Đánh Giá Chung Về Hoạt Động Giám Sát Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Tham Gia Bảo Hiểm Tiền Gửi Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam – Chi Nhánh Hà Nội


tăng vốn tự có lên cho phù hợp hoặc hạn chế và cẩn trọng trong việc đầu tư tín dụng.

- Những đơn vị có tăng trưởng tín dụng lớn, các QTDND có thu nhập nhỏ hơn chi phí được Chi nhánh lưu ý theo dõi sát sao và kịp thời thông báo cho các đơn vị này khi có dấu hiệu cần cảnh báo.

Bên cạnh các vấn đề cần lưu ý của các TCTD, Chi nhánh cũng theo dõi và nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình trên địa bàn, tâm lý người gửi tiền, kết quả kinh doanh trong bối cảnh chung của nền kinh tế, kịp thời báo cáo Tổng Giám đốc BHTGVN và NHNN khi có biến động phức tạp vượt thẩm quyền.

Như vậy, về công tác giám sát hiện nay Chi nhánh đã thực hiện tốt theo quy định của BHTGVN, đồng thời cũng kết hợp chặt chẽ với Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trong việc đôn đốc, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG chấp hành các quy định về BHTG và quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng như việc khắc phục các vi phạm.

2.3.4. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động giám sát

Trong những năm gần đây, công việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động giám sát đã được Chi nhánh tích cực triển khai nhằm đảm bảo tính chính xác của báo cáo giám sát, hiệu quả, hiệu suất của hoạt động giám sát cũng như mức độ tin cậy của kết quả giám sát. Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động giám sát giúp hạn chế tối đa các sai lệch so với chính sách pháp luật, quy định của Nhà nước, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc. Kết quả cũng như quá trình giám sát các QTDND của từng cán bộ cũng như các bộ phận và toàn Chi nhánh được thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, đánh giá và xác nhận lại bởi các bộ phận có liên quan cũng như bộ phận được giao nhiệm vụ kiểm soát.

Đối chiếu phản hồi của các QTDND về các cảnh báo, kiến nghị trong báo cáo giám sát. Đây là nội dung công việc được cán bộ giám sát thường xuyên thực hiện.


Các sai phạm phát hiện qua giám sát được đối chiếu, thông báo tới các QTDND vi phạm và yêu cầu các đơn vị này phải nghiêm túc chấn chỉnh, chấp hành đầy đủ các hình thức xử phạt. Một trong số những sai phạm thường xuyên của các QTDND là gửi thiếu, gửi chậm báo cáo, nộp thiếu hoặc nộp chậm phí BHTG. Sau khi có thông báo từ Chi nhánh, phần lớn các đơn vị đã chấp hành nộp bổ sung.

+ Đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của NHNN và BHTGVN về hoạt động giám sát: Rà soát, đánh giá các quy trình tiếp nhận hồ sơ tham gia BHTG, quy trình và hồ sơ cấp giấy chứng nhận tham gia BHTG để đảm bảo các hồ sơ này được tiếp nhận, xử lý và lưu trữ một cách đầy đủ, hợp lý, hợp pháp; Báo cáo giám sát được lập theo đúng các mẫu biểu quy định của BHTGVN và được gửi theo đúng thời hạn quy định.

+ Đánh giá việc thực hiện tính và thu phí BHTG một cách chính xác, tính đúng và thu đủ số phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG, gửi các thông báo nộp phạt, thông báo nộp thừa phí BHTG đến các QTDND nếu có; Các chỉ tiêu giám sát được tính toán chính xác, phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động của từng QTDND và cho thấy xu hướng, tình hình chung của hệ thống các QTDND trên địa bàn.

- Đánh giá lại các kết luận giám sát lồng ghép trong các đợt kiểm tra trực tiếp tại QTDND: Trong tất cả các cuộc kiểm tra trực tiếp tại QTDND, đây là một nội dung không thể thiếu. Các đoàn kiểm tra thường coi kết quả giám sát là một tài liệu quan trọng để khoanh vùng, lựa chọn khách hàng cần kiểm tra và mỗi nhận định sai sót, rủi ro đều được kiểm tra lại trên thực tế.


Bảng 2-11. Kết quả kiểm tra các QTDND



Năm

Tổng số cuộc kiểm tra

Số đơn vị vị phạm về hồ sơ pháp lý tham gia BHTG


Tỷ lệ (%)

Số đơn vị vi phạm quy định về thông tin báo cáo


Tỷ lệ (%)

Số đơn vị nộp thiếu, nộp chậm phí BHTG


Tỷ lệ (%)

2016

90

48

53,33

06

6,67

08

8,89

2017

88

57

64,77

10

11,36

09

10,22

2018

80

45

56,25

07

8,75

08

10,00

2019

86

41

47,67

07

8,13

6

6,97

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Giám sát các quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội - 10

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2016-2019 của Chi nhánh

Đánh giá kết quả hoạt động giám sát có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Chi nhánh. Thông qua đó, Chi nhánh có được những thông tin hữu ích để có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa những hạn chế, sai sót của mình.

2.4 Đánh giá chung về hoạt động giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

2.4.1 Những thành tựu đạt được

Trong thời gian qua, hoạt động giám sát của Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần quan trọng vào sự phát triển của các QTDND trên địa bàn Chi nhánh quản lý. Các đơn vị vi phạm quy định của BHTGVN cũng như vi phạm các quy định của NHNN đã giảm dần, số đơn vị thực hiện đúng theo quy định tăng dần. Qua đó cho thấy ý thức và trách nhiệm của các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn đã và đang từng bước chuyển biến, tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước về BHTG và chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Điều này thể hiện hoạt động của Chi nhánh đã góp phần đưa chính sách của NHNN cũng như của BHTGVN thực sự đến được với các QTDND trong khu vực.

Đến nay, hoạt động giám sát của Chi nhánh đã đạt được một số kết quả đáng kể, cụ thể là:


- Chi nhánh thực hiện theo nguyên tắc tập trung thống nhất nên tạo được sự nhất quán, đồng bộ cao.

- Nội dung giám sát tuân thủ được chi nhánh thực hiện tốt, đã phát hiện được nhiều vi phạm và có hướng xử lý kịp thời. Số lượng vi phạm của các tổ chức tham gia BHTG cũng giảm dần trong những năm gần đây chứng tỏ hiệu quả giám sát của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, phát huy tác dụng trong việc cảnh báo nguy cơ mất an toàn đối với các QTDND.

Việc nhận số liệu trực tiếp từ QTDND giúp Chi nhánh chủ động trong vấn đề tiếp nhận và xử lý nguồn thông tin của mình, cập nhật được các dữ liệu thông tin và chủ động kiểm tra tính chính xác của thông tin. Việc nhận các thông tin từ nhiều nguồn khác như NHNN, Trụ sở chính BHTGVN giúp Chi nhánh có thể đối chiếu, đảm bảo tính khách quan trong quá trình giám sát. Chất lượng báo cáo giám sát ngày càng được nâng cao bằng phương pháp khai thác thêm thông tin khách hàng và áp dụng các chỉ tiêu giám sát theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế về phân tích rủi ro. Báo cáo giám sát của chi nhánh đã thực sự giúp cho các cơ quan hữu quan trong việc quản lý rủi ro

đối với hoạt động của hệ thống tài chính – ngân hàng.

Thông qua hoạt động giám sát, Chi nhánh đã góp phần thay đổi theo hướng tích cực về nhận thức và hành vi của các QTDND trong việc chấp hành các quy định của pháp luật. Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là QTDND được phân loại dựa trên mức độ an toàn và lành mạnh để từ đó có phương hướng và hình thức theo dõi bám sát tình hình hoạt động của các tổ chức một cách phù hợp.

- Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động giám sát các QTDND được lãnh đạo Chi nhánh đặc biệt quan tâm. Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch được giao cho từng bộ phận, kết quả thực hiện được báo cáo và cập nhật một cách đầy đủ.

Như vậy, hoạt động giám sát của Chi nhánh đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động và tính


tuân thủ pháp luật của các TCTD trên địa bàn, nhất là đối với hệ thống QTDND. Những phân tích, đánh giá đó đã giúp tổ chức tham gia BHTG thấy được những vi phạm, yếu kém của mình để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.4.2.1 Một số hạn chế

Mặc dù đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình song hoạt động giám sát các QTDND của Chi nhánh vẫn còn một số hạn chế nhất định.

- Chất lượng nguồn thông tin báo cáo đầu vào còn thiếu, chậm và có sự sai lệch nhất định. Để có kết quả giám sát kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan, Chi nhánh cần có nguồn thông tin, số liệu đầy đủ, kịp thời. Tuy nhiên, thực tế nguồn thông tin phục vụ cho giám sát của Chi nhánh chủ yếu là báo cáo tài chính và báo cáo thống kê, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên. Mặt khác, BHTGVN chưa thực hiện chế tài hoặc yêu cầu, điều kiện ràng buộc đối với việc vi phạm về gửi thông tin báo cáo, nên một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc gửi thông tin cho Chi nhánh cũng như cho BHTGVN.

- Cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa Chi nhánh và Chi nhánh NHNN chưa cụ thể, rõ ràng. Trong điều kiện BHTGVN không còn được giao chức năng thực hiện kiểm tra an toàn hoạt động TCTD, kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN là nguồn thông tin quan trọng khi công tác giám sát của Chi nhánh còn thiếu thông tin. Ví dụ như: Chi nhánh và Chi nhánh NHNN không kịp thời chia sẻ văn bản, tài liệu liên quan nên dẫn đến kết quả một số chỉ tiêu giám sát về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, vốn tự có, tài sản có rủi ro có sự khác biệt.

- Hiện nay, phần mềm tổng hợp chỉ tiêu giám sát chưa thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống BHTGVN, nên có khó khăn nhất định khi tổng hợp số liệu. Kết quả giám sát mới ở mức độ đánh giá tuân thủ quy định pháp luật,


hoặc phản ánh sự biến động bất thường hoạt động TCTD, mà chưa dự báo rủi ro xảy ra trong tương lai.

Một số chỉ tiêu giám sát vẫn chưa được tính toán và phản ánh đầy đủ. Chẳng hạn như các chỉ tiêu về khả năng quản lý, chỉ tiêu yếu tố nhạy cảm thị trường chưa được xem xét đến. Do vậy việc phân tích, đánh giá toàn diện đối với từng QTDND trên địa bàn cũng là một thách thức không nhỏ.

- Hoạt động giám sát của Chi nhánh chủ yếu mới thực hiện việc giám sát tuân thủ thông qua việc tính toán một số chỉ tiêu an toàn (như khả năng về vốn, chất lượng tài sản có, lợi nhuận, khả năng thanh khoản) theo quy định của NHNN và so sánh mức độ tăng giảm của các chỉ tiêu này qua các thời kỳ báo cáo. Kết quả giám sát mới chỉ phản ánh được “bề nổi” tình hình của các QTDND theo nhóm, chưa đánh giá chính xác được tình hình hoạt động và mức độ rủi ro.

Việc tính toán các chỉ tiêu an toàn chưa đáp ứng tính kịp thời của hoạt động giám sát do đó chưa phát huy được tác dụng cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro đối với các QTDND.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác và xử lý dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của TCTD còn hạn chế, nhiều việc còn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công. Một số chỉ tiêu không thực hiện tính toán được trên phần mềm giám sát, cán bộ giám sát phải thực hiện tính toán bằng Excel, mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tính chính xác, kịp thời của các chỉ tiêu.

2.4.2.2 Nguyên nhân của điểm yếu trong hoạt động giám sát Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

a. Những nguyên nhân khách quan

Cơ chế, chính sách và quy định về chuyên môn, nghiệp vụ đối với hoạt động giám sát từ xa chưa được hoàn thiện và chuẩn hoá làm cho việc áp dụng chưa thống nhất, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. BHTGVN được thành lập và đi vào hoạt động được 20 năm, mặc dù đã xây dựng Quy chế


giám sát với tổ chức nhận tiền gửi nhưng nội dung chủ yếu là dựa vào các quy định của NHNN. Trong điều kiện hiện nay, Quy chế cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn, thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Sự phối hợp, trao đổi thông tin trong hoạt động giám sát giữa các cơ quan chức năng chưa rõ ràng. Hiện nay, vị trí của BHTGVN trong cơ cấu hệ thống giám sát tài chính chưa thực sự rõ ràng, các đầu mối giám sát tài chính được phân bổ nhiều nơi (NHNN, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, BHTGVN,…) nên quyền hạn và cơ chế xử lý còn chưa rõ ràng. Bởi vậy, hiệu quả giám sát của BHTGVN nói chung và của Chi nhánh nói riêng cũng bị giảm bớt đáng kể.

Từ ngày 14 tháng 02 năm 2017, Thông tư số 34/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định việc cung cấp thông tin giữa NHNNVN và BHTGVN có hiệu lực thi hành, việc chia sẻ thông tin giữa NHNN và BHTGVN đã có căn cứ cụ thể để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn thông tin về các tổ chức tham gia BHTG được chia sẻ từ NHNN còn chưa đầy đủ và kịp thời dẫn đến một số chỉ tiêu Chi nhánh không có đủ số liệu để đối chiếu và tính toán.

b. Những nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ cán bộ thực hiện giám sát tại Chi nhánh còn thiếu về số lượng và trình độ nghiệp vụ kỹ thuật chưa cao. Số lượng cán bộ được đào tạo bài bản về chuyên ngành và có kinh nghiệm còn ít. Chi nhánh thiếu cán bộ phân tích chuyên sâu về diễn biến tình hình tài chính – ngân hàng và tác động của những thay đổi trên thị trường đối với hoạt động ngân hàng. Hiện nay, chỉ có 26 cán bộ chuyên thực hiện nghiệp vụ giám sát, trong đó chỉ có khoảng 78% cán bộ được đào tạo bài bản về chuyên ngành và có kinh nghiệm. Các cán bộ giám sát cũng đơn thuần mới chỉ làm nhiệm vụ cập nhật dữ liệu, phân tích sơ bộ những chỉ tiêu giám sát, ngoài ra những kiến thức bổ trợ về kinh tế, quản lý rủi ro, kinh tế lượng của cán bộ còn hạn chế nên kết quả phân tích chưa cao.


Cán bộ giám sát của Chi nhánh đã được tham gia một số khoá đào tạo ngắn hạn về tài chính ngân hàng nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức nhưng mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt của hoạt động giám sát. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chưa xây dựng được sổ tay hướng dẫn giám sát nên chưa có bộ khung chuẩn để cụ thể hoá công việc, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của cán bộ trong công tác giám sát. Do đó, cần xây dựng sổ tay giám sát để có một tài liệu chuẩn cho các cán bộ có thể tự đào tạo cũng như tra cứu để phục vụ công việc.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin - hệ thống phần mềm đã giúp ích được nhiều trong việc thu thập, tổng hợp và lưu trữ thông tin nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa tích hợp thành một hệ thống thống nhất. Trong quá trình vận hành, hệ thống còn thường xuyên có lỗi, chưa ăn khớp với các hệ thống của các đơn vị khác như NHNN, tổ chức tín dụng, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động giám sát.

Việc trao đổi thông tin giữa các phòng ban còn thiếu thống nhất và chưa có quy định cụ thể. Hoạt động giám sát đóng góp một vai trò quan trọng trọng việc cung cấp thông tin và củng cố chất lượng cho hoạt động kiểm tra tại chỗ, do đó, cần có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa phòng Giám sát và phòng Kiểm tra.

Thời gian qua, mặc dù Chi nhánh đã thực hiện tích hợp các phần mềm nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và kế toán nhưng trên thực tế vận hành còn hay xảy ra sự cố. Dữ liệu tích hợp trên hệ thống nhiều lần bị lỗi, chẳng hạn như phòng Giám sát đã gửi thông tin dự thu phí BHTG đi nhưng trên phần mềm kế toán vẫn không nhận được làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, tổng hợp và đối chiếu kết quả thu phí BHTG. Điều này cũng khiến cho thông tin cung cấp bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự phối hợp và sử dụng thông tin giữa các phòng ban trong Chi nhánh.

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí