Thực Trạng Chất Lượng Bảo Lãnh Của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa

xác minh, do đó người ta cần có những xếp hạng ngân hàng khách quan, tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế. Những ngân hàng ít tên tuổi hoặc xếp hạng thấp sẽ có chất lượng cam kết bảo lãnh thấp và sẽ không mang lại sức mạnh đàm phán cho khách hàng trong hợp đồng với bên thụ hưởng.

Chính sách tính phí và mức ký quỹ bảo lãnh của ngân hàng

Mức phí bảo lãnh phản ánh chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để được ngân hàng bảo lãnh đồng thời lại là tỷ lệ sinh lời đủ để bù đắp cho những rủi ro mà ngân hàng phải chịu. Ngân hàng nào cũng muốn có mức phí bảo lãnh cao nhất có thể để tạo ra nguồn thu bảo lãnh lớn. Tuy nhiên, phí bảo lãnh cao mà dịch vụ ngân hàng không đem lại cho khách hàng độ thỏa dụng tương xứng thì chắc chắn ngân hàng đó không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác và nhanh chóng mất khách hàng. Vì vậy, một ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt chỉ khi ngân hàng đó xây dựng được một mức biểu phí phù hợp, đó là mức biểu phí thể hiện được sự cân bằng giữa chi phí bỏ ra và lợi ích nhận được của khách hàng, nhưng cũng phải cân bằng được giữa rủi ro ngân hàng phải gánh chịu với lợi nhuận ngân hàng thu được.

Mức ký quỹ của khách hàng được ngân hàng quyết định căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh, là tấm đệm cho ngân hàng khi khách hàng không hoàn trả tiền đã được ngân hàng thanh toán hộ theo cam kết bảo lãnh. Nếu khách hàng kí quỹ bằng tiền sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn chi phí thấp để kinh doanh sinh lời. Do đó, các ngân hàng đều muốn khách hàng ký quỹ nhiều vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừa giúp ngân hàng có vốn kinh doanh. Tuy nhiên, nếu ngân hàng bắt khách hàng ký quỹ số tiền quá nhiều, khách hàng sẽ bị ứ đọng vốn trong ngân hàng, không có đủ vốn hoạt động và làm giảm khả năng sản xuất kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ khách hàng mất khả năng thanh toán. Như vậy, ký quỹ lớn đem lại lợi ích cho ngân hàng nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng có chất lượng bảo lãnh tốt tức là phải xây dựng được mức ký quỹ phù hợp vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa không làm ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng.

Quy trình thực hiện bảo lãnh của ngân hàng

Một quy trình bảo lãnh tốt phải đảm bảo tính chặt chẽ, dầy đủ không bỏ sót các bước quan trọng, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, tránh rườm rà làm mất quá nhiều thời gian và làm ảnh hưởng đến việc ký kết hợp đồng giao dịch

của khách hàng. Quy trình bảo lãnh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bảo lãnh của ngân hàng. Nếu quy trình bảo lãnh đã trở nên lạc hậu so với thực tế sẽ làm cho công tác thẩm định của ngân hàng thiếu chính xác, có thể dẫn tới đánh giá không đúng về khách hàng. Trong quy trình bảo lãnh, việc thẩm định và quản lý bảo lãnh phải được chú trọng và thực hiện kỹ nhất.

Thái độ phục vụ, tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng

Bảo lãnh cũng là một dịch vụ ngân hàng do đó chất lượng bảo lãnh được thể hiện trong sự hài lòng của khách hàng khi đến thực hiện yêu cầu bảo lãnh. Nó được quyết định bởi mức độ nhiệt tình, chuyên nghiệp của các nhân viên ngân hàng; mức độ nhanh gọn, đơn giản trong thủ tục bảo lãnh và uy tín của ngân hàng bảo lãnh. Điều này cũng phụ thuộc một phần vào nhận xét chủ quan của từng khách hàng. Điều quan trọng hơn là những nhân viên tín dụng của ngân hàng phải có trình độ chuyên môn tốt để thẩm định và quản lý khoản bảo lãnh. Trình độ chuyên môn, phẩm chất của nhân viên tín dụng có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng bảo lãnh nói riêng. Nhân viên tín dụng là người trực tiếp thực hiện quy trình bảo lãnh trong từng nghiệp vụ bảo lãnh cụ thể. Nếu người nhân viên có nghiệp vụ yếu sẽ không thực hiện được các bước quy trình bảo lãnh một cách chính xác, nhanh chóng cho khách hàng, và làm giảm chất lượng của khoản bảo lãnh. Những sai sót, gian dối của nhân viên tín dụng sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch về khách hàng và khoản bảo lãnh, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ngân hàng bị thiệt hại và làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng

1.3.2. Nhân tố thuộc về khách hàng


Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng được đánh giá trên những khía cạnh như năng lực quản lý, tư cách pháp lý, năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. Năng lực của khách hàng cho thấy khách hàng có thể thực hiện được hợp đồng hay không. Nếu năng lực của khách hàng yếu thì khoản bảo lãnh sẽ có rủi ro cao, có thể dẫn đến chất lượng thấp.

Rủi ro trong kinh doanh của khách hàng

Rủi ro trong kinh doanh phản ánh mức độ doanh thu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao, rủi ro của khoản bảo lãnh sẽ cao, có thể dẫn đến chất lượng bảo lãnh không tốt.

Tư cách đạo đức của khách hàng

Yếu tố chủ yếu được đánh giá trong tư cách đạo đức là tính trung thực của khách hàng. Chất lượng của khoản bảo lãnh phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định và quản lý của ngân hàng, điều này chỉ có thể thực hiện được dựa trên sự hợp tác của khách hàng. Nếu khách hàng cố tình lừa dối ngân hàng bằng cách đưa ra các thông tin giả, các báo cáo tài chính không chính xác thì công tác thẩm định của ngân hàng sẽ bị gây nhiễu có thể có những đánh giá sai lệch và thực hiện những khoản bảo lãnh chất lượng kém.


1.3.3. Nhân tố thuộc về bên nhận bảo lãnh


Đạo đức của bên nhận bảo lãnh

Đạo đức của bên nhận bảo lãnh cũng được phân tích trên khía cạnh chủ yếu là tính trung thực. Bên nhận bảo lãnh có thể cố tình lừa dối ngân hàng bằng cách lập các chứng từ giả mạo đòi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, khi đó chất lượng khoản bảo lãnh của ngân hàng cũng sẽ bị giảm sút.

1.3.4. Nhân tố thuộc về Nhà nước


Các quy định của Nhà nước về bảo lãnh

Bảo lãnh cũng như tất cả các hoạt động khác đều phải chịu sự điều tiết của cơ quan Nhà nước. Các quy định của Nhà nước về bảo lãnh có tác dụng định hướng, quản lý và giám sát hoạt động bảo lãnh của ngân hàng, do đó nó có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh. Nếu hệ thống quy định, chính sách của Nhà nước lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của hoạt động bảo lãnh sẽ làm giảm chất lượng bảo lãnh của các ngân hàng. Nếu hệ thống chính sách của Nhà nước phù hợp với thực tế, điều

tiết hiệu quả hoạt động bảo lãnh thì nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng bảo lãnh của các NHTM.

Các quy định khác

Các quy định pháp lý của Nhà nước sẽ tác động đến đời sống kinh tế chính trị của toàn xã hội. Nếu các quy định của Nhà nước phản ánh đúng theo thực tế sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp có môi trường phát triển thuận lợi, lành mạnh cũng sẽ là điều kiện cho chất lượng bảo lãnh của ngân hàng tốt hơn. Ngược lại, nếu quy định của Nhà nước trở nên lỗi thời không có tác dụng điều tiết nền kinh tế mà lại kìm hãm nền kinh tế phát triển, sẽ tác động xấu đến môi trường kinh doanh. Trong tình hình đó, hoạt động của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, rủi ro kinh doanh tăng lên, do đó sẽ làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa


2.1.1.Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa


2.1.1.1. Lịch sử phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (CN NHCT Đống Đa) hiện nay là ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 187 phố Tây Sơn – phường Quang Trung – Quận Đống Đa – Hà Nội. CN NHCT Đống Đa đã phát triển qua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này có thể được khái quát như sau:

Năm 1955 – 1957: CN NHCT Đống Đa trước đây là Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa thuộc chi nhánh ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội.

Năm 1957: Phòng công thương nghiệp Ô Chợ Dừa được nâng cấp thành Chi điếm Ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở đặt tại 237 phố Khâm Thiên – Hà Nội.

Năm 1972 – 1987: Chi điếm ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa, có chức năng như một ngân hàng trung ương cơ sở, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính quản lý nhà nước.

Năm 1988: Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự thay đổi lớn, chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu phố Đống Đa cũng được chuyển đổi thành NHCT quận Đống Đa trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội theo Nghị định 53/HĐBT về “Đổi mới hoạt động Ngân hàng”.

Năm 1993 Hệ thống NHCT thực hiện đổi mới về cơ cấu tổ chức, theo đó NHCT thành phố Hà Nội bị xóa bỏ và CN NHCT Đống Đa trở thành chi nhánh NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT Việt Nam. Sự đổi mới này thực sự đã có hiệu quả, điều đó được chứng minh qua những bước phát triển nhanh chóng của CN NHCT Đống Đa. Trong những năm qua chi nhánh liên tục được mở rộng về quy mô hoạt

động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng, CN ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Sự nghiệp phát triển của ngành và quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô có phần đóng góp rất lớn của CN NHCT Đống Đa. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên CN đã được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai, năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Đến nay NHCT Đống Đa đã trở thành một chi nhánh ngân hàng lớn, có uy tín trên địa bàn thành phố Hà Nội, là con chim đầu đàn trong hệ thống NHCT Việt Nam.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Bộ máy tổ chức

CN NHCT Đống Đa bao gồm có 13 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc, đó là : Phòng kế toán giao dịch, Phòng tài trợ thương mại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Tổ quản lý nợ có vấn đề, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính. Ngoài ra chi nhánh còn có 2 phòng giao dịch, 14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch mẫu, 8 máy ATM nằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa. Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau.

Bảng 2.1: Mô hình tổ chức của NHCT Đống Đa


Chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa

P.Khách hàng số 1


Ban giám đốc:

- 1 giám đốc

- 3 phó giám đốc

P.Tổ chức hành chính

P.Khách hàng số 2

P.Thông tin điện toán

P.Khách hàng cá nhân

P.Kiểm tra nội bộ

P.Tài trợ thương mại

P.Tiền tệ kho quỹ

P.Tổng hợp tiếp thị

P.Kế toán giao dịch

P.Quản lý rủi ro

Tổ quản lý nợ có vấn đề

P. Kế toán tài chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa - 4

2 phòng giao dịch : Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch Kim Liên.


14 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch

Hoạt động của các phòng ban

* Ban giám đốc: gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.

Ban giám đốc thực hiện chức năng điều hành, quản lý chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất trong chi nhánh.

* Phòng kế toán giao dịch:

Phòng kế toán giao dịch thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng như thực hiện mở, đóng tài khoản; thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền, thanh toán không dùng tiền mặt; cung cấp các dịch vụ ngân hàng; tư vấn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng; tiến hành thanh toán và xử lý hạch toán kế toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và của NHCT Việt Nam. Phòng kế toán giao dịch đồng thời cũng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng.

* Phòng kế toán tài chính

Phòng kế toán tài chính có chức năng trợ giúp ban giám đốc trong công tác quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định. Do vậy nhiệm vụ của phòng này là hạch toán lương và các khoản thu nhập khác của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh; thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ; theo dõi các tài sản, công cụ lao động của chi nhánh,…; phối hợp với các phòng để hạch toán lãi lỗ của chi nhánh.

* Phòng tài trợ thương mại

Phòng tài trợ thương mại thực hiện các nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp như phát hành, sửa đổi, thông báo, thanh toán L/C nhập khẩu; thực hiện nhờ thu, bảo lãnh cho hoạt động xuất nhập khẩu trong phạm vi được phép.

Ngoài ra phòng tài trợ thương mại còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý; phối hợp với phòng kế toán giao dịch thực hiện chuyển tiền nước ngoài.

* Các phòng khách hàng

Các phòng khách hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, tiến hành thẩm định khách hàng và cung cấp các sản phẩm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp lớn như cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay dự án, bảo lãnh,…, đồng thời theo dõi và xử lý các khoản tín dụng này theo quy định hiện hành của NHNN và NHCT Việt Nam.

Phòng khách hàng số 1 thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng số 2 có đối tượng khách hàng giao dịch là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phòng khách hàng cá nhân có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các đối tượng là khách hàng cá nhân như cho vay tiêu dùng, cho vay du học,…

*Phòng quản lý rủi ro và tổ quản lý nợ có vấn đề

Phòng quản lý rủi ro và Tổ quản lý nợ có vấn đề là 2 bộ phận mới được thành lập từ năm 2006. Phòng quản lý rủi ro có chức năng tái thẩm định các khoản nợ nhằm theo dõi và phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Tổ quản lý nợ có vấn đề có nhiệm vụ theo dõi và chịu trách nhiệm xử lý, thu hồi các khoản nợ đã quá hạn chưa thu hồi được.

* Phòng thông tin điện toán

Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác duy trì thông suốt hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo dưỡng các thiết bị thông tin điện toán của chi nhánh, cập nhật các phiên bản phần mềm mới về công nghệ ngân hàng do NHCT Việt Nam triển khai và hướng dẫn các phòng ban khác trong chi nhánh.

* Phòng tổ chức hành chính


Phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác quản lý nhân sự tại chi nhánh như tuyển dụng cán bộ, tổ chức đào tạo cán bộ, điều chuyển và sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, thực hiện các chính sách của Nhà nước liên quan đến người lao động như chính sách tiền lương, bảo hiểm,… Đồng thời phòng này cũng thực hiện công tác quản trị văn phòng, như mua sắm theo dõi các trang thiết bị văn phòng, chăm lo đời sống của người lao động để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

* Phòng tiền tệ kho quỹ


Phòng tiền tệ kho quỹ có chức năng quản lý quỹ tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam; tạm ứng và

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí