phục vụ cho sự nghiệp BHYT và tăng cường phúc lợi cho cơ sở BHYT. Nhưng mức tối đa không quá 6 tháng lương cơ bản và trợ cấp lương (nếu có)
4. Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Quỹ dự phòng rủi ro nhằm hỗ trợ cho BHYT các tỉnh, thành phố khi gặp rủi ro khách quan có nguy cơ không bảo đảm an toàn cho quỹ BHYT.
Nguồn hình thành quỹ dự phòng rủi ro được trích 1,5% số thu BHYT đối với đối tượng bắt buộc và tự nguyện thuộc BHYT tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý; và 1,5% số thu BHYT của các đối tượng BHYT bắt buộc do BHYT Việt Nam trực tiếp quản lý.
Bảo hiểm y tế các tỉnh, thành phố trong quá trình sử dụng, quản lý quỹ BHYT bị rủi ro khách quan hoặc có khó khăn về khả năng thanh toán được uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc thủ trưởng Bộ xác nhận sẽ được Bảo hiểm y tế Việt Nam xem xét cho vay một phần hoặc toàn bộ trên cơ sở khế ước cho vay và phải hoàn trả đúng thời hạn cho bảo hiểm y tế Việt Nam không phải trả lãi.
Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề. Quỹ dự phòng được tích tụ dần, được gửi tiết kiệm và mua tín phiếu để có thêm lãi bổ sung cho quỹ này nhằm phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp BHYT.
1.3. Bảo hiểm y tế cho người nghèo
1.3.1. Người nghèo và nhu cầu KCB của người nghèo
1.3.1.1. Khái quát về tình trạng người nghèo ở Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 2
- Sự Cần Thiết Của Bhyt Và Cơ Chế Hình Thành Quỹ Bhyt
- Nguồn Thu Từ Phí Của Người Tham Gia Bảo Hiểm Theo Theo Quy Định Của Luật Bảo Hiểm Y Tế Hiện Hành.
- Lập, Quản Lý Và Sử Dụng Quỹ Bhyt Cho Người Nghèo
- Một Số Nét Chủ Yếu Về Kinh Tế-Xã Hội Hà Nội
- Chính Sách Của Thành Phố Hà Nội Về Bhyt Cho Người Nghèo
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nghèo là khái niệm diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người được coi là nghèo khi thu nhập hàng năm của họ ít hơn một nửa mức
thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia. Tình trạng nghèo đói đã gây không ít khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Họ không chỉ thiếu ăn, mà quan trọng hơn là còn không được thụ hưởng các dịch vụ xã hội, trong đó quan trọng nhất là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó nghèo đói là hiện tượng phổ biến, là nỗi lo thường trực của các cấp, các ngành, và của toàn xã hội. Bước vào thời kỳ Đổi Mới, ngay từ đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã được đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Đến ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo". Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân trong gần ba thập kỷ qua đã mang lại nhiều thành công to lớn trong cuộc chiến chống đói nghèo.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng nâng dần cho phù hợp hơn với chuẩn nghèo quốc tế. Tính từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo. Theo đó, chuẩn nghèo được nâng từ mức thu nhập bình quân người/tháng theo khu vực miền núi – nông thôn - thành thị trước năm 2000 là 45.000 đồng – 70.000 đồng - và 100.000 đồng; sau năm 2000 là 80.000 – 100.000 – và 150.000 đồng. Năm 2005, một lần nữa Chính phủ lại điều chỉnh chuẩn nghèo. Theo chuẩn đói nghèo mới có hai mức: 200.000 đồng đối với khu vực nông thôn và 260.000 đồng đối với khu vực thành thị. Tại Hà Nội (và một số thành phố khác) áp dụng mức chuẩn nghèo riêng, cao hơn mức chuung cả nước, là 270.000 đồng và 350.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, Hà Nội còn quy định riêng chuẩn cận nghèo cho những hộ có mức thu nhập bình quân từ trên 350 nghìn đồng đến 500 nghìn
đồng/người/tháng (khu vực thành thị) và từ trên 270 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng/người/tháng (khu vực nông thôn). Đây là đặc thù riêng của Hà Nội nhằm quan tâm, chăm lo cải thiện tốt hơn đời sống cho người dân, giảm dần số hộ nghèo theo chuẩn mới.
Với sự nỗ lực trong xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ nghèo đói cả nước đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 18,1% năm 2004, và 11,3% năm 2009. Mặc dù tỷ lệ đói nghèo giảm xuống khá nhanh, nhưng vẫn ở mức cao và chưa vững chắc. Đặc biệt, sự chênh lệch (hay bất bình đẳng) giữa các vùng còn rất lớn. Tỷ lệ nghèo đói cao nhất là ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, như Tây Bắc, Đông Bắc và phía bắc của Tây Nguyên. Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nghèo đói ở mức trung bình. Còn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh có tỷ lệ này thấp nhất. Theo số liệu Sở Lao động – TBXH Hà Nội, với mức chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố năm 2010 dự báo sẽ là 5% với (khoảng 37.000 hộ, tương đương với tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 – năm đầu tiên áp dụng chuẩn cũ), trong đó Sóc Sơn, huyện nghèo nhất thành phố, số hộ nghèo sẽ lên 20% (Theo Quyết định số 1592/QĐ- UBND về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo của Hà Nội giai đoạn 2009- 2013).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống là một tín hiệu tích cực, song điều đó không có nghĩa là đa số người dân đều được cải thiện điều kiện sống, bởi những con số đó không phản ánh đúng thực chất của cuộc sống thực tế. Trên thực tế, số tuyệt đối người nghèo trong xã hội vẫn không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và còn do chuẩn nghèo được đặt ra quá thấp. Vì vậy, theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và vẫn chưa dám mơ tới sự hưởng thụ các dịch
vụ xã hội, nhất là dịch vụ y tế. Theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần thiết phải rà soát lại và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011[43].
1.3.1.2. Nhu cầu của người nghèo về BHYT
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới. Phần lớn nhân dân sống ở nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa có thu nhập thực tế ở mức thấp. Tuy nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, thu nhập quốc dân bình quân đầu người đã đạt ngưỡng 1.000 USD, nhưng cùng với sự tăng trưởng đó, bất bình đẳng trong thu nhập cũng gia tăng theo. Có nghĩa là, vẫn còn một bộ phận dân cư chưa được tiếp cận với những thành tựu của sự phát triển. Đến nay cả nước vẫn còn khoảng trên 11% dân số ở mức nghèo. Đây là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong thụ hưởng các dịch vụ xã hội, đặc biệt là trong khám chữa bệnh và chăm sóc y tế. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng đó, nhưng cơ bản vẫn là do khả năng kinh tế của họ không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm trợ giúp cho người nghèo được chăm sóc sức khỏe như chế độ miễn, giảm viện phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo... nhưng, những chính sách này chưa được thực thi một cách đồng bộ, hiệu quả còn thấp.
Thực tế cho thấy, những người nghèo thường có nhu cầu được chăm sóc sức khỏe cao hơn nhiều so với nhóm người giàu. Theo Điều tra y tế Quốc gia 2001-2002, tỷ lệ ốm đau ở nhóm hộ nghèo thường cao gấp 2 lần so với nhóm hộ giàu và tình trạng sức khỏe của nhóm 20% hộ gia đình có mức sống thấp nhất (nhóm nghèo) kém hơn rất nhiều so với nhóm khá và nhóm giàu[36]. Nhưng do chi phí KCB quá cao so với thu nhập của họ nên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe không được bảo đảm, kể cả những lúc đau yếu, bệnh tật.
Theo Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 5 triệu người mắc bệnh có nhu cầu chữa trị, trong đó tập trung phần lớn tạic ác vùng nông thôn, miền núi. Vậy nhưng, chỉ có 16,5% người bệnh tại vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo khó được chữa trị. Điều đó là do những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, như kinh tế thiếu thốn, điều kiện đi lại khó khăn, và thêm vào đó là sự phiền hà của thủ tục KCB [43]. Đặc biệt, hiện tại các bệnh viện ở Việt Nam, công nghệ cao trong y học đã được đưa vào ứng dụng trong các bệnh viện và cơ sở y tế, nhưng những người bệnh nghèo mới chỉ được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, bởi chi phí cho việc sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao đã vượt xa nhiều lần so với mức thu nhập của họ.
Những người có mức sống trung bình trở xuống mỗi khi đi khám, chữa bệnh chủ yếu chỉ trông chờ vào chính sách bảo hiểm y tế, trong khi đó, BHYT lại chỉ chi trả không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Hơn nữa, trong trường hợp người bệnh khám, chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký ban đầu hoặc không theo tuyến chuyên môn, quỹ BHYT chỉ thanh toán 70% chi phí đối với trường hợp KCB tại tuyến huyện, 50% chi phí tại tuyến tỉnh và 30% chi phí tại tuyến trung ương. Nếu KCB trái tuyến mà sử dụng dịch vụ y tế kỹ thuật cao, quỹ BHYT thanh toán 60% chi phí đối với tuyến huyện, 40% đối với tuyến tỉnh và 30% tại tuyến trung ương. Với những người được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo, thẻ BHYT hay thẻ KCB miễn phí chỉ có giá trị trong phạm vi địa phương mình, khi chuyển lên các cơ sở ngoại tỉnh hay tuyến trên đều không được ưu đãi. Đó là những rào cản lớn làm cho người nghèo không bao giờ đến được với dịch vụ y tế, nhất là các dịch vụ kỹ thuật cao.
Gia tăng chi phí y tế làm cho người nghèo ngày càng nghèo hơn
Các chính sách trên ra đời đã phần nào giúp người nghèo giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau. Tuy nhiên, hiện nay, người dân đang đối mặt với áp lực gia tăng thu phí tại các các cơ sở y tế cả công lập và tư nhân khi Nghị định 43/2005/NĐ-CP ban hành ngày 25/4/2006 thay thế Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 được thực hiện tại các cơ sở y tế công lập. Theo các Nghị định này, hệ thống bệnh viện có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng lao động và nguồn lực tài chính. Do đó mỗi bệnh viện dường như có xu hướng mở rộng hơn hình thức thu các loại phí, lạm dụng các trang thiết bị hiện đại khi người dân đến cơ sở y tế điều trị.
Một nghiên cứu phân tích chỉ số rơi vào thảm cảnh (Chỉ số CATA) qua số liệu Điều tra mức sống dân cư từ năm 1993 đến năm 2004 cho thấy, dưới tác động của chi phí khám chữa bệnh, tỷ lệ hộ gia đình rơi vào thảm cảnh của 20% nhóm dân cư nghèo nhất giao động trong khoảng 7,7 – 9,7%.
Như vậy, chi phí y tế hiện nay đã, đang và sẽ trở thành nguy cơ gây nghèo cho các đối tượng cận nghèo và đẩy người nghèo lún sâu thêm vào nghèo khó nếu các chính sách trên không phát huy được hiệu quả và Nhà nước không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng nghèo và cận nghèo.
Tạp chí BHXH điện tử, số 6B/2009(132)
Chính sách BHYT ở nước ta được thực hiện từ năm 1992 theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/9/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Nhưng trong giai đoạn này, người nghèo chưa được Nhà nước mua BHYT, nên khi đi khám chữa bệnh vẫn phải đóng viện phí, chỉ một số ít thuộc diện quá nghèo mới được miễn nộp viện phí, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong khám chữa bệnh. Năm 1998, Chính phủ ban hành định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 thay thế Nghị định số 299/HĐBT. Nghị định số 58 quy định đối tượng tham gia BHYT được mở rộng, nhưng người nghèo
vẫn chưa phải là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc do chưa có nguồn kinh phí mua thẻ BHYT cho người nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian này, một số tỉnh, thành phố thực hiện cấp thẻ BHYT tự nguyện cho những người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội (người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa)... Việc cấp thẻ BHYT không thực hiện thống nhất do chưa có quy định về đối tượng và cơ chế tạo nguồn kinh phí. Do đó, người nghèo về cơ bản vẫn chưa phải là đối tượng tham gia BHYT.
Để giải quyết những khó khăn bất cập về kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo và mở rộng diện người nghèo được tham gia BHYT, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 05/1999/TTLT ngày 29/01/1999 hướng dẫn việc thực hiện khám chữa bệnh và miễn nộp một phần viện phí đối với người nghèo thuộc diện quá nghèo. Theo quy định của Thông tư này thì đối tượng được cấp thẻ BHYT là những người thuộc diện quá nghèo với mệnh giá thẻ là 30.000 đ/thẻ-năm. Kinh phí để mua thẻ BHYT được trích từ các nguồn: chi đảm bảo xã hội, từ quỹ xoá đói giảm nghèo, ngân sách địa phương, các nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước... Tại Thông tư này chỉ những người thuộc diện quá nghèo theo quy định tại Nghị định 95/Cp ngày 27/8/1994 của Chính phủ mới được cấp thẻ BHYT miễn phí, còn đại bộ phận người nghèo khác không được cấp thẻ BHYT, đã tạo nên sự mất công bằng trong chính sách, gây khó khăn cho địa phương khi xét chọn đối tượng người nghèo. Chính điều này là nguyên nhân làm cho nhiều người hiểu sai tính ưu việt của chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo của Đảng và Nhà nước.
1.3.2. Chính sách của Nhà nước về BHYT cho người nghèo
Để giải quyết những tồn tại, bất cập về cơ chế tạo nguồn tài chính mua thẻ BHYT cho người nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 thành lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do UBND các tỉnh quản lý với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm, trong đó ngân sách nhà nước cấp tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của quỹ, ngoài ra tùy từng địa phương có thể tăng chi cho quỹ từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nội dung quan trọng của Quyết định này là quỹ khám chữa bệnh chủ yếu do nguồn ngân sách nhà nước cấp nhưng lại chưa quy định thống nhất phương thức thực hiện. Các địa phương có thể vận dụng một trong hai phương thức: Thực hiện thực thanh thực chi hoặc mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đ/người/năm. Do chưa thống nhất phương thức thực hiện, nên có địa phương thực hiện mua thẻ BHYT cho người nghèo, có địa phương thực hiện phương thức thực thanh thực chi. Tính đến cuối năm 2004, cả nước mới có 33 địa phương áp dụng phương thức mua thẻ BHYT cho 3,6 triệu người nghèo, chiếm khoảng 30% số người nghèo cả nước.
Ngày 16/5/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP thay thế NĐ58. Theo đó người nghèo được quy định là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc với mức đóng là 50.000 đồng/người năm. Nguồn kinh phí này do NSNN cấp. Như vậy, từ 01/7/2005 việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo chỉ thực hiện thông qua một hình thức duy nhất là BHYT. Toàn bộ số người nghèo trong cả nước sẽ được cấp thẻ BHYT để được hưởng quyền lợi theo chế độ BHYT. Từ khi thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, số người nghèo tham gia BHYT ngày càng tăng. Năm 2005 Số người tham nghèo tham gia BHYT chỉ