Lập, Quản Lý Và Sử Dụng Quỹ Bhyt Cho Người Nghèo


có 4, 6 triệu người (trong đó có 6 tháng cuối năm thực hiện Nghị định số 63). Nhưng sang năm 2006, số người nghèo tham gia BHYT đã tăng lên 14,97 triệu người, tăng 3,2 lần so với năm 2005. Tính đến 31/12/2006, hầu hết các địa phương đều thực hiện BHYT cho người nghèo, chỉ còn 3 địa phương chưa thực hiện(Hòa Bình, Quảng Trị, Phú Yên). Đối tượng người nghèo trở thành đối tượng có số người tham gia BHYT lớn nhất. Người nghèo được cấp thẻ BHYT, số người nghèo được tham gia BHYT ngày một tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với quyền lợi của người nghèo ngày càng được đảm bảo, người nghèo đi KCB không phải trả tiền. Quyền lợi người nghèo khi đi KCB còn được mở rộng hơn trước, cơ bản được thanh toán tất cả các chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí, bao gồm cả chi phí dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí vận chuyển chuyển viện theo quy định...

1.3.3. Lập, quản lý và sử dụng Quỹ BHYT cho người nghèo

+ Thành lập Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định thành lập Quỹ. Ban Quản lý Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc Sở Y tế làm Phó trưởng ban thường trực; Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá làm Phó trưởng ban phụ trách tài chính; thành viên của Ban gồm có Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Bảo hiểm Xã hội và đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo là quỹ của Nhà nước, được thành lập ở cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh quản lý, hoạt động theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.


Quỹ được hình thành từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước (bao gồm hỗ trợ từ ngân sách Trung ương; bổ sung từ nguồn đảm bảo xã hội thuộc ngân sách địa phương. Kể cả các nguồn ngân sách Nhà nước đã cấp và mua thẻ BHYT trước đây để phục vụ khám, chữa bệnh cho người nghèo) và nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; khuyến khích hình thức cá nhân, đơn vị, tổ chức hỗ trợ cho cá nhân để mua thẻ BHYT hoặc thực thanh thực chi thông qua Quỹ. Nguồn tài chính của Quỹ được quản lý theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước (NSNN) và các quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Y tế- Bộ Tài chính.

+ Đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh người nghèo:

Theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002, đối tượng được hưởng chế độ KCB cho người nghèo bao gồm:

a. Người nghèo theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b. Nhân dân các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 phê duyệt “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”.

c. Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” và nhân dân các dân tộc thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc thời kỳ 2001 - 2005”.


+ Quản lý và sử dụng Quỹ

a. Mua thẻ bảo hiểm y tế:

Hàng năm, căn cứ danh sách đối tượng được hưởng chế độ KCB người nghèo do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Ban quản lý (BQL) Quỹ tổ chức mua thẻ BHYT với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm (hiện nay là 194.000 đồng) tại cơ quan BHYT đóng tại địa phương và tổ chức cấp thẻ đến tận tay người được hưởng ngay từ đầu năm.

Đối với những địa phương chưa có điều kiện thực hiện KCB BHYT ở tuyến xã, cơ quan Bảo hiểm Y tế có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm y tế (TTYT) huyện tổ chức khám, chữa bệnh cho người nghèo có thẻ BHYT tại tuyến xã.

Cơ quan BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo có thẻ BHYT với các cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước theo quy định BHYT hiện hành, nhưng không thực hiện cơ chế đồng chi trả (hiện nay là đồng chi trả theo Luật BHYT năm 2008). Cuối năm, kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo còn dư tại Quỹ BHYT thì được chuyển sang năm sau để mua tiếp BHYT cho người nghèo.

b. Thực thanh thực chi:

BQL Quỹ có trách nhiệm thanh tóan chi phí KCB cho người nghèo với cơ sở KCB của Nhà nước theo mức thanh toán như đối với BHYT.

Đối với tuyến xã, phường, thị trấn: Hàng năm Quỹ dành 10.000 đồng/người nghèo/năm để khám, chữa bệnh cho người nghèo tại trạm y tế (TYT) xã. Ban quản lý Quỹ uỷ nhiệm cho Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã mua thuốc, vật tư y tế tiêu hao thông dụng theo dự trù của trạm y tế xã để chi khám, chữa bệnh cho người nghèo tại TYT xã. Hàng quý, TYT xã có trách nhiệm báo


cáo và thanh quyết tóan kinh phí được cấp bằng hiện vật với BQL Quỹ thông qua Trung tâm y tế huyện.

Đối với tuyến huyện và tỉnh: Tháng đầu hàng quý, BQL Quỹ chuyển trước cho cơ sở KCB ở tuyến huyện, tuyến tỉnh 70% tổng số kinh phí ước tính sẽ thanh toán trong quý. BQL Quỹ thanh tóan toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước tuyến huyện và tuyến tỉnh đã thực hiện KCB cho người nghèo 6 tháng một lần. Cuối năm, cơ sở khám chữa bệnh phải báo cáo quyết toán năm với Ban quản lý Quỹ để Ban quản lý quỹ hoàn thành tổng quyết toán Quỹ của năm trước.

Đối với tuyến Trung ương: BQL Quỹ thanh tóan chi phí KCB cho các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến Trung ương 6 tháng một lần đối với người bệnh có giấy giới thiệu chuyển tuyến và thẻ khám, chữa bệnh cho người nghèo.

Để thanh toán chi phí cho các cơ sở KCB, Ban quản lý Quỹ phải thực hiện giám định hoặc ký hợp đồng với cơ quan BHYT thực hiện giám định chi phí khám chữa bệnh. Chi phí giám định và in thẻ KCB cho người nghèo được trích từ Quỹ nhưng không vượt quá 5% tổng giá trị Quỹ.

1.3.4. Tổ chức cấp phát thẻ và KCB cho người nghèo

Việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo được tiến hành theo quy trình

sau:

+ Các huyện, thành, thị tổ chức khảo sát, bình xét hộ nghèo tại các thôn,

xóm; các xã phường thị trấn.

+ UBND xã phường, thị trấn lập danh sách đối tượng đủ điều kiện cấp thẻ BHYT người nghèo hàng năm.


+ UBND các huyện, thành, thị căn cứ số nhân khẩu nghèo các xã phường thị trấn rà soát hộ nghèo cuối năm kiểm tra, loại bỏ những đối tượng không đúng và phê duyệt danh sách chyển về Sở Lao động - TB và XH.

+ Sau khi Sở Lao động - TB và XH thẩm định, phê duyệt UBND các quận, huyện, chuyển sang BHXH tỉnh in cấp thẻ BHYT.

+ UBND các huyện, thành, thị chuyển danh sách được phê duyệt sang Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành nhận thẻ về cấp phát cho đối tượng.

+ Cuối cùng, Sở Lao động - TB và XH tổng hợp số thẻ BHYT được cấp và ký hợp đồng chuyển kinh phí cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành.

Sau khi nhận được thẻ BHYT, người bệnh đi KCB tại TYT xã (đối với những xã chưa có triển khai KCB BHYT, cơ quan BHXH có trách nhiệm phối hợp với TTYT huyện, thị triển khai KCB BHYT tại tuyến xã). Trường hợp quá khả năng chuyên môn thì chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Người nghèo có thẻ BHYT nhưng không KCB đúng tuyến quy định hoặc khám, chữa bệnh theo yêu cầu riêng thì phải tự trả chi phí KCB theo qui định hiện hành. Trong trường hợp cấp cứu, người nghèo được khám và điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế Nhà nước nào gần nhất và BQL Quỹ (cơ quan BHXH) sẽ thanh tóan các chi phí KCB cho cơ sở y tế đó theo qui định hiện hành.

Cơ quan BHXH tỉnh thanh tóan chi phí KCB cho người nghèo có thẻ BHYT với các cơ sở KCB Nhà nước theo qui định BHYT hiện hành, nhưng không thực hiện cơ chế đồng chi trả. Cuối năm, kinh phí KCB người nghèo dư tại Quỹ BHYT thì được chuyển sang năm sau để mua tiếp BHYT cho người nghèo.


1.3.5. Kinh nghiệm phát triển BHYT cho người nghèo tại một số địa phương

1.3.5.1. Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị hành chính có qui mô lớn nhất cả nước về dân số, thứ hai về diện tích, và cũng là địa phương đứng đầu cả nước về trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố năm 2009 đạt 2.555 USD/người, cao hơn 2,4 lần so với mức trung bình cả nước (1.064 USD/người).

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Thành phố cũng luôn quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội đặc biệt là vấn đề BHYT cho người nghèo. Trong những năm vừa qua số lượng thẻ BHYT cho người nghèo đã được thành phố cấp phát thẻ ngày càng tăng (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tình hình cấp thẻ BHYT cho người nghèo tại TP.HCM

Đơn vị tính: thẻ


Năm

Nội dung


2008


2009


2010 (dự kiến)

Tổng số thẻ cấp cho người nghèo


449.897


451.132


438.000

Trong đó:




+ Cấp 100% KP

419.381

419.213

406.000

+ Cấp 50% KP

30.516

31.919

32.000

Mệnh giá thẻ (đồng)

168.000

175.000

194.000

Số tiền (tỷ đồng)

75,582

78,948

85,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 6


Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/TP-Ho-Chi-Minh-Ho-tro-phi-mua- the-BHYT-cho-ho-ngheo/20091/958.vgp.

Nghiên cứu việc thực hiện BHYT cho người nghèo tại Tp. Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Tp. Hà Nội sau đây:

Thứ nhất, Thành phố đã dành một tỷ lệ ngân sách khá lớn phục vụ cho việc CSSK người nghèo, và có xu hướng ngày càng tăng lên. Các tiêu chuẩn cấp phát thẻ BHYT cho người nghèođược quy định phù hợp với từng đối tượg. Cụ thể: Hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 8 triệu đồng/người/năm, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội sẽ được hỗ trợ 100% phí mua thẻ bảo hiểm y tế. Đối với hộ nghèo có mức thu nhập trên 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng/người/năm được hỗ trợ 50% phí mua thẻ BHYT.

Thứ hai, UBND Thành phố giao cho Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm xét duyệt danh sách các đối tượng được hỗ trợ, đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố, UBND các quận, huyện để mua và cấp thẻ cho người nghèo, người hưởng trợ cấp xã hội.

Thứ ba, việc cấp thẻ cho người dân được chia thành nhiều đợt, trong đó ưu tiên những trường hợp đang đau ốm. Đối với những người có thẻ BHYT người nghèo nhưng bị bệnh mãn tính và trong diện cùng chi trả, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế TP. HCM vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc và các bệnh viện quận huyện có triển khai kỹ thuật chạy thận nhân tạo thực hiện việc miễn 15% chi phí điều trị cho đối tượng là bệnh nhân nghèo TP (có mã thẻ BHYT-CN) khi chạy thận nhân tạo theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Theo đó, các đơn vị chỉ thu phần đồng chi trả của bệnh nhân là 5% trên chi phí điều trị chạy thận, khoản chênh lệch 15% đồng chi trả của bệnh nhân sẽ do ngân sách Thành phố cấp bù cho đơn vị.


Thứ tư, thành lập bệnh viện miễn phí (Bệnh viện An Bình), phòng khám nhân đạo, phòng chẩn trị y học dân tộc của Hội chữ thập đỏ, của các tổ chức xã hội từ thiện trong và ngoài nước. Ngay từ năm 1994, tại thành phố Hồ Chí Minh đã lập Hội bảo trợ bệnh viện miễn phí (nay là Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo) để khám chữa bệnh cho người nghèo. Kết quả chỉ sau 6 năm thành lập, bệnh viện này đã điều trị cho 600.000 lượt bệnh nhân nghèo với nhiều loại bệnh khác nhau và giúp hàng triệu bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện với số quỹ đã quyên góp lên đến 70 tỷ đồng[43]

1.3.5.2. Kinh nghiệm Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố trọng điểm, là trung tâm kinh tế của Miền Trung. Những năm gần đây kinh tế Đà Nẵng đã đạt được rất nhiều thành tựu. Bên cạnh đó thành phố cũng đã có rất nhiều quan tâm đến an sinh xã hội đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. Một số bài học kinh nghiệm của Tp. Đà Năng mà Hà Nội có thể tham khảo là:

Thứ nhất, Thành phố thực hiện việc phân cấp trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. Để chủ động trong công tác cấp phát thẻ BHYT và khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT, Thành phố đã phân cấp cho UBND các quận, huyện đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế. UBND thành phố vừa ban hành Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND về Quy định phân cấp việc đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng. Theo đó, UBND các quận, huyện sẽ đóng và cấp thẻ cho người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình thoát nghèo không quá 2 năm; người thuộc hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí