Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 5

ở Cộng hoà Liên bang Đức năm 1937, liên minh hệ thống bảo đảm tiền gửi của HTX tín dụng cũng được thành lập. Sau đó đổi tên quỹ bảo đảm người gửi tiền của hiệp hội HTX tín dụng và ngân hàng tiết kiệm CHLB Đức. Luật của CHLB Đức quy định, việc HTX tín dụng Tham gia hiệp hội là tự nguyện, nhưng việc tham gia vào quỹ bảo đảm người gửi tiền là bắt buộc. Khi cấo giấy phép thành lập HTX tín dụng, Nhà nước quy định HTX tín dụng phải tham gia bảo đảm tiền gửi.


Hàng năm các thành viên (HTX tín dụng) phải đóng góp cho quỹ này 0, 05% tổng số tiền cho vay, hay tổng tài sản có 90% khoản đóng góp của HTX tín dụng được giữ lại ở các hiệp hội khu vực, 10% giữ lại ở hiệp hội liên bang. Do có quỹ bảo đảm người gửi tiền, nên từ năm 1937 đến nay không có bất kỳ HTX tín dụng nào bị phá sản và chưa có ai bị mất tiền khi gửi vào các HTX tín dụng.


Như vậy, thực chất của quỹ bảo đảm người gửi tiền là quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Người có trách nhiệm mua BHTG ở CHLB Đức là các HTX tín dụng.


Trên đâylà hai ví dụ cụ thể về việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi cho những người gửi tiền trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và HTX tín dụng. Nhìn chung, trên toàn thế giới, hình thức của loại bảo hiểm này cũng khá đa dạng. Trước hết là việc bảo hiểm các loại tiền gửi không giống nhau. Chẳng hạn như ở các nước Mỹ, Italia, Hà Lan, Đức và Tây Ban Nha thì bảo hiểm tất cả các loại tiền gửi. Nhưng ở các nước Nhật Bản, Bỉ, Pháp, Anh và Cộng hoà Ai Len thì chỉ bảo hiểm tiền gửi nội tệ. Thứ hai là ngay cả các nước tiên tién trên thế giới, mặc dù có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bảo hiểm vẫn dùng hình thức bắt buộc đối với bảo hiểm tiền gửi, như: Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, và Cộng hoà Liien Bang Đức. Sau nữa là việc xác định mức tiềm gửi là bao nhiêu. Tất nhiên nó phụ thuộc vào yếu tố rủi ro, nguồn phí bảo hiểm huy động được, nhưng các nước đều quy định số tiền gửi tối đa được bảo hiểm, chẳng hhạn như: Mỹ:100. 000 USD; Nhật Bản:10 triệu JPY; Bỉ 5 triệu BEF; Pháp:4 triệu

Fre; Anh: 20 triệu GBP; Canada 60. 000 đôla Canada. Về mức phí đóng bảo hiểm, mỗi quốc gia cũng có tỷ lệ quy định khác nhau, chẳng hạn như ở Mỹ, tỷ lệ này là 0, 15% trên tổng số tiền gửi có kỳ hạn; Bỉ:0, 2%; Anh: 0, 3%; Ai len: 0, 2%; Tây Ban Nha: 0, 2%; Nhật Bản: 0, 125 và CHLB Đức: 0, 05%. . .


Đồng thời ở các nước Canada, Mỹ, Bỉ, Ai Len, Anh và Tây Ban Nha, Chính phủ đều tài trợ một phần phí bảo hiểm cho các tổ chức bảo hiểm tiền gửi.


Tóm lại, BHTG ở các nước khác nhau là khác nhau, song nhìn một cách khái quát thì hoạt động BHTG của nhiều nước đều có một số điểm chung sau đây:


-Các nước đều có luật quy định về lĩnh vực hoạt động BHTG. Công ty BHTG liên bang Mỹ hoạt động theo luật ngân hang 1933. Các tổ chức BHTG ở Canada hoạt động theo luật BHTG năm 1990. Các hệ thống BHTG cộng hoà liên bang Đức hoạt động theo luật BHTG năm 1971. . .


-Nhiều nước có tổ chức BHTG lớn, độc lập, chuyên môn hoá và được nhà nước quan tâm trợ giúp đặc biệt. Công ty BHTG Liên bang Mỹ thực hiện BHTG cho các thành viên trong hệ thống dự trữ liên bang và moọt số ngân hàng không phải là thành viên. Khi cần thiết công ty BHTG liên bang có quyền ưu tiên được vay tại kho bạc 3 tỷ USD, trường hợp đặc biệt có thể được quốc hội tăng thêm hạn mức. Công ty BHTG Nhật Bản hoạt động trong phạm vi toàn quốc có vốn tự có ban đầu là 455 triệu yên, trog đó chính phủ cấp 150 triệu yên, phần còn lại do các tổ chức tài chính tham gia bảo hiểm tiền gửi đóng góp. Khi cần thiết công ty được quyền vay từ ngân hàng Nhật đến hạn mức 500 tỷ yên.

-Nhìn chung hệ thống bảo hiểm tiền gửi của các nước đều gồm nhiều tổ chức độc lập, cùng hoạt động theo luật pháp và mỗi tổ chức thực hiện bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức tín dụng trong phạm vi nhất định.


-Loại tiền gửi được bảo hiểm và số lượng được bồi thường được quy định có mức độ tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước và dần được mở rộng theo quý trình phát triển của hệ thống bảo hiểm. Công ty BHTG Liên bang Mỹ khi mới thành lập chỉ bảo hiểm cho mỗi người gửi tiền là 2. 500 USD, ngày nay nâng lên mức 100. 00 USD.

-Hệ thống BHTG của các nước đều tiến hành bồi thường khi bên tham gia bảo hiểm gặp rủi ro bảo hiểm, không phải chờ xác minh mức độ thiệt hại như những loại bảo hiểm thông thường khác.


-Các tổ chức BHTG của các nước đều có quyền kiểm tra, yêu cầu các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro theo quy định. Tuy nhiên mức độ về quyền hạn được quy định khác nhau phù hợp với hệ thống luật của từng nước. Qua bảng sau, chúng ta càng thấy rõ những nét riêng biệt cũng như những điểm chung khi triển khai nghiệp vụ BHTG ở các nước.


Một số chỉ tiêu về BHTG của 12 nước thuộc uỷ ban Basle và Việt Nam



Quốc gia

Mức BH tối đa cho 1 cá nhân

Căn cứ để tính phí BH

Mức phí BH

Tiền được BH

Hình thức BH


Mô hình


Cơ quan quản lý

Anh

28. 000USD

Số dư tiền gửi

Tính

Bản tệ &

Bắt

Công

Chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 5


được bảo hiểm

toán sau(2)

ngoại tệ

buộc

ty BHTG

phủ

Canad a

50. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

0, 02%

Bản tệ

Bắt buộc

Công ty BHTG

Chính phủ

Đức

30% vốn pháp định của NH

Dư nợ cho vay

0, 03%

Bản tệ & ngoại tệ

Bắt buộc

bảo toàn tiền gửi

Hiệp hội ngân hàng

Bỉ

28. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

0, 06%

Bản tệ

Bắt buộc

Công ty BHTG

Viện bảo lãnh & chiết khấu

Hà Lan

28. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

Tính toán sau(2)

Bản tệ & ngoại tệ

Bắt buộc

Bảo toàn tiền gửi

Chính phủ

Mỹ

100. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

0,

00%đế n 0,

27%

Bản tệ & ngoại tệ

Bắt buộc

Công ty BHTG

Quốc hội

Luxe m- bourg

28. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

Tính toán sau(2)

Bản tệ

Bắt buộc

Công ty BHTG

Chính phủ

Nhật

80. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

0,

084%

Bản tệ & ngoại tệ

Bắt buộc

Công ty BHTG

Bộ tài chính


70. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

Tính toán sau(2)

Bản tệ & ngoại tệ

Bắt buộc

Bảo hiểm tiền gửi

Hiệp ngân hàng

hội

Thuỵ Điển

31. 000USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

0, 5%

Bản tệ

Bắt buộc

Công ty BHTG

Chính phủ

Thuỵ Sỹ

19. 700USD

Tổng có

tài

sản

Tính toán sau(2)

Bản tệ

Tự nguyệ n

Bảo toàn tiền gửi

Hiệp ngân hàng

hội

Italy

125. 000

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

Tính toán sau(2)

Bản tệ & ngoại tệ

Bắt buộc

Bảo toàn tiền gửi

Ngân hàng trung ương

Việt Nam

30triệu VND tương đương

2. 142USD

Số dư tiền gửi được bảo hiểm

0, 15%

Bản tệ

Bắt buộc

BHTG

Việt Nam

Chính phủ

Pháp


(2) Tính toán sau: Khi có khủng hoảng mới cụ thể


b. Định hướng tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam


ở nước ta, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đang được thành lập và mới đi vào hoạt động, trong khi hậu qủa đổ vỡ của hệ thống HTX tín dụng vẫn còn ám ảnh lớn trông nhân dân. Nước ta mới bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, hộ nông dân nhìn

chung còn nghèo, sản xuất nông nghiệp phân tán, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và mang tính bấp bênh. Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, trình độ kinh doanh tiền tệ - tín dụng còn hạn chế nhiều mặt. . .


Để tiến tới hoà nhập nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế thế giới, để phù hợp với xu hướng phát triển nhanh hệ thống ngân hàng, của các tổ chức tín dụng và của hoạt động bảo hiểm ở Việt Nam, việc sớm tiến hành bảo hiiểm tiền gửi là tất yếu khách quan. Đồng thời do đặc điểm cụ thể của Việt Nam, Trong giai đoạn đầu chỉ nên bảo hiểm loại tiền gửi có kỳ hạn của quỹ tín dụng nhân dân. Trách nhiệm mua bảo hiểm thuộc về quỹ tín dụng nhân dân và cần có sự tài trợ của nhà nước. Nhà nước cũng nên quy định mức phí đóng bảo hiểm tương ứng với mức của các nước trên thế giới và cũng cần phải quy định mức tiền gửi tối đa được bảo hiểm với người gửi tiền. Việc tổ chức BHTG phải đi đôi với việc mở rộng bảo hiểm sản xuất nông nghiệp, bảo hiểm kinh doanh nông sản và bảo hiểm tai nạn cho nông dân. Về mô hình của tổ chức bảo hiểm, chúng ta cần có sự liên doanh, liên kết giữa ngân hàng nhà nước trung ương và tổng công ty bảo hiểm Việt nam, thành lập một công ty bảo hiểm riêng. Nhà nước không nên thu thuế đối với công ty bảo hiểm tiền gửi này. Phần lợi nhuận của công ty này cần được đầu tư trở lại cho chính các quỹ tín dụng nhân dân.


Tiếp theo việc thực hiện đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, Chính phủ cũng nên quy định BHTG đối với ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay cả nước có 30 ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, 16 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và 2 công ty tài chính. Các tổ chức tín dụng này đang có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới. Chính vì vậy, cần phải có quy định bảo hiểm tiền gửi.


Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và khuyến khích mọi người dân gửi tiền vào các tổ chức tín dụng cổ phần, nhà nước sớm xem xét quy định bảo hiểm tiền gửi bắt buộc đối với họ. Hoặc có thể, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại quốc

doanh và các công ty tài chính cổ phần, nên tự nguyện cùng nhau tthành lập quỹ BHTG tại hiệp hội ngân hàng Việt nam.


5. Giải pháp nâng cao hiệu quả của BHTG


a. Vi mô


Để phát huy trọn vẹn mặt tích cực của loại BHTG quốc gia, kinh nghiệm thực tiễn một số quốc gia trên thế giới chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau:


Cải tiến và tăng cường hoạt động thanh tra ngân hàng. Trước hết là cần phải đẩy mạnh thường xuyên và tiến hành thanh tra tại chỗ. Nội dung thanh tra cần phải tập trung vào các vấn đề: Chất lượng tài sản có, cụ thể là chấtt lượng các khoản cho vay (bao gồm cả hồ sơ, tính pháp lý đầy đủ); các yêu cầu về vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước; chất lượng quản lý kinh doanh và nhân sự (bao gồm cả việc thu thập và xử lý thông tin) ; lợi nhuận và khả năng sinh lời; khả năng thanh toán và tính thanh khoản. Nội dung thanh tra cần phải xây dụng bảng điểm đánh giá. Dựa vào thang điểm đánh giá, ngân hàng nhà nước có biện pháp kịp thời, răn đe đối với những tổ chức tín dụng nằm dưới mức điểm chuẩn. Sự răn đe, chấn chỉnh kịp thời của ngân hàng nhà nước sẽ góp phần làm hạn chế các tiêu cực. Công tác thanh tra cần phải kết hợp hình thức có và không có thông báo trước, cũng như phải có trọng điểm, tránh dàn đều. Đơn vị yếu kém, có vấn đề cần được trú ý và thanh tra nhiều hơn so với các đơn vị tốt. Cần có biện pháp khen thưởng đối với hoạt động giám sát nội bộ của TCTD nếu như kết quả phù hợp với đánh giá của thanh tra ngân hàng. Từ đó sẽ nâng cao vai trò, hiệu quả công tác giám sát nội bộ và giảm nhẹ khối lượng thanh tra ngân hàng.

Bổ sung và thực hiện nghiêm các quy định về vốn và tín dụng. Cho đến nay, ngân hàng nhà nước đã có nhiều quy định về vốn, xét cấp tínn dụng, hạn chế việc cho vay tập trung quá mức. Tuy nhiên, những quy dịnh này chưa được thực hiện nghiêm túc và công tác thanh tra, xử lý các vấn đề này vẫn còn nhẹ tay mặc dù những quy định này là biện pháp tốt nhất để hạn chế rủi ro cũng như sự liều lĩnh của các TCTD. Do vậy ngân hàng nhà nước cần bổ sung và yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm ngặt quy định về vốn và cấp tín dụng như: vốn điều lệ tối thiểu, tỷ lệ huy động vốn, vốn cấp 1 (Tier 1 capital), cấp 2 (Tier 2 capital), hạn mức cho vay một cá nhân và một pháp nhân, hạn mức cho vay một ngành nghề. . . Các quy định này cần gắn với các thông lệ quốc tế, đặc biệt là hiệp định Basel. Hiệp định quy định các khoản mục trong phần tài sản Có và ngoại bảng được phân chia thành 4 nhóm chính với hệ số rủi ro tương ứng là 0%, 20%, 50%, và 100%. Kế đó tính tổng giá trị tài sản Có được điều chỉnh theo mức độ rủi ro bằng cách nhân giá trị các khoản mục tài sản Có với hệ số rủi ro (đối với các khoản mục ngoại bảng, trước đó phải quy đổi ra thành khoản mục trong bảng theo một tỷ lệ phần trăm nào đó, ví dụ: tín dụng dụ phòng (standby L/C) bảo lãnh cho một khoản vay hoặc thương phiếu được quy đổi 100% thành một khoản vay, sau đó nhân với hệ số rủi ro tương ứng). Theo hiệp định nàyc các ngân hàng phải thoả mãn hai yêu cầu vầ vốn như sau: vốn cấp 1 (vốn cổ phần) phải đạt tối thiểu là 4% so với tổng tài sản Có được điều chỉng theo mức độ rủi ro; tổng vốn bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2 (bao gồm vốn dự phòng thua lỗ và các khoản nợ thứ cấp (là khoản nợ chỉ được chi trả sau khi đã chi trả xong cho người gửi tiền và các chủ nợ khác) phải đatj ít nhất là 8% so với tổng tài sản Có chịu rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng nhà nước phải chú ý và bổ xung thêm các quy định về các khoản mục, hoạt động ngoại bảng. Bởi vì, các khoản mục ngoại bảng (cam kết, bảo lãnh, kinh doanh các công cụ tài chính) tuy không thể hiện trong bảng cân đối nhưng cũng dễ dẫn các TCTD đến các rủi ro, thua lỗ lớn.


Tách biệt hoạt động ngân hàng và hoạt động chứng khoán, bảo hiểm. Các TCTD (ngân hàng) không được tham gia thực hiện các hoạt động chứng khoán rủi ro (như bảo lãnh phát hành, kinh doanh chứng khoán) và bảo hiểm, nhưng có thể thực

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí