hai là, trong hoạt động cấp tín dụng nói chung cũng như hoạt động cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho thấy, các ĐVKD trực tiếp thẩm định khách hàng nên sẽ nắm rõ năng lực, uy tín khách hàng, nhu cầu thu hút, phát triển khách hàng nên các ý kiến của Ban Pháp chế có thể không khách quan và không sát với mục đích và nhu cầu thực tế của đơn vị. Thực tế, theo phản ánh của nhiều đơn vị trong hệ thống, ý kiến tư vấn của Ban Pháp chế trong nhiều trường hợp vẫn còn cứng nhắc, không đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh đề ra.
Do đó, trong thời gian tới SHB nên xem xét, sửa đổi quy định nêu trên sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.
- Thứ ba, về mẫu thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của SHB
Quyết định 774/QĐ-HĐQT và Quyết định 2087/QĐ-TGĐ hiện nay của SHB không quy định cụ thể về điều kiện phát sinh hiệu lực của thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, tại Mục 7 mẫu số 11A-BL-SHB ban hành kèm theo QĐ 2087/QĐ-TGĐ quy định:
Bảo lãnh này chỉ có hiệu lực khi tiền thanh toán Hợp đồng đã ký nói trên phải chuyển về tài khoản VNĐ số… hoặc tài khoản USD số... của bên được bảo lãnh tại SHB, bão lãnh này sẽ tự động hết hiệu lực khi bất cứ khoản tiền nào theo Hợp đồng nêu trên không được thanh toán về tài khoản nêu trên [17, Mẫu biểu số 11A-BL-SHB]
Việc mẫu thư bảo lãnh quy định điều kiện như trên chỉ hợp lý trong trường hợp khách hàng dùng chính số tiền thu được từ Hợp đồng làm tài sản bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh. Do vậy, quy định này khá cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo lãnh, gây khó khăn cho các ĐVKD trong việc triển khai thực hiện.
2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB
Hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Trước khi Thông tư 28 ra đời, có rất nhiều các văn bản do NHNN và các cơ quan hữu quan quy định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng vẫn không đầy đủ, đồng bộ và thường thay đổi làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu ngân hàng thực hiện đúng quy trình và quy định đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều không có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ bảo lãnh, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, thì các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, các thủ tục giải quyết các tranh chấp, phát mại tài sản... chưa đầy đủ, còn nhiều vướng mắc gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện bảo lãnh cũng như thu lại các khoản bồi hoàn nếu rủi ro xảy ra.
Sau khi Thông tư 28 có hiệu lực thi hành, các quy định điều chỉnh về hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã trở nên tập trung trong một văn bản nhưng bản thân Thông tư 28 cũng còn tồn tại một số hạn chế, cần phải sửa đổi, bổ sung như đã nêu trên trong thời gian tới.
- Hoạt động trên địa bàn có nhiều TCTD, đặc biệt là ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, vốn nhà nước và ngân hàng ngoại thương là những ngân hàng có nhiều điều kiện thuận lợi và kinh nghiệm cũng như uy tín cao trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Vì vậy, ngân hàng luôn phải đối đầu và mất đi phần nào thị phần hoạt động bảo lãnh trên thị trường và làm hạn chế sự tăng trưởng phát triển nghiệp vụ này của ngân hàng. Do đó đã hạn chế các đối tượng khách hàng này sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng.
2.3.3.2. Nguyên ngân chủ quan
Hiện nay, SHB đang trong quá trình phát triển, hướng tới xây dựng
thành công tập đoàn tài chính vững mạnh vào năm 2020. Trong mỗi một thời kỳ, một giai đoạn phát triển, SHB luôn hoạch định những chính sách, đưa ra những mục tiêu kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, không phải chính sách nào đưa ra cũng phù hợp với điều kiện của ngân hàng và tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh.
Mặt khác, việc xây dựng và ban hành các văn bản nội bộ của SHB vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp.Đơn cử như trong việc xây dựng và ban hành Quy chế, quy định về bảo lãnh của SHB hiện nay do Ban Chính sách và Quản lý tín dụng soạn thảo và trình cấp có thẩm quyền ban hành. Mặc dù đây là bộ phận hoạch định, quản lý tín dụng nói chung, cũng như hoạt động bảo lãnh nhưng cũng không thể nắm hết được những quy định liên quan đến bảo lãnh hay tình hình kinh doanh bảo lãnh tại SHB để xây dựng những quy định nội bộ phù hợp điều chỉnh hoạt động này. Do vậy, các văn bản nội bộ của SHB điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, quy trình bảo lãnh tại SHB bao gồm khá nhiều khâu phức tạp, với sự chồng chéo của một số cơ quan quản lý nghiệp vụ từ Hội sở chính đến Chi chính, Phòng giao dịch. Các bộ phận nghiệp vụ tham gia vào quy trình bảo lãnh vẫn còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, SHB cũng chưa thực hiện chuyên môn hóa rộng rãi trong hoạt động bảo lãnh. Các chi nhánh vẫn chưa tổ chức được bộ phận chuyên trách về bảo lãnh, nhân viên tác nghiệp phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như: xuất nhập khẩu, cho vay, thẩm định khách hàng… Điều này làm tăng áp lực của nhân viên và giảm hiệu quả công việc.
Tất cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan nêu trên đã dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã phác thảo toàn cảnh về thực trạng hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần sài Gòn-Hà Nội. Sau khi điểm qua sơ lược về quá trình hình thành và phát triển cũng như mô hình tổ chức của ngân hàng này, tác giả tập trung đi vào nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh tại SHB từ năm 2010 đến nay thông qua việc phân tích một số vấn đề:
- Thứ nhất, tìm hiểu và phân tích các quy định nội bộ của SHB liên quan đến hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng như quy trình thực hiện bảo lãnh; điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; quy định về nhận nợ bắt buộc….
- Thứ hai, nêu lên những kết quả đạt được trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB trong thời gian qua thông qua việc phân tích các số liệu liên quan đến bảo lãnh và doanh thu phí bảo lãnh.
- Thứ ba, thông qua việc phân tích các điều khoản trong các quy định nội bộ của SHB cũng như thực tiễn triển khai hoạt động này tại ngân hàng, tác giả đưa ra một số bất cập trong quy định cũng như những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB.
Những tìm hiểu, phân tích về thực trạng hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong chương này là cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trong chương 3.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN – HÀ NỘI
Để phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng như nâng cao hiệu quả việc thi hành pháp luật về bảo lãnh cần phải kết hợp các giải pháp đồng bộ. Bên cạnh sự hỗ trợ từ các cấp và cơ quan quản lý thông qua các cơ chế, chính sách thì bản thân SHB phải khắc phục những hạn chế nôi tại ở ngân hàng mình. Vì thế, các giải pháp cần tập trung thành hai nhóm:
Một là: Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng;
Hai là: Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, với yêu cầu của thời kỳ hội nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với thực trạng hoạt động còn yếu kém hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp và lộ trình cụ thể để chúng ta không bị tụt hậu. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật nói chung, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng có một vai trò vô cùng to lớn nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, ổn định, trong đó có hoạt đông bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng thương mại.
Dưới đây tác giả trình bày một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng không chỉ áp dụng cho SHB mà cho cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.