3.1.2.2 Định hướng về hoạt động hỗ trợ
Trên cơ sở nền tảng pháp lý mới về BHTG, nghiên cứu xây dựng một cách đồng bộ các quy chế, quy trình nội bộ điều chỉnh toàn bộ các mảng hoạt động trọng yếu của BHTGVN. Phân định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý, các đơn vị trong toàn hệ thống BHTGVN.
BHTGVN xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho công tác giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ. Dựa vào các số liệu phân tích, BHTGVN và các cơ quan giám sát có thể đánh giá kịp thời và đưa ra các biện pháp phù hợp cho các tổ chức tham gia BHTG như: cảnh báo, yêu cầu khắc phục, hỗ trợ tài chính, hoặc tiếp nhận xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia.
Nâng cao năng lực tài chính để có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao. Lập Quỹ nghiệp vụ BHTG tăng trưởng ổn định tương ứng với mức tăng trưởng tiền gửi được bảo hiểm. Trong trường hợp quy mô quỹ nghiệp vụ BHTG chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, BHTGVN xây dựng phương án, đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường tích luỹ quỹ BHTG hoặc tiếp cận với các nguồn tài chính khác. Đề xuất với Chính phủ cấp bổ sung nguồn vốn điều lệ cho BHTGVN.
Sử dụng tốt nhất sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các dự án đang được triển khai để thực hiện mục tiêu phát triển chung của tổ chức. Xây dựng bộ máy tổ chức gắn với chức năng nhiệm vụ của BHTGVN trong từng thời kỳ; nghiên cứu hướng đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ có năng lực, đạo đức, gắn bó với tổ chức tạo thế hệ tiếp nối cho BHTGVN phát triển bền vững. Kể từ khi được thành lập, BHTGVN đã có nhiều bước phát triển tích cực, tạo dấu ấn trong hoạt động ngân hàng, song vẫn còn nhiều khó khăn thử thách. Đây là cơ
sở tốt để BHTGVN mạnh dạn đề xuất và được các cơ quan giao thêm các chức năng nhiệm vụ cho phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
3.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triền của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
3.1.3.1 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào quá trình Kiểm soát đặc biệt theo Luật Bảo hiểm tiền gửi
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Tham Gia Kiểm Soát Đặc Biệt A.cử Cán Bộ Tham Gia Các Ban Kiểm Soát Đặc Biệt
- Quy Trình Cơ Bản Về Cho Vay Đặc Biệt Để Hỗ Trợ Thanh Khoản
- Sự Phối Hợp Để Trao Đổi, Cung Cấp Thông Tin Giữa Tổ Chức Tín Dụng, Ban Kiểm Soát Đặc Biệt, Ngân Hàng Nhà Nước Với Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam
- Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 11
- Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Theo quy định của Luật các TCTD năm 2017, BHTGVN được tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại các TCTD được KSĐB; Theo Thông tư 11/2019/TT-NHNN, BHTGVN được phối hợp trong quá trình thực hiện KSĐB TCTD với CQTTGSNH, NHNN và Ban KSĐB. Như vậy, BHTGVN
đã có căn cứ thực hiện nhiệm vụ của mình trong tham gia KSĐB một cách chủ động bằng các hoạt động nghiệp vụ BHTG cụ thể:
a. Đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia Kiểm soát đặc biệt
Để cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB thực hiện tốt được nhiệm vụ được giao, thì cán bộ đó phải có kỹ năng và nắm vững quy trình nghiệp vụ về KSĐB; Do vậy, BHTGVN đã và đang nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về nghiệp vụ KSĐB và tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cơ bản, nâng cao cho đội ngũ cán bộ đã và đang tham gia KSĐB và lãnh đạo các phòng ban trên toàn hệ thống.
b.Cử cán bộ tham gia Ban Kiểm soát đặc biệt
Cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB là thực hiện trách nhiệm của BHTGVN; Vì vậy, cần phải cân nhắc lựa chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất; Có mối quan hệ tốt với Ban KSĐB và các cơ quan liên quan; Có khả năng tuyên truyền, đối thoại về chính sách BHTG đến công chúng và người gửi tiền; Thể hiện được vai trò, vị trí của BHTGVN trong tham gia KSĐB.
c.Phối hợp trong tham gia Kiểm soát đặc biệt
Thông tư 11/2019/TT-NHNN đã quy định BHTGVN có vị trí và vai trò để thực hiện các nhiệm vụ mới được quy định trong Luật TCTD năm 2017. BHTGVN cần nghiên cứu, triển khai biện pháp phối hợp vớiCQTTGSNHtrong công tác thanh tra, kiểm tra, cung cấp, trao đổi thông tin về TCTD nói chung, TCTD được KSĐB nói riêng để BHTGVN có đủ thông tin trong tham gia xử lý các TCTD yếu kém. Với NHNN các địa phương, BHTGVN cần có mối quan hệ phối hợp, nắm bắt, chia sẻ thông tin; Phối hợp có hiệu quả trong KSĐB, tuyên truyền, đối thoại và xử lý các tình huống phát sinh. Với Ban KSĐB cần có sự phối hợp chặt chẽ để cán bộ BHTGVN tham gia Ban KSĐB có điều kiện thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN.
d. Xác minh, đối chiếu về tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền
Với chức năng bảo vệ người gửi tiền, khi TCTD hoạt động bình thường, BHTGVN bảo vệ người gửi tiền thông qua hoạt động giám sát, kiểm tra góp phần đảm bảo an toàn, lành mạnh hoạt động của TCTD. Khi TCTD được đặt vào KSĐB, BHTGVN tham gia ban KSĐB, ngoài thực hiện nhiệm vụ do trưởng ban phân công, cán bộ BHTGVN thực hiện nhiệm vụ trực tiếp xác minh, đối chiếu về tiền gửi và người gửi tiền để dự kiến phương án chi trả của BHTGVN hoặc hỗ trợ TCTD thực hiện chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Trong thời gian vừa qua, BHTGVN đã thực hiện tương đối tốt việc này, được các Ban KSĐB, NHNN địa phương xác nhận.
Thực tế, có nhiều QTDND được đặt vào KSĐB kéo dài nhiều năm, số liệu về tiền gửi và người gửi tiền ít thay đổi, nhiều QTDND đã chấm dứt hoạt động, nhưng chưa phát sinh nghĩa vụ chi trả BHTG, được các NHTMCP tham gia xử lý chi trả nên có ý kiến cho rằng: BHTGVN cần xem xét lại có nên tiếp tục thực hiện Hướng dẫn 415/BHTG-TPCTngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn
kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND về xác minh, đối chiếu lên danh sách dự kiến chi trả về tiền gửi và người gửi tiền hay không.
Văn bản Hướng dẫn 415/BHTG-TPCTngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND được Tổng giám đốc BHTGVN ban hành để thực hiện nhiệm vụ KSĐB theo Thông tư 07/2013/TT-NHNN trước khi Luật các TCTD năm 2017 có hiệu lực thi hành; Tuy nhiên, Luật TCTD năm 2017 quy định BHTGVN có một số nhiệm vụ mới như: tham gia đánh giá tính khả thi phương án phục hồi, cho vay đặc biệt, tham gia xây dựng phương án phá sản. Khi thực hiện những nhiệm vụ trên đây, BHTGVN đều phải căn cứ vào phương án chi trả tiền gửi trong thời gian KSĐB. Vì vậy, việc xác minh, đối chiếu về tiền gửi và người gửi tiền theo Hướng dẫn 415/BHTG-TPCTngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND cần được tiếp tục thực hiện.
e.Công tác tuyên truyền, đối thoại
Các QTDND được đặt vào KSĐB là những QTDND mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, làm giảm lòng tin của người gửi tiền và công chúng, gây mất an ninh, chính trị tại địa phương, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng; Do đó, trong tham gia KSĐB, BHTGVN cần phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, đối thoại theo nhiều hình thức linh hoạt về chính sách BHTG để người gửi tiền yên tâm, tránh tâm lý hoang mang, hạn chế lan truyền thông tin xấu ảnh hưởng đến TCTD, góp phần bảo vệ người gửi tiền và an toàn hoạt động ngân hàng.
3.1.3.2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào quá trình tái cơ cấu Qũy tín dụng nhân dân theo Luật các Tổ chức tín dụng 2017
a. Tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi
Trong các phương án cơ cấu lại TCTD được KSĐB, phương án phục hồi là phương án được triển khai thực hiện trước tiên nhằm giúp TCTD đó trở lại hoạt động bình thường, trường hợp không thể phục hồi được thì áp dụng các phương án cơ cấu khác.
BHTGVN có trách nhiệm tham gia ý kiến với Ban KSĐB về đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi; Vì vậy, đặt ra yêu cầu BHTGVN phải tham gia ý kiến đánh giá đảm bảo chất lượng, khách quan, phản ánh đúng thực trạng hoạt động và tình hình tài chính của TCTD được KSĐB đó.
Triển khai thực hiện Luật TCTD năm 2017 về đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi, BHTGVN đã ban hành Hướng dẫn về Đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi QTDND được KSĐB, trong đó quy định các chi nhánh BHTG khu vực tham gia ý kiến đối với các TCTD được KSĐB trên địa bàn quản lý. Hướng dẫn cũng quy định rõ nội dung, tiêu chí, quy trình, cách thức đánh giá và tham gia ý kiến.
Trong thời gian vừa qua, BHTGVN đã tham gia ý kiến với Ban KSĐB và NHNN một số tỉnh, thành phố về đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi. Đây là kinh nghiệm tốt cần được tổng kết, rút kinh nghiệm để việc tham gia ý kiến đánh giá được khách quan, phản ánh trung thực, thực chất hoạt động của QTDND được KSĐB.
Để thực hiện được mục đích và yêu cầu trên đây, cán bộ tham gia KSĐB cần nắm chắc các thông tin về thực trạng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, khả năng thu hồi nợ xấu, phương án và lộ trình thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt để làm cơ sở tham mưu cho ban lãnh đạo chi nhánh và BHTGVN có ý kiến đánh giá xác đáng về phương án phục hồi TCTD được KSĐB đó.
Đây là hoạt động nghiệp vụ mới, BHTGVN cần nghiên cứu, biên soạn tài liệu và tổ chức các khóa đào tạo cho cán bộ làm công tác tham gia KSĐB nắm chắc về nội dung, phương pháp đánh giá để thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình khi được cử tham gia Ban KSĐB.
b. Cho vay đặc biệt Qũy tín dụng nhân dân được Kiểm soát đặc biệt
BHTGVN đã ban hành Quy chế và Hướng dẫn cho vay đặc biệt để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Trong 3 hình thức cho vay đặc biệt đều được thực hiện theo quy trình, thủ tục thống nhất từ chi nhánh đến Trụ sở chính để tham mưu cho Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định.
Mục đích của cho vay đặc biệt là giúp TCTD được KSĐB có nguồn vốn chi trả tiền gửi cho người gửi tiền và đáp ứng một số nhu cầu cần thiết để TCTD đó trở lại hoạt động bình thường.
Trong cho vay đặc biệt, cho vay thanh khoản (cho vay theo thỏa thuận) yêu cầu đặt ra là TCTD phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Vì vậy, việc kiểm tra, xác minh, thẩm định giá trị thực của tài sản đảm bảo có ý nghĩa rất quan trọng đến việc BHTGVN quyết định cho vay đặc biệt hay không. Cho vay thỏa thuận, việc xem xét hồ sơ và quyết định cho vay hoàn toàn thuộc trách nhiệm về BHTGVN. Cho vay theo phương án phục hồi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho vay theo chỉ định của NHNNVN, BHTGVN xem xét, triển khai việc thực hiện cho vay đặc biệt.
Cho vay đặc biệt khác với cho vay hỗ trợ trước đây của BHTGVN, cho vay hỗ trợ được triển khai khi TCTD mất khả năng thanh khoản tạm thời và chưa được đặt vào tình trạng KSĐB nên khả năng thu hồi vốn của BHTGVN được đảm bảo hơn. Cho vay đặc biệt khi TCTD đã được đặt vào KSĐB, mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, không có tài sản đảm bảo nên việc cho vay đặc biệt và thu hồi khoản vay của BHTGVN gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay đặc biệt phải nắm vững quy trình, thủ tục về cho vay đặc biệt, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, phòng ngừa rủi ro và vi phạm pháp luật. Công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về cho vay đặc biệt cần được triển khai trong toàn hệ thống, để đội
ngũ cán bộ làm công tác KSĐB nói chung và cán bộ nghiệp vụ nói riêng nắm vững các quy định của pháp luật và của BHTGVN về cho vay đặc biệt.
Hằng năm, cần được tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động cho vay đặc biệt và nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn về cho vay đặc biệt để công tác này ngày càng hoàn thiện, góp phần tích cực vào quá trình cơ cấu lại các TCTD yếu kém có hiệu quả.
c. Mua trái phiếu dài hạn của Tổ chức tín dụng hỗ trợ Qũy tín dụng nhân dân được Kiểm soát đặc biệt
Mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ là hình thức BHTGVN gián tiếp hỗ trợ vốn cho TCTD được KSĐB thông qua một TCTD hoạt động tốt và có năng lực tài chính. Việc mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ để hỗ trợ TCTD được KSĐB sẽ giúp cho BHTGVN đa dạng hóa hình sử dụng vốn, hạn chế được rủi ro và thu hồi được vốn hỗ trợ.
Đây là nhiệm vụ mới, BHTGVN cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy chế về mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ, trong đó quy định các tiêu chí, điều kiện và quy trình, thủ tục, thẩm quyền quyết định việc mua trái phiếu của TCTD hỗ trợ.
Trong thực tiễn, BHTGVN đã triển khai việc mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN; Vì vậy, cần rút kinh nghiệm tốt trong việc mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN để có thể áp dụng triển khai mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ có hiệu quả.
d. Tham gia xây dựng phương án phá sản
Các văn bản pháp luật quy định về thủ tục phá sản TCTD tương đối đầy đủ theo quy trình dưới đây:
1) Ban KSĐB đánh giá thực trạng TCTD được KSĐB và đề xuất NHNN về chủ trương cơ cấu lại TCTD (phá sản)
2) Trong vòng 60 ngày, từ khi nhận được để xuất của Ban KSĐB,
NHNN trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản TCTD
3) Trong thời hạn 30 ngày, từ khi nhận được đề nghị của NHNN, Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương phá sản TCTD
4) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản TCTD, Ban KSĐB phối hợp với BHTGVN xây dựng phương án phá sản TCTD trình NHNN xem xét (trường hợp phá sản QTDND, Ban KSĐB phối hợp với QTDND, BHTGVN, NHHTX xây dựng phương án phá sản)
5) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án phá sản, NHNN trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản TCTD
6) Sau khi nhận được phê duyệt của Chính phủ về phương án phá sản TCTD, NHNN có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản
7) Sau khi có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản (điểm 6 trên) thì phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm của BHTGVN
8) TCTD làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản
9) Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của TCTD, Tòa án xem xét mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng thủ tục thanh lý tài sản của TCTD theo quy định của pháp luật về phá sản
10) Sau khi thẩm phán chỉ định quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, thì NHNN thu hồi giấy phép của TCTD
Như vậy, pháp luật về phá sản TCTD đã quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm, thủ tục xử lý TCTD theo phương án phá sản. Tuy nhiên, xử lý phá sản TCTD là vấn đề nhạy cảm và phức tạp, cần phải xem xét để xử lý vào thời điểm thích hợp.