Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 2

Tính đa dạng thể hiện ở: trên thế giới có nhiều dạng mô hình và trong một nước cũng có nhiều tổ chức độc lập, cùng hoạt động theo pháp luật, mỗi tổ chức đó thực hiện BHTG cho hệ thống theo những phạm vi nhất định.


Nhìn tổng quát trong số 22 nước đã nghiên cứu: có 11 tổ chức công, là những tổ chức thuộc nhà nước (Canada, Aixơlen, ấn Độ, Hà Lan, Nigenia, Philippin, Đài Loan, Mỹ, Trinidad & Tobaco); 8 tổ chức tư của các ngân hàng lập nên (Đan Mạch, Pháp, Đức, Aixơlen, ý, Lucxambua, Nauy, Thuỵ Sỹ); 4 tổ chức là hỗn hợp công tư (Bỉ, Hung gari, Nhật, Anh).


Cũng có quốc gia hiện nay có nhiều tổ chức BHTG (Aixơlen, Nauy, Pháp, Mỹ, Đức). Aixơlen: Có quỹ BHTG cho các ngân hàng thương mại, là một tổ chức bán công, thành lập từ năm 1986, lại có quỹ BHTG cho các ngân hàng tiết kiệm, là một tổ chức tư cùng thành lập năm 1986. Nauy, có 3 quỹ BHTG riêng biệt, đều là những tổ chức tư (1921, thành lập quỹ BHTG ngân hàng thương mại; 1938, thành lập quỹ BHTG ngân hàng tiết kiệm; 1991, thành lập quỹ BHTG ngân hàng chính phủ). Pháp cũng có nhiều tổ chức BHTG theo từng loại hình TCTD (mỗi hệ thống TCTD có tổ chức BHTG của hiệp hội của tổ chức đó. Riêng các ngân hàng tương tế, ngân hàng HTX không phải ra nhập BHTG, vì họ đã được bảo đảm khả năng thanh toán ngay trong hệ thống). Nhìn vào lịch sử phát triển BHTG ở Đức, thấy có ba loại hình: Thứ nhất là của nhà nước, tức là nhà nước đứng ra bảo hiểm cho những người gửi tiền (đến nay, nhà nước chỉ thực hiện đối với người gửi tiền ở các quỹ tiết kiệm); Thứ hai, thông qua hệ thống bảo hiểm chung (SBIC) thuộc công ty bảo toàn liên bang; Thứ ba, hình thức bảo hiểm do TCTD kết hợp với nhau, đó là mô hình bảo toàn tiền gửi, do các hiệp hội lập ra. Chỉ riêng loại này ở Đức có 3 mô hình bảo toàn tiền gửi của ba nhốm tổ chức tín dụng khác nhau: Nhóm tổ chức tiết kiệm, các hợp tác xã tín dụng và các ngân hàng tư nhân.

Có thể thấy rằng, BHTG phát triển tương đối mạnh mẽ ở các nước trên thế giới qua các thời kỳ với nhiều hình thức và mô hình khác nhau cùng hoạt động bổ sung, tương hỗ cho nhau.


II. nội dung của bhtg


1. Đối tượng tham gia BHTG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.


Đối tượng tham gia bảo hiểm là các quỹ tín dụng nhân dân. Bảo hiểm chỉ bảo hiểm trách nhiệm của quỹ đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Bảo hiểm tiền gửi và thị trường bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - 2


2. Phạm vi của BHTG


Trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống, con người có thể gặp rủi ro như: thiên tai, hoả hoạn, ốm đau, tai nạn. . . Đặ biệt trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế ngoài các rủi ro trên còn có thể gặp các rủi ro do quy luật cạnh tranh mang lại. Các rủi ro này có thể làm doanh nghiệp bị phá sản.

Các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp khác cũng có thể gặp các rủi ro và hơn thế nưã với hoạt động đặc biệt là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, hệ số rủi ro của các ngân hàng thương mại cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác. Các chuyên gia ngân hàng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Có những rủi ro khách quan do các hiện tượng thiên nhiên và xã hội diễn biến phát triển phức tạp ngoài tầm kiểm soát của con người, khả năng

dự tính, dự báo của con người còn bị hạn chế, có những rủi ro chủ quan do sự bất cập của con người, có những rủi ro do cơ chế, do đạo đức của cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rủi ro này đều được bảo hiểm. Chính vì vậy, tổ chức BHTG đã quy định những rủi ro nào được bảo hiểm, những rủi ro nào không được bảo hiểm.


a. Các rủi ro được bảo hiểm


Trong bảo hiểm tiền gửi các rủi ro sau được bảo hiểm:


Sự phá sản của quỹ tín dụng


Phá sản là trường hợp quỹ tín dụng không thể trả nợ một cách đầy đủ hoặc quỹ tín dụng không thể tiếp tục kinh doanh vì bị thiếu vốn. Trong trường hợp này, các công việc của quỹ phải giao cho ban thanh lýtài sản xử lý các tài sản còn lại theo đúng quy định pháp lý về phá sản của Nhà nước.


Sự giải thể bắt buộc của quỹ tín dụng


Giải thể bắt buộc là do không tuân thủ các quy tắc, luật lệ của Nhà nước hoặc có thể do chủ nợ đề nghị toà án ra lệnh tuyên bố giải thể vì quỹ tín dụng từ chối thanh toán và chỉ có cách này mới hi vọng thu hồi được tiền.

Phải chấp hành lệnh thanh lý vì một lý do khác với việc phá sản hay mất khả năng thanh toán của quỹ tín dụng

Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy quỹ mặc dù vẫn có khả năng thanh toán nhưng không đúng mục đích đã đề ra, không muốn toà án can thiệp mà quyết định thanh lý quỹ không cho hoạt động tiếp. Trong trường hợp này, bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường cho những người gửi tiền nhưng sẽ được thế quyền để hưởng số tiền thanh lý tài sản hay đòi nợ.


Giải thể tự nguyện do bị đặt trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của quỹ tín dụng


Tình trạng có nguy cơ dẫn đến phá sản của quỹ tín dụng là tình trạng quỹ tín dụng bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc gặp khó khăn khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên không muốn toà án can thiệp, các cổ đông của quỹ chấp nhận tuyên bố giải thể. Trong trường hợp này, bảo hiểm cũng có trách nhiệm bồi thường đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn mà quỹ không thanh toán hết sau khi có quyết định giải thể.


Không thể thựcc hiện việc thanh toán cho những người gửi tiền vì một mệnh lệnh của toà án đối với quỹ tín dụng


Xảy ra trong trường hợp quỹ tín dụng cố ý không thanh toán nợ và chủ nợ đệ đơn lên toà án để có lệnh bắt buộc quỹ phải tuyên bố phá sản hay thanh lý để trả nợ các chủ nợ cho rằng chỉ có cách này họ mới thu được nợ. Lệnh của toà án cũng được áp dụng khi:


-Quỹ tín dụng không có phương án hoà giải và có giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của quỹ theo yêu cầu của toà án.


-Quỹ tín dụng không tham gia hội nghị chủ nợ để trình bày các phương án hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng.


-Trong thời hạn tổ chức lại kinh doanh, quỹ tín dụng vi phạm nghiêm trọng những thoả thuận tại hội nghị của chủ nợ và các chủ nợ yêu cầu tuyên bố phá sản.


-Hết thời hạn tổ chức lại kinh doanh mà quỹ tín dụng vẫn kinh doanh khônh có hiệu quả và các chủ nợ yêu cầu toà án phải có tuyên bố phá sản quỹ tín dụng.


b. Các rủi ro loại trừ


Những rủi ro loại trừ (không thuộc phạm vi bảo hiểm) là những rủi ro gây ra sự phá sản, thanh lý hay giải thể một quỹ tín dụng trong các trường hợp:


Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ tín dụng, thanh toán đã nêu trong pháp lệnh ngân hàng của quỹ tín dụng.


Quỹ tín dụng có điều lệ và quy chế hoạt động riêng nhưng cũng phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu quỹ tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định về tiền tệ, tín dụng thanh toán của ngân hàng dẫn đến phá sản thì bảo hiểm không bồi thường.


Giải thể tự nguyện vì nguyên nhân


-Do cổ đông nhận thức thấy mục tiêu khi thành lập quỹ không đạt được.


-Do cổ đông muốn thu hồi lại vốn hoặc có nhu cầu cải tổ lại cơ cấu của quỹ tín dụng.


Ngừng hoạt động do những nguyên nhân


Quỹ tín dụng ngừng hoạt động vì chiến tranh, đình công, bạo loạn dân sự, nội chiến. Đây là những rủi ro loại trừ thông thường, không liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ. Khi quỹ tín dụng bị phá sản, thanh lý, giải thể do các rủi ro này bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm cho những người gửi tiền có kỳ hạn.


3. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm


a. Số tiền bảo hiểm


Số tiền bảo hiểm là số dư tiền gửi có kỳ hạn trong báo cáo số dư tiền gửi mỗi quý của quỹ tín dụng.


b. Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là số tiền quỹ tín dụng phải trả cho người bảo hiểm để bảo hiểm số dư tiền gửi có kỳ hạn của quỹ tại thời điểm cuối mỗi quý. Phí bảo hiểm mà quỹ tín dụng trả cho người bảo hiểm theo từng quý được tính theo công thức:


P mx

R 365

x90


Trong đó: P: Phí bảo hiểm theo quý;


m: Số dư tiền gửi có kỳ hạn; R: Tỷ lệ phí bảo hiểm;

90: Số ngày của một quý; 365: Số ngày trong năm;


Vì bảo hiểm chỉ bảo hiểm các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Do đó khi báo cáo số dư tiền gửi, các quỹ tín dụng phải phân loại:


-Những khoản tiền gửi không kỳ hạn.


-Những khoản tiền gửi có kỳ hạn.


Trên cơ sở phân loại quỹ, cuối mỗi quý, quỹ tín dụng có thể tính phí bảo hiểm và trả cho người bảo hiểm.

4. Các hình thức của BHTG


a. BHTG bắt buộc


Chính vì BHTG có vai trò quan trọng đặc biệt nên nó luôn là một bộ phận trong chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước về tài chính tiền tệ của mỗi quốc gia. ở hầu hết các nước, việc tham gia BHTG của các TCTD là bắt buộc theo pháp luật như "luật BHTG ngân hàng của Canada", "Luật về ngành tín dụng" của Đức, "Luật BHTG " của Nhật, "Luật DDO EF No 94-6" của Pháp. . . Trong đó, luật quy định rất cụ thể buộc các ngân hàng và các TCTD phải tham gia BHTG. Chẳng hạn, "Luật DDO EF No 94-6" của Pháp thông qua ngày 08/08/1994 bắt buộc tất cả các TCTD được cấp giấy phép hoạt động trên lãnh thổ của Pháp phải có nghĩa vụ tham gia vào hệ thống BHTG. ở Việt Nam, tổ chức BHTG tuy mới được thành lập năm 2000 nhưng nó cũng bắt buộc các ngân hàng và các TCTD phải tham gia.


b. BHTG tự nguyện


Ngoài hình thức BHTG ra, các TCTD và các ngân hàng còn tự lập cho mình hệ thống bảo toàn tiền gửi nhằm tương hỗ nghề nghiệp giữa các hội viên ngân hàng. Đây cũng là một tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, giữ cho hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn ổn định, và bảo vệ uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, đảm bảo độ tin cậy của người gửi tiền vào các ngân hàng thương mại. Quỹ của tổ chức bảo toàn tiền gửi do các hội viên của hiệp hội ngân hàng tự nguyện đóng góp. Chính vì vậy, việc tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi là không bắt buộc mà mang tính tự nguyện.

Xem tất cả 65 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí