Thực Trạng Hoạt Động Kiểm Soát Đặc Biệt Của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam‌ 43672


các quy định pháp luật về BHTG; kiến nghị NHNN xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHTG.

BHTGVN đã thực hiện nghiệp vụ giám sát đối với 100% các tổ chức tham gia BHTG tính đến cuối tháng 6/2019. Công tác phối hợp trong triển khai việc cung cấp thông tin giữa NHNN và BHTGVNtrong công tác giám sát từ xa theo quy định tại Thông tư 34/2016/TT-NHNN ngày 28/12/2016 của NHNNVN đã được thực hiện tương đối tốt.

Ngoài ra, BHTGVNcòn thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động của tổ chức tham gia BHTG, đặc biệt với các QTDND xếp loại 4, 5 và được đặt vào KSĐB; hoàn thành các báo cáo giám sát chung và giám sát chuyên sâu theo định kỳ tháng, quý đối với các tổ chức tham gia BHTG. Kết quả giám sát trong thời gian qua cho thấy tình hình QTDND yếu kém có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Những vấn đề còn tồn tại, sai sót đều được BHTGVN tìm hiểu, phân tích rõ nguyên nhân và có kiến nghị với các đơn vị được kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời cũng như chấn chỉnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật. BHTGVN cũng đồng thời thông báo, kiến nghị NHNN cấp tỉnh, thành phố đóng trên địa bàn xem xét, xử lý; kiến nghị, đề xuất thiết thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính sách đối với các tổ chức tham gia BHTG.

Quản lý và sử dụng nguồn vốn

Theo quy định tại Luật BHTG, Nguồn vốn hoạt động của BHTGVN bao gồm: “1. Vốn điều lệ của tổ chức BHTG do ngân sách nhà nước cấp; 2. Nguồn thu từ phí BHTG; 3. Nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTG; 4. Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật”. BHTGVN được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN.


Công tác quản lý và đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được thực hiện đúng quy định, an toàn, hiệu quả, góp phần phát triển nguồn vốn, đem lại nguồn thu bổ sung cho quỹ dự phòng nghiệp vụ, nâng cao năng lực tài chính của BHTGVN.

Tính đến ngày 30/06/2019, tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đã đầu tư của BHTGVN là 52.000 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ năm 2018). Hầu hết lượng vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN đã được đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. BHTGVN hiện đang tập trung nghiên cứu phương án mua trái phiếu dài hạn của các TCTD hỗ trợ theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD năm 2017.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Chi trả Bảo hiểm tiền gửi

Luật BHTGVN quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của NHNN trong từng thời kỳ. Kể từ ngày 05/8/2017, hạn mức trả tiền bảo hiểm được nâng lên mức 75 triệu đồng từ mức 50 triệu đồng trước đây theo Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/06/2017 về hạn mức trả tiền bảo hiểm. BHTGVN đã đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ nâng hạn mức BHTG lên 125 triệu đồng.

Hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - 6

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm của BHTGVN phát sinh từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt KSĐB hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tham gia BHTGV vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả cho người gửi tiền.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, BHTGVNcó trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm.

Trong gần 20 năm hoạt động, BHTGVN chi trả tiền gửi cho 1.793 người gửi tiền tại 39 QTDND với tổng số tiền gần 27 tỷ đồng, đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời, đúng quy định pháp luật. Thông qua hoạt động chi trả


BHTGVN đã giúp củng cố niềm tin của người gửi tiền, tạo điều kiện cho các QTDND huy động vốn dễ dàng hơn từ dân cư, đẩy mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các QTDND.

Tham gia Kiểm soát đặc biệt và xử lý các Tổ chức tín dụng

Luật BHTG, Thông tư 07/2013/TT-NHNN được ban hành đã tạo ra khung pháp lý về hoạt động KSĐB của BHTGVN đối với TCTD nói chung và QTDND nói riêng. Trong thời gian qua đã có nhiều TCTD được đặt vào tình trạng KSĐB, tuy nhiên BHTGVN mới tham gia Ban KSĐB tại hầu hết các QTDND được KSĐB, góp phần cùng Ban KSĐB, NHNN chi nhánh và các cơ quan liên quan giúp các QTDND trở lại hoạt động bình thường góp phần vào an toàn hoạt động ngân hàng và bảo vệ quyền, lợi ích của người gửi tiền.

Để chủ động, kịp thời trong phối hợp với NHNN xử lý các QTDND yếu kém, có vấn đề, BHTGVN đã thành lập Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với QTDND có vấn đề theo Quyết định số 211/QĐ-BHTG132 ngày 10/04/2015 của Tổng giám đốc BHTGVN. Theo đó, Ban chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với QTDND có vấn đề (gọi tắt là Ban chỉ đạo) do Tổng giám đốc BHTGVN thành lập và Tổ chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý đối với QTDND có vấn đề (gọi tắt là Tổ chỉ đạo) do Giám đốc Chi nhánh BHTGVN thành lập nhằm chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý một cách thường xuyên và toàn diện đối với QTDND có vấn đề.

Hoạt động của Ban chỉ đạo và các tổ chỉ đạo được triển khai thống nhất, kịp thời, hiệu quả, đúng kế hoạch trong toàn hệ thống. BHTGVN đã tích cực kiểm tra, giám sát và tham gia quá trình KSĐB, chủ động theo dõi, tổng hợp cập nhật kịp thời diễn biến tình hình hoạt động của các QTDND có vấn đề.

Tính đến 30/6/2019, 33 QTDND đang được theo dõi và được KSĐB, trong đó 02 QTDND đã thực hiện chi trả BHTG, tiếp tục theo dõi theo chỉ đạo của NHNN; 03 QTDND thuộc diện lâm vào tình trạng KSĐB nhưng chưa


được KSĐB hoặc cần kiểm soát chặt chẽ; 28 QTDND được KSĐB (13 QTDND thuộc diện NHNN dự kiến xử lý pháp nhân; 15 QTDND mới phát sinh KSĐB, củng cố hoạt động và đang theo dõi), BHTGVN thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động và xác định số tiền dự kiến chi trả theo tháng và làm báo cáo đột xuất gửi NHNNVN nếu được yêu cầu.

Thanh lý và thu hồi tài sản

Luật BHTG quy định BHTGVNtrở thành chủ nợ của tổ chức tham gia BHTG đối với số tiền bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm kể từ ngày trả tiền bảo hiểm theo thông báo; được tham gia quản lý, thanh lý tổ chức tham gia BHTG theo quy định của pháp luật.

Đối với công tác thu hồi tài sản, BHTGVNtiếp tục theo dõi, đôn đốc bám sát kết quả hoạt động thanh lý 07 QTDND để tận thu số tiền bảo hiểm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, BHTGVNđã thu hồi được thêm 200 triệu đồng, nâng số tiền đã thu hồi được tại 7 QTDND lên 4,49 tỷ đồng. Số tiền đã chi trả bảo hiểm của BHTGVNvới tư cách chủ nợ còn phải thu hồi là 5,67 tỷ đồng.

Thông tin tuyên truyền

Theo quy định tại Luật BHTG: Tổ chức BHTG tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về BHTG, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức BHTG.

BHTGVNđã thí điểm tuyên truyền truyền thông qua hệ thống bưu điện, hướng tới đối tượng người gửi tiền tại các khu vực nông thôn với các poster được dán tại 493 Bưu điện văn hóa xã, đặt standee tại 59 bưu điện tỉnh/thành phố và huyện/thị xã có cung cấp dịch vụ tiết kiệm và các dịch vụ liên kết với ngân hàng; và phát tiểu phẩm tuyên truyền chính sách trên màn hình LCD tại các bưu điện tỉnh, thành phố.


BHTGVN đã tổ chức nhiều sự kiện truyền thông, giao lưu, tuyên truyền về chính sách BHTG nhằm tiếp cận hiệu quả hơn tới đông đảo công chúng như: tổ chức giao lưu, thi tìm hiểu về chính sách BHTG với cán bộ, giáo viên, sinh viên các trường Đại học; phối hợp với các Chi nhánh NHNN, các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức các sự kiện, hoạt động tuyên truyền về chính sách BHTG trên nhiều tỉnh thành trên cả nước.Các sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm và đánh giá cao của nhiều tổ chức, đoàn thể xã hội, người gửi tiền trên địa bàn.

Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền mang tính chất thường xuyên, BHTGVN đã xây dựng và thực hiện phương án tuyên truyền về hạn mức BHTG mới tới công chúng theo nội dung Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; phát hành tờ rơi chuyên biệt về hạn mức, xây dựng kịch bản tuyên truyền cho các QTDND có vấn đề và xử lý khủng hoảng truyền thông.

2.2. Thực trạng hoạt động Kiểm soát đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam‌

2.2.1 Giai đoạn trước khi có Luật Bảo hiểm tiền gửi‌

Trong giai đoạn từ 2005-2012 (trước khi có Luật BHTG), pháp luật không quy định vai trò của BHTGVN trong KSĐB đối với TCTD. Văn bản quy định về KSĐB đối với TCTD nói chung và QTDND nói riêng thực hiện theo Quyết định số 92/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế KSĐB đối với QTDND và Thông tư số 08/2010/TT-NHNN quy định về KSĐB đối với TCTD, cụ thể BHTGVN không có trong thành phần của Ban KSĐB:

“Điều 8.1. Ban KSĐB được thành lập theo Quyết định của Thống đốc NHNN, Trưởng ban do Thống đốc NHNN chỉ định.”& “Điều 8.3 Ban KSĐB phải có tối thiểu 3 thành viên, thành viên Ban KSĐB phải có đủ các tiêu chuẩn sau:


3.1. Là cán bộ của Chi nhánh NHNN, thuộc các phòng: quản lý các TCTD, tổng hợp (nơi không có phòng quản lý các TCTD), Thanh tra, Quản lý ngoại hối, Kế toán, Tín dụng;

3.2. Có trình độ, kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ chuyên môn và có thời gian công tác trong ngành ngân hàng ít nhất là 03 năm;

3.3. Không phải là cổ đông, bố, mẹ, vợ, chồng, con của một trong các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD cổ phần được KSĐB.”) Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN ngày 23/6/1998;

“Điều 11. Cơ cấu tổ chức của Ban KSĐB

1. Ban KSĐB phải có tối thiểu 03 thành viên trong đó có 01 thành viên là Trưởng Ban.

2. Thành viên Ban KSĐB là cán bộ tại các đơn vị có liên quan thuộc NHNN, NHNN Chi nhánh, hoặc là cán bộ của TCTD khác do Thống đốc đề nghị.”

“Điều 13. Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Ban KSĐB

1. Là cán bộ của NHNN, NHNN Chi nhánh, và TCTD khác (khi cần thiết).

2. Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm trong quá trình thực hiện việc KSĐB tại TCTD.

3. Có tối thiểu 03 năm công tác trong ngành ngân hàng.

4. Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của TCTD được đặt trong tình trạng KSĐB.

5. Ngoài những quy định nêu tại Khoản 1, 2, 3 và 4 trên đây, Trưởng Ban KSĐB phải là cán bộ lãnh đạo cấp Vụ trở lên thuộc các Vụ, Cục chuyên môn tại NHNN hoặc là lãnh đạo NHNN Chi nhánh.” Thông tư số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010.


Các văn bản pháp luật về BHTG chỉ quy định một điều khoản đối với trường hợp TCTD bị đặt trong tình trạng KSĐB thì Ban KSĐB có trách nhiệm thông báo định kỳ về hoạt động của tổ chức đó cho tổ chức BHTG để phối hợp xử lý (Điều 14.4 Nghị định 89/1999/NĐ-CP).

Theo quy định về pháp luật BHTG (Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về BHTG), BHTGVN có chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của TCTD, bảo đảm sự phát triển an toàn lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Tại thời điểm này, BHTGVN có đã một tổ chức bộ máy tương đối hoàn chỉnh, hệ thống các chi nhánh trực thuộc; có các nghiệp vụ về giám sát, kiểm tra, thu phí và xử lý nợ, hỗ trợ tài chính; đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính - ngân hàng, đã tham gia xử lý, chi trả hàng chục QTDND đổ vỡ trong phạm vi cả nước.

2.2.2 Giai đoạn từ khi có Luật Bảo hiểm tiền gửi đến khi có Luật sửa đổi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2017‌

Trong giai đoạn từ 2013-2017 (từ khi Luật BHTG có hiệu lực), BHTGVN đã có thêm nhiệm vụ mới là tham gia Ban KSĐB.Thực hiện Luật BHTG, mặc dù pháp luật không quy định rõ về chức năng nhiệm vụ của BHTGVN trong tham gia KSĐB, nhưng với chức năng bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền và góp phần an toàn hệ thống các TCTD, thì ngoài việc thực hiện nhiệm vụ do Trưởng Ban KSĐB phân công, cán bộ BHTGVN đã thực hiện nhiệm vụ của mình trong tham gia KSĐB.

Sau khi Luật BHTG được ban hành, BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN (Khoản 13 Điều 13 của Luật BHTG). Cụ thể, theo Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 của NHNNVN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm: (i) Cử cán bộ tham gia


Ban kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước; (ii) Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; (iii) Nhận các quyết định kiểm soát đặc biệt.

2.2.2.1. Nghiệp vụ tham gia Kiểm soát đặc biệt Về cơ sở pháp lý

Sau khi Luật BHTG có hiệu lực, BHTGVN đã xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động tham gia KSĐB của BHTGVN. Năm 2016, BHTGVN đã Ban hành văn bản 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc hướng dẫn tạm thời BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với TCTD là QTDND.

BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN (Khoản 13 Điều 13 của Luật BHTG). Cụ thể, theo Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 của NHNNVN quy định về KSĐB đối với TCTD, BHTGVN có trách nhiệm: (i) Cử cán bộ tham gia Ban KSĐB theo yêu cầu của NHNN; (ii) Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN chi nhánh, Ban KSĐB, BHTGVN có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến KSĐB đối với TCTD; (iii) Nhận các quyết định KSĐB.

Hội đồng quản trị đã ban hành quy chế về chức năng, nhiệm vụ của phòng tham gia KSĐB, Tổng giám đốc đã ban hành hướng dẫn 415/BHTG- TPCT ngày 27/6/2016 về việc hướng dẫn kiểm tra, xác định số tiền chi trả và xây dựng phương án chi trả bảo hiểm đối với QTDND, Hướng dẫn số 1215/HD-BHTG ngày 09/12/2016 về việc hướng dẫn tạm thời BHTGVN tham gia vào quá trình KSĐB đối với QTDND để hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể về tham gia công tác KSĐB.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí