Sự Cần Thiết Của Bhyt Và Cơ Chế Hình Thành Quỹ Bhyt


tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Thứ hai, BHYT là một hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà vì mục đích xã hội. Chi phí KCB cho đối tượng đóng BHYT được cân đối giữa một bên là tổng số chi phí KCB cho những người có nhu cầu và cần phải KCB, và bên kia là tổng số đóng góp của tất cả những người tham gia BHYT, bất kể họ có nhu cầu hoặc không có nhu cầu KCB (tức họ đang khỏe). Bảo hiểm y tế, vì vậy thể hiện bản chất nhân đạo cộng đồng, mang tính nhân văn sâu sắc khác với Bảo hiểm y tế tư nhân (khác với Bảo hiểm y tế tư nhân là kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận). Những người nghèo khó tham gia loại hình này, bởi khoản phí bảo hiểm định kỳ có thể chiếm hết thu nhập của họ. Bảo hiểm y tế thương mại không đóng góp nhiều vào việc cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo như bảo hiểm xã hội. Có thể nói Bảo hiểm y tế dựa trên tư tưởng nhân bản còn Bảo hiểm y tế thương mại dựa trên phương pháp thị trường, trong đó sức mua chứ không phải nhu cầu là nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo hiểm được cung cấp, BHYT sẽ không còn là công cụ của an sinh xã hội nếu chấp nhận nguyên tắc thị trường bởi mục đích chính của BHYT là giảm, khắc phục mặt trái thị trường, để thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh cho người dân.

Thứ ba, BHYT vừa là hoạt động bắt buộc, vừa là hoạt động tự nguyện. Theo Nghị định 299 ngày 15/8/1992, Bảo hiểm y tế được áp dụng bắt buộc đối với cán bộ, công nhân viên tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội, hội quần chúng có hưởng lương từ ngân sách, các doanh nghiệp quốc doanh, kể cả doanh nghiệp liên doanh trong trong lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp có liên doanh với nước ngoài và


tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Còn các đối tượng khác thì không bắt buộc, mà tham gia BHYT tự nguyện.

Bảo hiểm y tế sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần những chi phí khổng lồ nói trên, giúp người bệnh vượt qua hoạn nạn về bệnh tật, san sẻ ghánh nặng tài chính, ổn định cuộc sống gia đình.

Thứ tư, BHYT là một hàng hóa dịch vụ đặc biệt. Việc sử dụng dịch vụ BHYT cũng đồng nghĩa với việc bản thân bị ốm đau, bệnh tật, nên không một ai lại muốn mình bị đau ốm cả. Vậy nên, việc người ta mua BHYT thực chất chỉ là bỏ tiền ra để đổi lấy “sự an tâm”, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính, chứ không mong muốn sử dụng dịch vụ đó. Hơn nữa, việc mua-bán dịch vụ BHYT lại không phải chi trả trực tiếp. Đó cũng là lý do chủ yếu làm cho nhiều người không nhìn thấy được lợi ích của BHYT, và đã không sẵn sàng tham gia.

Thứ năm, BHYT là một nội dung của BHXH. Bảo hiểm y tế là chế độ chăm sóc y tế trong hệ thống an sinh xã hội. Mục đích của Bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo cho đông đảo người dân tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và công bằng trong khám chữa bệnh. Khi lâm bệnh, người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh, mỗi lần như thế phải mất một khoản phí. Đặc biệt, với những bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo cần sử dụng những công nghệ cao trong chẩn đoán, chữa trị, sử dụng các loại thuốc đắt tiền, điều trị dài ngày tại các bệnh viện, các khoản phí khám chữa bệnh rất lớn. Với những khoản chi phí này không phải cá nhân nào cũng có thể tự lo liệu được. Bệnh tật đã đẩy con người vào thảm cảnh lo ngại, nhất là đối với những người nghèo. Họ phải vay mượn để chữa trị, gánh nặng bệnh tật, nợ nần cùng lúc đè nặng lên vai họ. Những người có điều kiện kinh tế hơn hoặc cận nghèo, sau những đợt bệnh tật hiểm nghèo có


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

thể bị đẩy vào cảnh nghèo khó. Bệnh tật đe dọa đến cơ sở kinh tế, sự tồn tại của bản thân và các thành viên trong gia đình, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội.

Vì vậy, BHYT là loại hình bảo hiểm mang tính nhân đạo nhất trong số tất cả các loại hình bảo hiểm. BHYT đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao đối với đại bộ phận dân cư. Với BHYT mọi người sẽ được bình đẳng hơn, được điều trị theo bệnh, đây là đặc trưng ưu việt thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của BHYT. Tham gia BHYT vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội. Sự đóng góp của mỗi người chỉ là sự đóng góp phần nhỏ so với chi phí KCB khi rủi ro, ốm đau, thậm chí sự đóng góp của cả đời người không đủ cho một lần chi phí khi mắc bệnh hiểm nghèo. Trong trường hợp đó cộng đồng xã hội sẽ giúp đỡ thông qua quỹ BHYT. Đóng BHYT là sự chi trả cho chính mình, khi khoẻ thì người ốm chi dùng, còn khi đau ốm thì được sự đóng góp của cả cộng đồng chăm sóc. Đó là tinh thần: "mình vì mọi người, mọi người vì mình". BHYT không nhằm mục đích kiếm lời, chỉ nhằm san sẻ rủi ro, gánh nặng chi phí cho người bệnh, thể hiện sự đùm bọc lẫn nhau khi có khó khăn xảy ra, thể hiện sự văn minh của xã hội.

Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội - 3

1.1.3. Bản chất của bảo hiểm y tế

Về thực chất, Bảo hiểm y tế là quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được bảo hiểm khi ốm đau. Với tính chất là một hoạt động xã hội do Nhà nước tổ chức, quản lý, BHYT vừa mang tính chất xã hội, vừa mang bản chất kinh tế.

Bản chất xã hội của BHYT được thể hiện trên các khía cạnh sau:


Thứ nhất, BHYT là thể hiện sự bảo trợ của Nhà nước về chăm sóc y tế dành cho các thành viên. BHYT là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia, nhằm đảm bảo quyền thiêng liêng của con người - được Tuyên ngôn nhân quyền khẳng định, đó là quyền được chăm sóc y tế. Nguy cơ bệnh tật có thể đến với bất kỳ ai, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt quốc gia, dân tộc và không ai có thể đơn phương chống đỡ. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe không thuần túy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà phải có sự trợ giúp của cả cộng đồng, mang tính xã hội. Nhà nước với chức năng và quyền lực của mình có điều kiện nhất đứng ra tổ chức, quản lý, bảo trợ. Đồng thời với công cụ BHYT, Nhà nước quan tâm chăm sóc sức khỏe của tầng lớp nhân dân nghèo – những người yếu thế hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, từ đó đảm bảo ổn định xã hội.

Thứ hai, BHYT là sự liên kết chia sẻ rủi ro mang tính cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội. Bên cạnh sự trợ giúp mang tính Nhà nước, tính xã hội của BHYT còn thể hiện ở sự chia sẻ, liên kết của chính các thành viên trong xã hội thông qua đóng góp dựa trên thu nhập. Các thành viên trong xã hội tham gia đóng góp một phần thu nhập vào quỹ chung để chăm sóc y tế cho mình và các thành viên khác. Bệnh tật, những rủi ro không phải lúc nào cũng xuất hiện cùng một lúc với tất cả mọi người. Thực tế cho thấy có người ốm lúc này, người ốm lúc khác, có người bệnh nặng, có người bệnh nhẹ, có người hay ốm, có người ít ốm, bệnh tật thường đến bất ngờ không báo trước. Nếu cứ để mỗi người tự chống chọi với bệnh tật thì họ sẽ khó có đủ tiền để trang trải.

BHYT, với sự liên kết mang tính cộng đồng rộng rãi, sẽ chia rủi ro bệnh tật. Một quỹ chung chăm sóc sức khỏe được điều tiết để nhiều người chưa hoặc ít ốm đau chăm sóc, giúp đỡ người hay ốm, bệnh nặng. Việc điều tiết giữa những


người sống khỏe mạnh và những người mang bệnh – chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần là hành động mang tính nhân văn sâu sắc.

Thứ ba, tính xã hội của BHYT được thể hiện ở sự đoàn kết trong chăm sóc y tế. Chăm sóc y tế thông qua BHYT không phân biệt mức đóng nhiều, đóng ít, không phân biệt thành phần xã hội, tôn giáo, giai cấp mà phụ thuộc mức độ rủi ro bệnh tật. Thực tế cho thấy những người nghèo, người có thu nhập thấp thường hay ốm đau, cần nhiều kinh phí chữa bệnh. Hơn nữa, ốm đau lại làm giảm hoặc mất thu nhập nên họ khó khăn hơn để tiếp cận với các dịch vụ y tế. BHYT giúp họ vượt qua những khó khăn này.

Vậy, bản chất xã hội của BHYT thể hiện ở sự trợ giúp mang tính Nhà nước và sự tương trợ mang tính cộng đồng. BHYT thể hiện bản chất nhân đạo với mục đích thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

“Bảo hiểm y tế là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khỏe giữa người giàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khỏe với người ốm đau và rủi ro về sức khỏe, giữa người đang độ tuổi lao động với người già và trẻ em…” (Trích Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng).


Bản chất kinh tế của BHYT thể hiện ở chỗ, đây là một lĩnh vực có thu, có chi đồng thời thực hiện phân phối lại thu nhập. Quá trình phân phối lại thu nhập của BHYT là quá trình kinh tế nhằm mục đích thực hiện công bằng xã hội. Trong BHYT, có phân phối trực tiếp và gián tiếp. Phân phối trực tiếp thể hiện ở sự chuyển phần thu nhập của người trẻ khỏe cho người già, yếu, những người đang ốm đau, thông qua sự luân chuyển của chính phần thu nhập mà người ta


đóng góp trực tiếp cho quỹ BHYT. Phân phối gián tiếp thể hiện ở sự hỗ trợ giữa người giàu và nghèo, người thu nhập cao và thu nhập thấp.

Mức đóng BHYT xã hội căn cứ vào thu nhập, chứ không căn cứ vào tình trạng sức khỏe, thường được quy định một tỷ lệ phần trăm theo mức tiền lương hoặc tiền công. Người có thu nhập cao đóng nhiều, người có thu nhập thấp đóng ít. Điều đó khác hẳn với BHYT thương mại, bởi mức đóng trong BHYT thương mại lại được ấn định trước dựa trên độ rủi ro. Nếu mức độ rủi ro bảo hiểm cao thì mức phí đóng cao và ngược lại, do vậy, các đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp hiếm khi tham gia BHYT thương mại. Thực tế này dễ hiểu bởi đó là sự dung hòa mâu thuẫn về lợi ích kinh tế khi nhà kinh doanh kiên trì với mục tiêu lợi nhuận, còn người tham gia bảo hiểm luôn có xu hướng lựa chọn ngược, nghĩa là có bệnh, có thể ốm yếu mới tham gia. Những người giàu sẵn sàng đóng mức phí cao để được nhận lại những đền bù tương ứng. Với họ sức khỏe là vấn đề rất quan trọng nên hệ thống BHYT xã hội không đáp ứng hết nhu cầu, và BHYT thương mại là sự lựa chọn thích hợp. Họ sẽ nhận lại được số tiền lớn hay dịch vụ chất lượng cao nếu đóng phí cao cho cơ quan kinh doanh bảo hiểm.

Mức hưởng BHYT xã hội bao nhiêu là tùy thuộc mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật mà người đóng bảo hiểm phải chịu. Mức hưởng BHYT không xác định trước, bởi vì không thể xác định ai sẽ mắc bệnh và mắc bệnh gì, vào lúc nào, chi phí điều trị là bao nhiêu. Vì vậy, khái niệm đóng góp theo khả năng, hưởng theo nhu cầu (bị giới hạn theo điều lệ BHYT ở từng quốc gia) trở thành một nguyên lý của BHYT.


1.2. Sự cần thiết của BHYT và cơ chế hình thành quỹ BHYT‌

1.2.1. Sự cần thiết của BHYT

BHYT là hoạt động mang tính xã hội, nhằm mục tiêu chung tay cùng cộng đồng chia sẻ rủi ro cho cá nhân khi họ bị bệnh tật, tai nạn, vì vậy là rât cần thiết đối với mỗi người, nhất là đối với những người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi và trẻ em. Tham gia BHYT, vì vậy vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi đối với mỗi người, nên đó là hoạt động hết sức cần thiết. Thể hiện:

Thứ nhất, BHYT làm giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh cho cá

nhân

Khi lâm bệnh, người bệnh buộc phải đến các cơ sở y tế để được khám

chữa bệnh. Bệnh tật, nhất là những bệnh kinh niên, bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo đòi hỏi một khoản chi phí KCB rất lớn, thường vượt quá khả năng chi trả nhiều lần so với thu nhập của mỗi người, nhất là người nghèo. Có những người bệnh phải được sử dụng các công nghệ kỹ thuật cao trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh, phải sử dụng các loại thuốc đắt tiền và phải lưu trú dài ngày tại bệnh viện. Những khoản chi phí này không phải ai cũng có thể tự lo liệu được.

Bệnh tật đã dồn con người vào những thảm cảnh đáng lo ngại. Đối với những người bệnh do hoàn cảnh nghèo túng thì phải vay mượn để chữa trị bệnh tật và sau đó trả nợ và có nhiều người cũng không thể vay mượn để tiếp tục được chữa trị. Những người có điều kiện kinh tế khá giả hơn hoặc cận nghèo thì sau những đợt bệnh tật cũng có thể bị đẩy vào tình cảnh nghèo khó. Đó là chưa kể đến việc người bị bệnh sẽ không thể làm việc được, điều đó đồng nghĩa với sự giảm sút về thu nhập, đe doạ đến cuộc sống và sức khỏe trong tương lai của bản thân và gia đình. Do vậy, người ta phải cần đến BHYT.


Thứ hai, BHYT giúp mỗi người tăng khả năng phòng ngừa bệnh tật. Do BHYT sẽ đảm bảo chi trả toàn bộ hoặc từng phần các chi phí KCB cho người tham gia bảo hiểm, nên nó giúp người bệnh vượt qua cơn hoạn nạn về bệnh tật, sớm phục hồi sức khoẻ cũng như ổn định cuộc sống gia đình. Đó cũng là điều kiện để những người tham gia BHYT và các thành viên gia đình của họ có khả năng để đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật; phát hiện sớm bệnh tật; chữa trị và khôi phục lại sức khoẻ sau bệnh tật.

Trong hoạt động BHYT, tính cộng đồng đoàn kết cùng chia xẻ rủi ro rất cao. Nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ nguồn tài chính giữa người khoẻ mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau. Do đó, sự đoàn kết tương trợ vừa mang một ý nghĩa tự giác, vừa mang ý nghĩa cùng chịu trách nhiệm và vừa có sự thống nhất về quan điểm chung. Đây cũng chính là bản chất nhân văn của hoạt động BHYT.

Thứ ba, BHYT làm tăng trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Những quy định luật pháp về BHYT đã chỉ rõ trách nhiệm của xã hội, của các doanh nghiệp và của mỗi người lao động trong việc tham gia BHYT, nên khi mọi đối tượng nói trên cùng thực hiện một mục tiêu là chăm sóc sức khỏe người lao động, nhờ đó người lao động có nhiều cơ hội để chăm lo sức khỏe cho bản thân, tăng năng suất lao động. Đối với người lao động, khi có việc làm và khỏe mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập của mình vào quỹ BHYT, để phòng khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ vẫn có chỗ dựa để ổn định cuộc sống. Đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023