Những Kết Quả Đạt Được Trong Hoạt Động Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng Tại Shb


- Ngày phát hành bảo lãnh, ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;

- Số tiền bảo lãnh và đồng tiền sử dụng để thanh toán;

- Hình thức và các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Ngoài các nội dụng nêu trên, cam kết bảo lãnh có thể có nội dung khác như quyền và nghĩa vụ của các bên giải quyết tranh chấp phát sinh; chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của các bên và các thỏa thuận khác.

Ngoài ra, trước khi ký kết Hợp đồng cấp bảo lãnh, ĐVKD phải rà soát lại các điều khoản quy định trong hợp đồng cấp bảo lãnh (điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, quyền và nghĩa vụ của các bên…), thực hiện chỉnh sửa/bổ sung hợp đồng cấp bảo lãnh (nếu cần thiết) nhằm đảm bảo tính thống nhất và quyền lợi của SHB.

e) Quy định về việc nhận nợ bắt buộc

Trên thực tế thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, có trường hợp bên nhận bảo lãnh đã gửi văn bản yêu cầu và cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh sự vi phạm của bên được bảo lãnh nhưng bên được bảo lãnh lại không xác nhận sự vi phạm vì họ cho rằng họ không vi phạm nghĩa vụ. Trường hợp này làm cho SHB rất khó xử, nếu thanh toán bảo lãnh thì không đòi nợ khách hàng được, mà không thanh toán bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh sẽ đòi tiền và dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu nại. Do đó, để hạn chế những rủi ro liên quan đến việc thanh toán khoản tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng, SHB thường đưa vào hợp đồng cấp bảo lãnh ký với khách hàng điều khoản yêu cầu khách hàng nhận nợ bắt buộc và vô điều kiện nếu SHB đã thanh toán tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên thụ hưởng. Nếu khách hàng không trả được nợ vay với SHB thì SHB có quyền xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng. Quy định cụ thể như sau:

- Các ĐVKD thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với Bên nhận bảo lãnh đồng


thời thông báo và ghi Nợ (cho vay bắt buộc) cho Bên được bảo lãnh số tiền SHB đã trả thay sau khi trừ phần tiền đã trích của Bên được bảo lãnh (nếu có) và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định hiện hành của SHB.

- Đối với khoản bảo lãnh phát hành có ghi giá trị bảo lãnh bằng ngoại tệ, căn cứ vào tình hình thực tế của Bên được bảo lãnh, ĐVKD hạch toán ghi nợ cho vay bắt buộc như sau:

- Hạch toán ghi nợ bằng ngoại tệ theo cam kết bảo lãnh; hoặc

- Hạch toán ghi nợ bằng đồng Việt Nam tương đương với giá trị ngoại tệ mà SHB đã trả nợ thay theo tỷ giá ngoại tệ bán ra do SHB công bố tại thời điểm trả thay.

Khoản tiền SHB ghi Nợ tại Điểm a, Khoản 3, Điều này, Bên được bảo lãnh phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay của SHB áp dụng trong từng thời kỳ, không phụ thuộc vào việc Bên được bảo lãnh có ký nhận nợ bắt buộc hay không (ghi rõ nội dung trong Hợp đồng cấp bảo lãnh). ĐVKD thực hiện thông báo cho Bên được bảo lãnh: Bên được bảo lãnh phải thực hiện hoàn trả số tiền nhận nợ bắt buộc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hạch toán ghi nợ.

Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, Bên được bảo lãnh không trả được nợ cho Ngân hàng, ĐVKD thực hiện thủ tục xử lý nợ có vấn đề theo đúng quy định của SHB.

2.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHB

2.2.1. Về số dư bảo lãnh

Những năm trở lại đây, nghiệp vụ bảo lãnh đã được quan tâm chú trọng phát triển và trở thành nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ chính của ngân hàng thương mại nói chung và SHB nói riêng. Doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng không ngừng tăng với chất lượng được nâng cao.


Bảng 2.1. Tổng hợp số liệu bảo lãnh thực hiện hợp đồng

tại SHB từ năm 2011-2013

ĐVT: Tỷ VNĐ

Loại bảo lãnh

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

502,39

1.180,85

1.541,91

Tổng số bảo lãnh

2.468,30

4.965,50

6.906,37

Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2011, 2012 và 2013


Tỷ đồng 6.906,37

7000

6000 4.965,5

5000

4000 BL TH HĐ

2.468,3

3000 Tổng BL

1.541,91

2000 1.180,85

502,39

1000

0

2011 2012 2013 Năm


Biểu đồ 2.1. Số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong tổng số bảo lãnh từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2011, 2012 và 2013

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, hoạt động bảo lãnh tại SHB có sự tăng trưởng qua các năm và năm sau đều cao hơn năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2011, số dư bảo thực hiện hợp đồng là 502,391.00 triệu đồng, đến cuối năm 2012 đã tăng lên hơn gấp đôi là 1,180,849.97 triệu đồng và đến cuối năm 2013 có sự tăng trưởng lên 1,541,913.78 triệu đồng.

Có thể thấy hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng như uy tín trên thị trường của SHB đang ngày càng tăng và được củng cố. Các doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế đã và đang đánh giá cao về uy tín cũng như về chất lượng dịch vụ bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nói riêng của SHB.


52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - 8


2.2.2. Doanh thu từ phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nói riêng là một trong những nguồn thu quan trọng của SHB trong nhóm doanh thu dịch vụ và góp phần đa dạng hóa cơ cấu doanh thu. Trong những năm gần đây, nguồn thu này ngày càng được ngân hàng này quan tâm bên cạnh nguồn thu từ lãi của hoạt động cho vay truyền thống.

Bảng 2.2. Tổng hợp số liệu doanh thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại SHB từ năm 2011-2013

ĐVT: Tỷ VNĐ

Loại bảo lãnh

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Doanh thu phí bảo lãnh thực hiện HĐ

5,52

13,53

13,37

Doanh thu phí bảo lãnh

27,11

56,91

59,89

Tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh THHĐ

với tổng doanh thu phí bảo lãnh

20,3%

23,7%

22,3%

Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2011, 2012 và 2013


Tỷ đồng 56,91 59,89

60

50

40

27,11 DT phí BLTHHĐ

30 DT phí BL

13,53 13,37

20

5,52

10

Năm

0

2011 2012 2013


Biểu đồ 2.2. Doanh thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong tổng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính SHB năm 2011, 2012 và 2013


Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy doanh thu từ phí của hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng có sự gia tăng liên tục qua các năm, cả về


53


giá trị lẫn tỷ trọng trong doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh. Năm 2011, doanh thu từ phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng là 5,518.90 triệu đồng và chiếm 20,3% tổng doanh thu phí bảo lãnh, đến năm 2012 đã tăng rất nhanh lên 13,534.62 triệu đồng và chiếm 23,7% tổng phí bảo lãnh. Tuy nhiên đến năm 2013,do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế, doanh thu phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 13,370.96 triệu đồng và chiếm 22,3% tổng phí bảo lãnh. Mặc dù có sự sụt giảm về giá trị và tỷ trong trong doanh thu phí bảo lãnh nhưng bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn là loại hình bảo lãnh giữ vai trò quan trọng (chỉ sau bảo lãnh thanh toán) trong hoạt động kinh doanh của SHB.

Sở dĩ SHB đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động bảo lãnh thực hiện hợp đồng nêu trên là do:

- Ngân hàng luôn quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan, vận dụng một cách chính xác, các quy định về bảo lãnh của pháp luật Việt Nam cũng như những hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

- Việc thực hiện bảo lãnh được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời tạo điều kiện cho khách hàng trúng thầu thi công nhiều công trình lớn. Bên cạnh công tác ổn định tổ chức mọi hoạt động kinh doanh vào nề nếp, SHB thường xuyên thực hiện công tác chấn chỉnh các mặt hoạt động chuyên môn, đặc biệt tăng cường thẩm định, kiểm tra giám sát chặt chẽ bảo đảm an toàn, nâng cấp chất lượng tín dụng, thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

- Bên cạnh đó, SHB luôn luôn thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết của mình trong bảo lãnh. Vì vậy đã tạo được niềm tin vững chắc đối với khách hàng trong và ngoài nước, củng cố uy tín trong hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao vị thế của Ngân hàng trên thị trường cạnh tranh.


2.3. MỘT SỐ BẤT CẬP LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH

HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG TẠI SHB

2.3.1. Một số bất cập của pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng

- Thứ nhất, về bên yêu cầu bảo lãnh

Thông tư 28 giải thích bên được bảo lãnh như sau: “Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh” [12, Ðiều 3, Khoản 3].

Thông tư 28 không đề cập đến bên yêu cầu phát hành bảo lãnh mà chỉ có quy định về bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, có thể hiểu từ quy định trên rằng trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 28, bên được bảo lãnh cũng đồng thời là bên yêu cầu. Liên quan đến vấn đề này, một số ngân hàng như: MIZUHO Hà Nội, Vietcombank, ANZ, Deutsche Bank… đã gửi thắc mắc lên ngân hàng Nhà nước và trong Bảng giải đáp câu hỏi về Thông tư 28, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định: “bên yêu cầu bảo lãnh cũng đồng thời là bên được bảo lãnh” [13].

Trên thực tế, hầu hết trong các giao dịch bảo lãnh bên yêu cầu bảo lãnh thường cũng chính là bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có những giao dịch bảo lãnh mà bên yêu cầu không phải là bên được bảo lãnh. Trường hợp này xảy ra khi bên chỉ thị là một công ty mẹ và bên được bảo lãnh là một công ty phụ thuộc.

Ví dụ: Công ty Xx là một công ty xây dựng hạch toán phụ thuộc của Công ty X. Công ty Xx được Công ty X ủy quyền trực tiếp ký kết và thực hiện các hợp đồng xây dựng với các khách hàng, nhưng không được trực tiếp ký các hợp đồng tín dụng với các TCTD Khi công ty Xx trúng thầu dự án ABC do công ty Y làm chủ đầu tư, công ty Y yêu cầu công ty Xx phải cung cấp một bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do công ty Xx không được ký kết hợp

Comment [p2]: Chỉnh lại phần mục lục


đồng cấp tín dụng với ngân hàng nên công ty X phải đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng để bảo lãnh cho Công ty Xx. Như vậy, trong giao dịch này, Công ty X đóng vai trò bên yêu cầu, còn Công ty Xx là bên được bảo lãnh.

Nếu theo Thông tư 28 thì giao dịch này không thể thực hiện được bởi bên được bảo lãnh được hiểu cũng là bên yêu cầu phát hành bảo lãnh. Do đó, có thể thấy quy định về vấn đề này của Thông tư 28 chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo lãnh.

- Thứ hai, về thời hạn bảo lãnh của cam kết bảo lãnh

Thông tư 28 quy định: “Trường hợp ngày hết hiệu lực bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo” [12, Điều 18, Khoản 2].

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp nhưng thực tế từ khối ngân hàng cho thấy, công nghệ của Ngân hàng không thể thực hiện được quy định này. Thông thường, hệ thống công nghệ quản trị, theo dõi thông tin của các ngân hàng sau khi được cập nhật yếu tố thời hạn theo thỏa thuận chỉ có thể xác định ngày hết hạn theo thỏa thuận này. Với quy định mới nêu trên, nếu như ngân hàng không tìm cách điều chỉnh công nghệ, thì sẽ dẫn tới rủi ro cho ngân hàng là bảo lãnh tưởng như đã hết hạn, ngân hàng hết trách nhiệm, nhưng thật ra nghĩa vụ bảo lãnh vẫn chưa chấm dứt. Do vậy, ngay cả khi thỏa thuận chính xác, cụ thể thời gian bảo lãnh hết hạn thì vẫn có nguy cơ xảy ra tranh chấp.

- Thứ ba, về ngôn ngữ của văn bản bảo lãnh

Về vấn đề ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh pháp luật hiện hành quy định:

1. Các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh được lập bằng tiếng Việt;

2. Trong trường hợp cần sử dụng tiếng nước ngoài, các bên


liên quan được thỏa thuận sử dụng thêm tiếng nước ngoài trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh. Trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt là căn cứ pháp lý [12, Điều 7].

Quy định trên chỉ phù hợp khi các bên tham gia giao dịch bảo lãnh là các tổ chức hoặc cá nhân và cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến bảo lãnh tồn tại và hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Khi một bên tham gia giao dịch bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài hoặc khi luật điều chỉnh và/hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp là luật nước ngoài và tòa án nước ngoài, thì việc yêu cầu các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh được lập bằng tiếng Việt hay bằng song ngữ với bản tiếng Việt được sử dụng làm căn cứ pháp lý không thực sự hợp lý. Đặc biệt, đối với giao dịch bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh là tổ chức hay cá nhân ở nước ngoài, việc phát hành bảo lãnh ngân hàng bằng tiếng Việt hay bằng song ngữ với tiếng Việt được sử dụng làm căn cứ pháp lý chắc chắn cũng sẽ không được bên nhận bảo lãnh chấp nhận.

Thực tế cho thấy các giao dịch mua bán ngoại thương thanh toán bằng hình thức chuyển tiền bằng điện, nhờ thu chứng từ hay thư tín dụng đều sử dụng ngôn ngữ tiếng nước ngoài nhưng khi có tranh chấp xảy ra và tranh chấp nếu được đưa ra tòa án Việt Nam xét xử, tòa án Việt Nam vẫn thụ lý xét xử, chứ không từ chối vì lý do ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản giao dịch là bằng tiếng nước ngoài. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng cần xem xét sửa đổi quy định về ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh để phù hợp với thực tế cũng như tập quán quốc tế [40]

- Thứ tư, nhiều tranh chấp liên quan đến chứng thư bảo lãnh chưa có quy định cụ thể, phù hợp

Trong thực tiễn hoạt động ngân hàng phát sinh rất nhiều vụ việc tranh chấp liên quan đến bảo lãnh như: TCTD từ chối thanh toán cho người thụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023