LUẬN VĂN:
Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tín dụng hoạt động đa năng, đầy sôi động. Sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn diễn ra hàng ngày cộng thêm sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, lạm phát khiến cho hoạt động ngân hàng trở nên vô cùng mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
ở các nước kinh tế phát triển, rủi ro ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, ngân hàng được ví ngân hàng như là một chỗ trũng cho rủi ro ở mọi hướng đổ về. ở nước ta, thực tế cho thấy hoạt động rủi ro trong ngân hàng càng cao hơn, bởi lẽ: môi trường kinh tế chưa ổn định, kinh nghiệm tiếp cận của các tổ chức tín dụng còn non yếu, tình trạng chạy theo lợi nhuận đơn thuần, cạnh tranh không lành mạnh, kém văn minh diễn ra khá phức tạp. Chính vì vậy, bất kỳ một nứơc nào cũng phải có một hệ thống luật pháp và đưa ra các biện pháp để quản lý, điều chỉnh hoạt động của ngân hàng, giữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh, an toàn và có hiệu quả. Từ thực tế trên cho thấy, sự ra đời của tổ chức tín dụng có vai trò hết sức quan trọng, nó bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng hoạt động một cách lành mạnh và hiệu quả.
Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vừa mới thành lập (ttháng 7/2000) còn rất non trẻ, nhưng đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân và trong tương lai thị trường bảo hiểm tiền gửi sẽ là một thị trường đầy triển vọng với những tiềm năng được khai thác triệt để. Mặt khác, thị trường bảo hiểm tiền gửi thế giới cũng khá phát triển trong vài thập kỷ qua với nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng và đưa ra phương hướng phát triển thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và hoà nhập với thị trường bảo hiểm tiền gửi thế giới.
Trên cơ sơ đó, em chọn đề tài:
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 2
- Tính Tất Yếu Khách Quan Hình Thành Thị Trường Bhtg
- Những Điểm Còn Tồn Tại Thị Trong Thị Trường Bhtg Ở Việt Nam
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 5
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 6
- Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 7
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
"Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam ".
Ngoài phần mở đầu và kết luận ra bài viết gồm ba phần: CHƯƠNG I: Những vấn đề cơ bản của bảo hiểm tiền gửi CHƯƠNG II: Thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
CHƯƠNG III: Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
chương I: những vấn đề cơ bản về bảo hiểm tiền gửi
I. giới thiệu chung về bảo hiểm tiền gửi
1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm tiền gửi
Trong hoạt động kinh tế, tín dụng là một trong những hoạt động phát triển khá mạnh mẽ. Mặc dù hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận, cao nhưng những "rủi ro tín dụng " như rủi ro mấtt khả năng thanh toán, rủi ro lãi suấtt, rủi ro do tỷ giá hối đoái. . . có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào gây tổn thất cho các quỹ tín dụng như mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập. . . làm cho quỹ tín dụng bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản.
Rủi ro tín dụng có thể do nhiều nguyên nhân:
-Do môi trường kinh tế chưa ổn định làm cho một số doanh nghiệp không đứng vững trên thị trường;
-Do quản lý nhà nước còn sơ hở, tạo điều kiện cho một số cá nhân, doanh nghiệp có hành vi lừa đảo;
-Do trình độ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp còn hạn chế v. v. .
Cùng với những nguyên nhân trên, khách hàng cũng góp phần tạo ra rủi ro tín dụng. Chẳng hạn: khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh doanh thua lỗ; hoặc người vay cố tình không trả nợ; hoặc tài sản thế chấp, giấy tờ pháp lý của khách hàng không đảm bảo.
Bản thân ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng gây ra những rủi ro như: không chấp hành nghiêm túc các thể lệ tín dụng và vi phạm quá trình xét duyệt cho vay; không kiểm tra được việc sử dụng vốn của người vay; quá chú trọng về lợi nhuận, đặt tiêu chuẩn về lợi nhuận lên trên các nguyên tắc, điều kiện của tín dụng; việc xem xét cho vay không chuẩn xác như cho vay sai mục đích, chẳng hạn vay để đánh quả hoặc để đầu cơ tích luỹ hàng hoá chờ giá tăng, cho vay không có biện pháp đảm bảo thích hợp.
Ngoài ra còn có nhuyên nhân khác tác động đến rủi ro tín dụng như có sự thay đổi, điều chỉnh về chính trị, chính sách, chế độ luật pháp của Nhà nước, thay đổi địa giới hành chính của các địa phương. . .
Những rủi ro tín dụng xảy ra có thể để lại hậu quả khôn lường.
-Đối với kinh tế:hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có liên quan trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các tổ chức, các doanh nghiệp, người gửi tiền. Nếu có rủi ro gây thiệt hại lớn hoặc làm phá sản một vài tổ chức tín dụng sẽ tạo tâm lý không an tâm đối với nhân dân, họ đua nhau rút tiền làm phá sản hàng loạt ngân hàng và tổ chức tín dụng, làm cho nhiều doanh nghiệp mất vốn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
-Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ như: giảm lợi nhuận, thua lỗ hoặc mất khả năng chi trả.
-Đối với khách hàng: có thể mất vốn dẫn đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh. . .
Để đối phó với những rủi ro tổn thất khong lường trước được do các rủi ro gây ra, có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng biện pháp tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm. Chính vì vậy, sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi là một tất yếu khách quan.
2. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là sự đảm bảo bằng vật chất đối với các khoản tiền gửi của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (TCTD) trong trường hợp tổ chức tín dụng gặp rủi ro không thanh toán được tiền cho người gửi. Hoạt động BHTG dựa trên cơ sở xác lập và sử dụng quỹ bảo hiểm của các tổ chức BHTG mà các TCTD tham gia. Vai trò của bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
Thứ nhất: BHTG bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Điều đó được thực hiện trực tiếp thông qua việc sử dụng quỹ bảo hiểm để bồi thường cho người gửi tiền khi TCTD tham gia bảo hiểm bị vỡ nợ. Thông thường, các tổ chức BHTG chỉ bồi thường số tiền trong một giới hạn nhất định. Đối với người gửi tiền vượt quá mức giới hạn nào đó (như ở Mỹ là
100. 000 USD) cũng được bồi thường một phần. Hoạt động của BHTG cũng mang tính trợ giúp hạn chế, ngăn ngừa rủi ro xảy ra đối với các TCTD chính là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Thứ hai: BHTG bảo vệ các TCTD tham gia bảo hiểm. Thể hiện trực tiếp thông qua hoạt động ngăn ngừa, trợ giúp các TCTD tham gia bảo hiểm khi gặp khó khăn. Sự trợ giúp có thể dưới hình thức cho vay, khuyến khích các TCTD khác cho vay, yêu cầu thay đổi về quản lý, mua nợ các TCTD khó khăn.
Mặt khác, sự bảo vệ đó còn thể hiện gián tiếp thông qua việc tổ chức BHTG bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Khi người gửi tiền không được bảo hiểm, nếu một TCTD bị phá sản thì gửi tiền sẽ không đòi lại được đầy đủ giá trị tiền gửi, thậm trí có khả năng bị mất trắng. Nếu vì một lý do nào đó, những người gửi tiền nghi ngờ về sự vỡ nợ của TCTD họ sẽ rút tiền ngay lập tức. Điều này dễ dẫn đến một phản ứng dây chuyền mọi người đổ xô đến rút tiền làm cho TCTD đó bị phá sản. Chính sự cam kết bồi thường của các tổ chức BHTG khi TCTD tham gia làm yên lòng người gửi tiền, hạn chế và chấm dứt cảnh lan truyền dòng người đi rút tiền, từ đó hạn chế sự vỡ nợ của các TCTD.
Thứ ba:BHTG bảo vệ hệ thông các TCTD. Sự đổ vỡ của một tổ chức tín dụng có thể lan truyền sang các TCTD khác do người gửi tiền ở các TCTD khác nghi ngờ rằng TCTD của họ không có khả năng trả lại tiền họ đã gửi được. Việc một tổ chức tín dụng bị phá sản có thể châm ngòi cho các TCTD khác bị phá sản theo. Điều này có thể nhân rộng tới khi có một vụ hoảng loạn ngân hàng dẫn tới cả hệ thông bị phá sản. Khi có một TCTD tham gia BHTG, không những sẽ có tác dụng ngăn chặn sự vỡ nợ của một TCTD mà còn có tác dụng ngăn chặn cả những vụ hoảng loạn ngân hàng, góp phần bảo vệ cho cả hệ thống TCTD.
Thứ tư: BHTG góp phần ổn định kinh tế - xã hội. Với vai trò chuyển vốn từ người có vốn đến người cần vốn, các TCTD đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, hiệu quả. Khi hệ thống các tổ chức tín dụng mất ổn định, hoảng loạn thì tác hại của nó với nền kinh tế cũng rất nghiêm trọng, có thể làm ngưng trệ, gián đoạn sản xuất gây mất trật tự an toàn xã hội. Thông qua vai trò bảo vệ an toàn các TCTD cũng như cả hệ thống TCTD, BHTG đã góp phần quan trọng vào ổn định của nền kinh tế - xã hội.
Tóm lại, vai trò của BHTG rất quan trọng, nó không chỉ duy trì sự an toàn cho các TCTD, bảo vệ người gửi tiền mà còn là động lực tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhịp nhàng, ổn định.
3. Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của BHTG
Lịch sử hoạt động ngân hàng trên thế giới cho thấy, BHTG trở thành vấn đề tất yếu và dược các nước thực hiện từ rất lâu. Hệ thống quỹ tín dụng Desjardins của Canada được thành lập từ năm 1900 tại Quebéc (Canada). Bên ngoài hệ thông Desjardins, nhà nước lập ra ba tổ chức: cơ quan bảo hiểm nông nghiệp của Quebéc, cơ quan tín dụng và cơ quan BHTG của Quebéc. Nếu tính từ năm 1933 (ở Mỹ), năm 1937 (ở Đức) và năm 1938 (ở Nauy) là những nước đã thành lập, tổ chức BHTG đã có gần 70 năm. nhưng thời gian mà BHTG phát triển mạnh nhất là thập kỷ 80, có trên 10 nước đã lần lượt cho ra đời tổ chức BHTG.
BHTG phát triển hết sức phong phú và đa dạng, ban đầu các nước chỉ có tổ chức bảo toàn tiền gửi nằm trong hệ thông ngân hàng, sau đó mới phát triển thành tổ chức BHTG hoạt động tách biệt. Ngày nay, BHTG phát triển hết sức mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau.
Theo một tài liệu nghiên cứu của Đài Loan ở 25 hệ thống BHTG của 22 nước, cho thấy tính đa dạng của mô hình và những phương thức BHTG, mặc dù mục tiêu của những mô hình đó gần như đều thống nhấtvới nhau: bảo vệ người gửi tiền, duy trì sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
.....