trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
Thứ hai, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách bảo đảm đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng nghèo kể trên, Thành phố còn có nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực của xã hội để giúp đỡ người nghèo. Điển hình của các biện pháp đó là khuyến khích các tổ chức xã hội xây dựng bệnh viện tự nguyện; Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng. Gọi là bệnh viện tự nguyện, vì nó hoàn toàn do các tổ chức xã hội tự xây dựng, không có sự tham gia của Nhà nước, cũng không có sự tham gia của tư nhân. Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng do Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh Thành phố xây dựng nên. Đó chính là hiệu quả của hình thức xã hội hóa y tế trong lĩnh vực xây dựng bệnh viện.
Có thể nói Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng là bệnh viện duy nhất hiện nay trên cả nước không phải là bệnh viện công mà cũng chẳng phải bệnh viện tư. Nếu sau này có thêm những bệnh viện tương tự thì bệnh viện phụ nữ Đà Nẵng chắc chắn là bệnh viện đầu tiên trên cả nước mở đầu cho một hình thức xã hội hóa y tế khi dựa vào một tổ chức xã hội để giải quyết một trong những vấn đề xã hội hóa y tế.
Thứ ba, Thành phố tạo điều kiện để bệnh nhân nghèo được tiếp cận với dịch vụ y tế công nghệ cao. Bệnh viện cho người nghèo nhưng không phải là dạng "nhà thương làm phúc" của thời xưa. Tại sao người nghèo không thể hưởng chất lượng khám chữa bệnh cao với những máy móc hiện đại? tiêu chí của bệnh viện từ khi mới bắt đầu xây dựng phải là chất lượng cao cộng với yếu tố từ thiện. Chất lượng có cao, máy móc có hiện đại, đội ngũ thầy thuốc có giỏi mới mời gọi được bệnh nhân không nghèo nhất là thành phần "tiền nong không thành vấn đề miễn là..." mà ta hay gặp tại các bệnh viện hiện nay. Có bệnh nhân kinh tế khá giả thì mới có khoản dư ra để “đập” vào chỗ hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Cách
toan tính ngay từ đầu rất logic để người giàu tìm đến không tiếc "đồng tiền bát gạo" bỏ ra mà người nghèo vào đây thì cũng được hưởng dịch vụ như người giàu. Cái cách san sẻ này xem ra hơn nhiều một số bệnh viện hiện nay chỉ cách một hành lang mà bên này nằm ghép 2,3 người/giường, bên kia thênh thang trong "dịch vụ tự nguyện" dù rằng dịch vụ tự nguyện giá cao có san cho người nghèo.
Hiện đại và truyền thống
Trong thời buổi kinh tế thị trường này, phàm đã đầu tư cái gì có tính hiện đại, hoành tráng thảy đều có yếu tố thu lợi bên trong. trong "vụ" này, "hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh" cũng thu "lợi" đến kinh ngạc! chỉ có điều, nơi khác, người khác thu lợi tính ra tiền, ra vàng cho vào két còn ở đây, cái "lợi" lớn nhất là cả người giàu lẫn người nghèo cùng "sướng"! người giàu thoải mái với đồng tiền bỏ ra, người nghèo cũng được chăm sóc như người giàu. niềm vui của con người thì tiền vàng nào mua nổi! Đà Nẵng quan niệm người nghèo là người có mức thu nhập dưới 500.000 đồng còn người đặc biệt nghèo ở mức
120.000 đồng. với mức đặc biệt nghèo này thì chuyện thoát nghèo còn là chuyện dài dài và cả thành phố có 3.397 người, hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh lo tất! ai ốm đau, hội chi trả! còn phụ nữ nghèo được hội đỡ 30% viện phí. có người giật mình rằng người nghèo phải trả 70% viện phí ở bệnh viện hiện đại bậc nhất miền trung này thì đố người nghèo dám bước vào, thậm chí dù có miễn đến 50%! xin thưa, 30% viện phí ở đây là 30% thực trả chênh lệch bởi người nghèo nào chả có thẻ BHYT. BHYT vẫn phải chi trả như khi bệnh nhân đến đúng tuyến tại các bệnh viện công và cái phát sinh, vênh lên ở đây so mới mức BHYT quy định thì được hội “gánh” cho 30%! ông giám đốc Phan Anh Gia Bảo khẳng định mọi bệnh nhân đến đây đều được đối xử như nhau bởi hội chịu cho khoản chênh lệch trước danh sách người nghèo, đặc biệt nghèo do sở LĐ-TB-XH và của hội gửi sang, giới thiệu sang. Ông giám đốc giải thích thêm: "bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng hoạt động theo mô hình bệnh viện ngoài công lập”.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ
CHO NGƯỜI NGHÈO Ở HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Khái quát về Hà Nội và BHYT TP. Hà Nội
2.1.1. Một số nét chủ yếu về kinh tế-xã hội Hà Nội
Hà Nội là một Thành phố lớn của cả nước, với diện tích tự nhiên 3.344,7002 km2 và dân số là 6.448.837 người. Xét về quy mô, năm 2009 Hà Nội đứng đầu cả nước về diện tích, thứ hai về dân số và tổng sản phẩm quốc nội (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh). Nếu năm 2000, GDP của Hà Nội mới đạt 39.944 tỷ đồng (chiếm 9,04% tổng GDP cả nước), thì đến năm 2007 đã tăng lên 137.935 tỷ (chiếm 12,06%), và năm 2009 là 205.890 tỷ đồng (chiếm 12,41%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội khá cao, luôn nằm trong “Top” đầu cả nước, với rất nhiều năm đạt mức hai chữ số, trong đó: bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt: 11,24%; 2006-2009: 10,22%. Năm 2009, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội bị chững lại, song vẫn đạt mức cao hơn 23% so với cả nước, chỉ thấp hơn Tp. Hồ Chí Minh (6,7% so với 5,32% và 8%). Sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cả nước: 6,16%), dự báo cả năm ước đạt khoảng 8%-8,5%, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 9,85% (cả nước 6,96%)[42].
Như vậy, trong mọi điều kiện, dù thuận lợi hay khó khăn Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26 – 1,43 lần so với cả nước.
Với nhận thức phải phát triển kinh tế Hà Nội xứng tầm với một Thủ đô hiện đại, trong hai thập kỷ gần đây Hà Nội đã tập trung nguồn lực để phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là, nhiều khu-cụm công nghiệp, điểm công
nghiệp làng nghề được thành lập, trở thành trụ cột của sự phát triển kinh tế Thành phố.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải tạo và nâng cấp một bước, trong đó có nhiều công trình mang tầm vóc thời đại. Hầu hết các tuyến đường, nhất là những tuyến quốc lộ hướng tâm vào Thành phố đều đã được mở rộng và nâng cấp nền đường. Tính đến 2009, Hà Nội đã hoàn thành về cơ bản việc xây dựng mới và nâng cấp 3 tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố khác, đưa tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đường bộ tại khu vực nội đô đạt 6-7%, tăng 3 lần so với thời kỳ đầu thập niên 1990 (khoảng 2-3%). Riêng lĩnh vực y tế, tính đến năm 2009, Hà Nội có đến 651 cơ sở khám chữa bệnh, với
10.066 giường bệnh, trong đó có 41 bệnh viện.
Nhờ sự phát triển kinh tế nhanh, thu nhập và đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Sau 10 năm (2000-2009), mức thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đã tăng lên 332%, bình quân mỗi năm tăng 33,2% (tương ứng, cả nước tăng 290% và 29%). Theo dự báo của Thành phố, năm 2010 thu nhập bình quân có thể lên đến 35 – 36 triệu đồng, tăng 10% - 13% so với năm 2009. Hiện tại, thu nhập bình quân của Hà Nội đã cao gấp 64,8% so với mức trung bình cả nước (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước 2000 –
2010
Đơn vị: Triệu đồng
2000 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | Ước tính 2010 | |
Hà Nội | 7,4 | 15,6 | 18,4 | 22,4 | 28,1 | 31,8 | 35-36* |
Cả nước | 5,7 | 10,2 | 11,7 | 13,6 | 17,4 | 19,3 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn Thu Từ Phí Của Người Tham Gia Bảo Hiểm Theo Theo Quy Định Của Luật Bảo Hiểm Y Tế Hiện Hành.
- Lập Quỹ Dự Phòng Khám Bệnh, Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế.
- Lập, Quản Lý Và Sử Dụng Quỹ Bhyt Cho Người Nghèo
- Chính Sách Của Thành Phố Hà Nội Về Bhyt Cho Người Nghèo
- Kết Quả Thực Hiện Bhyt Cho Người Nghèo Trên Địa Bàn Tp. Hà Nội. Đơn Vị Tính: Người; %; Đồng
- Đánh Giá Hoạt Động Bhyt Cho Người Nghèo Tại Hà Nội
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, số 3/2010
Tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố đã giảm từ 3% năm 2006 xuống 2,9% 2007 và 2,4% 2008 (cả nước giảm tương ứng là 15,47%, 14,75%, và 13,4%). Từ năm 2009, Hà Nội áp dụng chuẩn nghèo riêng (cao hơn 2 lần chuẩn quốc gia) nên tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 6,09%, nhưng năm 2010 ước tính sẽ giảm xuống còn khoảng 5,4%.
Có thể nói rằng, là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có lợi thế hơn nhiều địa phương khác, kể cả Thành phố Hồ Chí Minh về điều kiện sống, trong đó có điều kiện về chăm sóc sức khỏe người dân nói chung, và người nghèo nói riêng.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang phải đối mặt với nhiều thử thách, gây ảnh hưởng lớn đến việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, nhất là người nghèo và cận nghèo tại các huyện, xã vùng sâu, vùng xa. Đó là, sự thiếu hụt trong nguồn cung nhà ở cũng như các dịch vụ công mới chỉ tập trung chủ yếu vào nhóm cư dân có thu nhập cao mà “bỏ quên” đối tượng người nghèo; hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn thiếu và yếu kém dẫn đến sự quá tải, nhất là các điều kiện về y tế và giáo dục. Thêm vào đó, quá trình đô thị hóa tự phát, bùng nổ lưu thông bằng xe máy và việc khai thác tài nguyên nhanh đã gây ô nhiễm và sự xuống cấp của môi trường sống, đã làm cho người dân dễ mắc bệnh hơn và bệnh tật cũng đa dạng hơn. Để hạn chế và chủ động trong vấn đề này, BHYT sẽ là cứu cánh cho phần lớn người dân đang sinh sống trong thành phố nói chung và một bộ phận những người nghèo đang ngày đêm lăn lộn kiếm kế sinh nhai tại thành phố nói riêng.
2.1.2. Khái quát về BHYT Hà Nội
Bảo hiểm y tế Hà Nội ra đời năm 1992, theo Nghị định số 299/ NĐ - HĐBT ngày 15/ 8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quyết
định số 2795/ QĐ - UB ngày 12/11/1992 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Xuất phát điểm của Bảo hiểm y tế Hà Nội là một cơ sở vật chất thấp kém, thiếu thốn. Ban đầu, toàn hệ thống chỉ có 37 người trong đó 22 người công tác tại Trung tâm 18B Hàng Lược, 15 người công tác tại 5 chi nhánh huyện (mỗi chi nhánh 3 người). Qua nhiều năm hoạt động, số lượng người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ngày càng phong phú, loại hình bảo hiểm y tế cũng phát triển và các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng mở rộng đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên Bảo hiểm y tế Hà Nội phát triển cả về số lượng và nghiệp vụ chuyên môn. Đến nay Bảo hiểm y tế Hà Nội đã có trên 600 người (trong đó đại học và trên đại học chiếm trên 75% ), đa phần là bác sỹ, cử nhân kinh tế, kỹ sư, cử nhân luật, trung cấp, nhân viên vi tính...
Thực hiện định hướng mục tiêu từng bước xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, trong thời gian qua qua Bảo hiểm y tế Hà Nội đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chính sách, chế độ theo nội dung yêu cầu của Điều lệ Bảo hiểm y tế (sau này là Luật BHYT).
Cùng với sự phát triển của ngành Y tế Thủ đô, công tác BHYT trên địa bàn Thành phố cũng ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người dân ngày càng hiểu rõ hơn về chính sách bảo hiểm y tế, số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng đômg và quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được đảm bảo. Cơ quan Bảo hiểm y tế Hà Nội cũng đã phát triển mạnh về đội ngũ và chất lượng công tác, đáp ứng được nhu cầu phát triển của sự nghiệp bảo hiểm y tế.
Các hoạt động chính của Bảo hiểm y tế Hà Nội là: khai thác và phát hành thẻ BHYT, giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, và công tác tài chính kế toán. Ba mảng hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với nhau và góp phần quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển của Bảo hiểm y tế Hà Nội. Cụ thể:
+ Về hoạt động khai thác và phát hành thẻ BHYT: Đây là công tác hết sức quan trọng, được xác định là khâu then chốt của đầu vào, nó tạo điều kiện cho các hoạt động tiếp theo. BHYT là một loại hình bảo hiểm mang tính nhân đạo xã hội sâu sắc, nó ra đời phù hợp với xu thế phát triển của xã hội nên được sự ủng hộ của cộng đồng. Vậy nhưng, trong thời gian đầu, do hoạt động này còn mới mẻ nên việc vận động tuyên truyền để khai thác đối tượng bảo hiểm y tế gặp không ít khó khăn. Còn về sau, do sự nỗ lực của cán bộ BHYT trong công tác tuyên truyền, vận động nên nhận thức của người dân đã được nâng cao một bước. Từ năm học 1994-1995, Bảo hiểm y tế Hà Nội đã tiến hành triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện cho đối tượng là học sinh, sinh viên; tiếp đến là triển khải Bảo hiểm y tế cho người nghèo.
+ Về công tác giám định và KCB cho đối tượng BHYT: Công tác này cũng được xác định là khâu then chốt của đầu ra, vì vậy Bảo hiểm y tế Hà Nội đã tập trung đầu tư tăng cường cán bộ và nâng cao nghiệp vụ giám định BHYT, nâng cấp mạng vi tính quản lý từng bệnh nhân có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh tại tất cả các cơ sở KCB, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý. Công tác giám định đã đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, cho các cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo an toàn quỹ bảo hiểm y tế.
Vào những năm đầu hoạt động, do tổ chức cán bộ còn thiếu nên Bảo hiểm y tế Hà Nội mới tổ chức hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở thuộc Sở y tế
quản lý và một số ít cơ sở ngoài ngành. Năm 1993, Bảo hiểm y tế Hà Nội mới ký hợp đồng khám chữa bệnh với 23 bệnh viện, TTYT, phòng khám đa khoa khu vực nội thành. Những năm gần đây Hà Nội ngày càng có nhiều dự án phát triển dịch vụ y tế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn với nhiều hình thức như đóng góp, hỗ trợ tài chính, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ BHYT cho người nghèo, đặc biệt người nghèo thuộc diện chính sách... Đến nay, Hà Nội đã xây dựng được gần 20 bệnh viện và Trung tâm chuyên khoa (nếu tính cả bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn thì có đến 41 bệnh viện); 228 trạm y tế xã, phường, thị trấn đã có bác sĩ, nhiều thôn ở ngoại thành cũng đã có nhân viên y tế hoạt động; 18 phòng khám đa khoa khu vực nằm ở các quận, huyện; và 5000 cơ sở y tế ngoài công lập. Trong số 228 trạm y tế, có 200 trạm được xây kiên cố (chiếm 88%). Theo thống kê tổng số giường bệnh trên địa bàn Hà Nội là 9.860 (bệnh viện tuyến Trung ương có 5280 giường). Ngoài ra, Bảo hiểm y tế Hà Nội đã hợp đồng với 245 cơ sở khám chữa bệnh là các viện, bệnh viện, trung tâm y tế của Sở y tế, Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Bộ nội vụ và các ngành đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội và ký hợp đồng thanh toán đa tuyến với bảo hiểm y tế của 60 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hệ thống y tế dự phòng của Hà Nội khá tốt, 100% Trung tâm y tế quận, huyện có đủ đội y tế dự phòng, đội bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Các đội y tế dự phòng với đông đảo tình nguyện viên ngoài việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao còn tích cực hỗ trợ y tế tuyến cơ sở chăm sóc dự phòng cho nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách.