đủ để có thể áp dụng IFRS như cơ sở giá trị hợp lý, các ước tính và giả định kế toán…
- Thứ hai: Nguyên nhân thuộc về nhân tố có ảnh hưởng quan trọng thứ hai trong 04 nhân tố - “Nhân sự kế toán”: Trình độ quản lý của các nhà quản trị và năng lực của người làm kế toán trong các công ty dược phẩm niêm yết còn hạn chế, hầu như chưa có kinh nghiệm về IFRS. Bên cạnh đó, công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ quản lý và trình độ nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi những hạn chế về kinh phí, thời gian cũng như áp lực của khối lượng công việc lớn phát sinh thường xuyên, liên tục.
- Thứ ba: Nguyên nhân thuộc về nhân tố có ảnh hưởng quan trọng thứ ba trong 04 nhân tố - “Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp”: Nhận thức về vai trò và lợi ích của nhiều chủ doanh nghiệp đối với công tác kế toán áp dụng theo IFRS còn nhiều hạn chế, chưa được sự quan tâm đúng mức. Cùng với đó là những e ngại trong quá trình chuyển đổi công tác kế toán sang áp dụng IFRS khi phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ mà không có chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước.
- Thứ tư: Nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất trong 04 nhân tố - “Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” cũng bao gồm những nguyên nhân nhất định dẫn đến các hạn chế trong công tác kế toán tại doanh nghiệp, tuy nhiên các nguyên nhân này đều mang tính khách quan, là di sản của lịch sự hình thành, phát triển và môi trường sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nên khó có giải pháp phù hợp thuộc nhân tố này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, Luận án đã phân tích, làm rõ đặc điểm về sản xuất kinh doanh, tổ chức phân phối tiêu thụ sản phẩm, tổ chức quản lý kế toán và đặc điểm thông tin kế toán tài chính của các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam với những vấn đề đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm của doanh nghiệp niêm yết, có ảnh hưởng đến kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán…, tác giả trình bày khái quát thực trạng kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong đó tập trung vào kế toán một số loại hợp đồng và hoạt động riêng biệt theo chu trình: Nhận diện, xác định, ghi nhận và trình bày thông tin trên BCTC.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Theo Dõi Và Tổng Hợp Chi Phí Theo Phòng Ban Nghiên Cứu Và Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hậu Giang
- Trình Bày Thông Tin Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Báo Cáo Tài Chính
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa (Exploratory Factor Analysis)
- Điều Chỉnh Báo Cáo Tài Chính Lập Theo Vas Sang Báo Cáo Tài Chính Lập Theo Ifrs
- Hoàn Thiện Kế Toán Một Số Khoản Chi Phí Riêng Biệt
- Hoàn Thiện Trình Bày Thông Tin Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Trên Báo Cáo Tài Chính
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, tác giả đã củng cố những đánh giá, phân tích về kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân hạn chế làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam
3.1.1. Định hướng phát triển ngành dược phẩm Việt Nam
Theo quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Y tế, mục tiêu phát triển tổng quát là: “Xây dựng ngành công nghiệp dược theo hướng chuyên môn hoá phù hợp với phát triển chung của ngành và nhu cầu của xã hội. Hiện đại hóa công nghệ sản xuất, đổi mới trang thiết bị và nghiệp vụ quản lý, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Sản xuất trong nước là chủ đạo đối với thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc thuộc các chương trình y tế quốc gia.” Như vậy đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp dược niêm yết cần phải có sự đầu tư rất mạnh theo chiều sâu nhằm thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Do đó các doanh nghiệp dược niêm yết cũng cần có sự thay đổi để hoàn thiện, nâng cao sức cạnh tranh.
Quan điểm phát triển cho ngành dược gồm một số nội dung trọng tâm sau:
- Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
- Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.
- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.
Để đạt mục tiêu phát triển đã đề ra, các công ty dược phẩm niêm yết cần có bước đi thích hợp để phát triển chuyên sâu và đồng bộ cả công nghiệp bào chế, công nghiệp sản xuất, công nghiệp bao bì và công nghiệp trang thiết bị phục vụ sản xuất. Trong đó chú trọng vào một số nội dung sau:
- Phát triển và ổn định sản xuất trong nước, xây dựng ngành công nghiệp dược đặc biệt là công nghiệp bào chế có cơ cấu hợp lý, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu của ngành. Chú trọng sản phẩm thuốc thiết yếu, thuốc phục vụ các chương trình y tế quốc gia trong từng giai đoạn phát triển cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Hiện tại, các doanh nghiệp mới khai thác hết khoảng 60 - 80% công suất thiết kế, các sản phẩm của các doanh nghiệp ngành dược có sự trùng lặp cao, các dây chuyền sản xuất thuốc có công nghệ hiện đại như thuốc ngấm qua da chưa được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất... Do ngành dược Việt Nam phát triển sau, công nghiệp bào chế lạc hậu, nguyên vật liệu chủ yếu phải nhập khẩu nên giá thành dược phẩm cao, trong khi giá nhập khẩu dược phẩm của Hàn Quốc, Ấn Độ khá rẻ, nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dược trong nước với sản phẩm dược của các nước trên thế giới là khó khăn. Trước mắt, bên cạnh việc từng bước khắc phục công nghệ bào chế dược, các công ty dược phẩm niêm yết cần tiếp tục khai thác hết công suất của các dây chuyền sản xuất tại các nhà máy cho các nhóm sản phẩm thuộc nhóm thuốc thiết yếu, thuốc chuyên khoa không yêu cầu công nghệ hiện đại, đồng thời kêu gọi đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại đối với các dược phẩm đòi hỏi công nghệ sản xuất cao hơn.
- Xây dựng quy hoạch phát triển ngành dược trên cơ sở định hướng chiến lược, đồng thời hoàn thiện các chính sách đầu tư, thu hút, huy động mọi nguồn lực trong xã hội nhằm triển khai thực hiện hiệu quả. Trước hết, các công ty dược phẩm niêm yết cần tập trung vào mảng có thế mạnh nhất là công nghiệp dược bào chế trên cơ sở tổng động viên nguồn lực. Tiếp đến, tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, đặt biệt đối với các sản phẩm mới, thực hiện chuyển giao, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu thuốc sản xuất trong nước.
- Các công ty dược phẩm niêm yết cần chú trọng nâng cao chất lượng thuốc và dịch vụ cung cấp thông qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn về thực hành, bào chế, phân phối theo đúng lộ trình đã ký kết khi tham gia WTO, các công ty dược phẩm niêm yết trang thiết bị phục vụ ngành dược triển khai theo chuẩn ISO.
- Các công ty dược phẩm niêm yết được khuyến khích phát triển hoạt động R&D bao gồm nghiên cứu cơ bản, ứng dụng, triển khai và sản xuất thử nghiệm, nhất là các loại thuốc công nghệ cao, vắc-xin sinh phẩm, bao bì và trang thiết bị hiện đại...Điều này góp phần phát triển mạnh ngành công nghiệp hoá dược ở nước ta. Vấn đề sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và con người cũng cần được chú trọng, công ty dược phẩm niêm yết chủ động áp dụng các biện pháp xử lý phế thải, đảm bảo an toàn chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, không gây ô nhiễm môi trường, giữ gìn hệ sinh thái tự nhiên của quốc gia.
Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực. Kế hoạch triển khai với mục tiêu cắt giảm giá thuốc, ổn định nguồn cung cấp và giảm sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu nước ngoài. Các chính sách về giảm thuế TNDN, thuế nhập khẩu nguyên liệu thô cũng là những chính sách hỗ trợ ngành dược trong nước phát triển.
3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, vấn đề nắm bắt các thông tin về tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình luôn được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Có được những thông tin chính xác nhanh chóng, kịp thời sẽ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Điều này cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo được chức năng quan trọng của mình là cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác, tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần vào sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới trên nhiều phương diện tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng. Hệ thống kế toán của nước ta cũng từng bước được hoàn thiện, các chuẩn mực kế toán được ban hành đã dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế và phù hợp hơn với tình hình nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa thực hiện tốt kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị. Điều này khiến cho việc cung cấp thông tin vẫn còn chậm chạp, không đầy đủ, chưa phản ánh được chính xác thông tin quá khứ và dự báo tương lai để giúp ban lãnh đạo có cái nhìn đúng đắn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng được chiến lược kinh doanh trong các chu kỳ tiếp theo.
Đối với các doanh nghiệp nói chung và Các công ty dược phẩm niêm yết nói riêng, hoạt động bán hàng luôn được quan tâm bởi nó quyết định rất lớn tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là phải đảm bảo hoàn thiện từ khâu tổ chức kế toán thực hiện theo chế độ hiện hành, số liệu kế toán phải trung thực, hợp lý làm cơ sở đánh giá chính xác tình hình hiện tại của
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý có căn cứ để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và hiệu quả.
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Thông tin do kế toán cung cấp về tiêu thụ sản phẩm và kết quả tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các giải pháp, đề ra phương hướng hoạt động và những chính sách thích hợp trong kỳ tới. Để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cần đảm bảo được những yêu cầu cơ bản sau:
- Yêu cầu về tuân thủ quy định và phù hợp với thông lệ chung
Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh phải phù hợp với các chuẩn mực kế toán đã được ban hành của Nhà nước cũng như phù hợp với chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng và phải đảm bảo tiếp cận với thông lệ quốc tế.
- Yêu cầu về tính phù hợp
Phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có tính đến các yếu tố liên quan như: Định hướng phát triển của ngành dược phẩm; đặc điểm trình độ quản lý sản xuất kinh doanh; cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh...
Phải căn cứ vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác kế toán, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kế toán của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp.
- Yêu cầu thống nhất
Thống nhất là yêu cầu cơ bản nhằm tạo sự thống nhất về chế độ kế toán giữa các ngành kinh doanh với chế độ kế toán đã ban hành. Để vận dụng linh hoạt các quy định, các chế độ chính sách kế toán của Nhà nước phù hợp với quản lý thực tế ở doanh nghiệp là yêu cầu đặt ra.
Doanh nghiệp phải thống nhất từ việc hạch toán ban đầu, vận dụng tài khoản, phương pháp kế toán cũng như mở sổ kế toán theo dõi chi tiết theo các chuẩn mực và luật pháp đã quy định. Cụ thể như đưa ra phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính giá thành, hình thức kế toán áp dụng ... nhằm phục vụ công tác
tổng hợp số liệu được thực hiện thuận lợi và chính xác. Từ đó cung cấp các thông tin cần thiết cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
Việc đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ở công ty phải đạt yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả để giảm bớt tối đa chi phí và đảm bảo nâng cao lợi nhuận cho công ty. Yêu cầu đặt ra là biện pháp hoàn thiện phải tiết kiệm về thời gian, nhân lực, chi phí để công tác kế toán không có chi phí quá lớn mà lại đem lại hiệu quả cao cho công ty phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, góp phần vào mục việc thực hiện mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp và tối đa hoá lợi nhuận, đáp ứng được yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo công ty.
- Yêu cầu trung thực, đầy đủ và kịp thời
Đảm bảo cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu trình bày thông tin trên BCTC. Yêu cầu của thông tin kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh còn phải toàn diện, có tính tin cậy cao, tuân thủ quy định và phù hợp với thông lệ chung phục vụ nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng thông tin.
Nếu thông tin thiếu trung thực, đầy đủ hay không kịp thời sẽ có thể khiến nhà quản lý đưa ra các quyết định không thực sự hợp lý về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó tính trung thực, đầy đủ và kịp thời là yêu cầu đặt ra đối với các thông tin kế toán đặc biệt là với kế toán quản trị để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn, chớp thời cơ, lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý, hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận một cách nhanh chóng.
3.2. Nội dung hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam
3.2.1. Giải pháp tổng quát hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Để các giải pháp cụ thể về hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Các công ty dược phẩm niêm yết ở Việt Nam được khả thi và