Những Thay Đổi Trong Thu Nhập Và Chi Tiêu Của Người Tiêu Dùng Việt Nam

3.1.2. Những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam

Kinh nghiệm của các hãng bán lẻ lớn trên thê giới đã cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để quyết định có kinh doanh siêu thị tại khu vực đó hay không. Ở Việt Nam hiện nay, nếu tính theo sức mua ngang giá thì có thể phát triển kinh doanh siêu tại các khắp các thành phố và đô thị lớn và vừa.

Theo dự báo mới đây của Bộ Công Thương, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57% năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/ năm. Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/nguời/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400

đồng/người/tháng. Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng.22

Những con số dự báo trên cho thấy triển vọng phát triển to lớn cho ngành dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại. Khi thu nhập được cải thiện, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua sắm tại những cửa hàng vệ sinh, tiện nghi, sang trọng. Trong một vài năm tới, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi chắc chắn sẽ là sự lựa chọn của đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình trở lên.

3.1.3. Mức độ siêu thị hoá và lối sống công nghiệp

Siêu thị, đại siêu thị và các loại cửa hàng bán lẻ hiện đại gắn với quá trình đô thị hoá, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn. Là một quốc gia đang phát triển và đang tiến hành CNH-HĐH trên mọi lĩnh vực, Việt Nam sẽ xây dựng hàng loạt đô thị lớn để thích ứng với trình độ phát triển chung của thế giới. Quá trình đô thị hoá sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của đại bộ phận cư dân thành thị... Việt Nam sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những loại hình bán lẻ

22 Nguồn: Bộ Công thương, "Đề án phát triển thương mại trong nước"

hiện đại quy mô hơn, kinh doanh chuyên nghiệp hơn bây giờ và đó sẽ là những cửa hàng phổ biến trong tương lai.

3.1.4. Lợi thế cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại so với các loại hình bán lẻ truyền thống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu những hệ thống bán lẻ hiện đại đã chứng tỏ tính ưu việt của mình so với hệ thống bán lẻ truyền thống. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại rõ ràng là có nhiều ưu điểm so với các loại hình bán lẻ vẫn có trong mạng lưới phân phối ở nước ta nhờ sự tiện lợi, bài trí lịch sự văn minh và phương thức bán hàng tự phục vụ khá mới mẻ. Xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Xu thế hiện đại hóa các loại hình thương mại là xu hướng chung của thế giới, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu khi kinh tế xã hội đang phát triển trong xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2010 kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40%, bằng với Trung Quốc hiện nay và đến năm 2020, chiếm khoảng 60% bằng với Thái Lan hiện nay. Quá trình chuyển dịch hệ thống phân phối truyền thống đến hiện đại tại các nước như Mỹ mất 80 năm các nước Châu âu là 30 năm, Malaysia và Thái Lan: 10 năm, Trung Quốc: 5 năm. Thời gian chuyển dịch cơ cấu hệ thống phân phối ngày càng được rút ngắn do đó việc đề ra định hướng và giải pháp để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại là một yêu cầu cấp bách.

Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 11

3.2. Xu hướng thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1. Xu hướng kinh doanh chuyên môn hóa mặt hàng

Tiêu biểu nhất là loại hình siêu thị, trung tâm thương mại chuyên doanh một nhóm hàng nhất định như điện tử, điện thoại di động, mỹ phẩm-thời trangCác siêu thị chuyên doanh gần đây phát triển mạnh và ngày càng chứng tỏ ưu thế của mình. Đến với những siêu thị, trung tâm thương mại này, người mua được lựa chọn thoải mái sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau với chất lượng đảm bảo và tiện lợi hơn nhiều so với phải đến từng cửa

hàng riêng lẻ. Ngoài ra, người mua còn được tư vấn mua hàng và hưởng các dịch vụ chăm sóc khách hàng, bảo hành, khuyến mại lớntừ nhà bán lẻ. Các doanh nghiệp tiêu biểu nhất kinh doanh hàng điện máy là Sài Gòn Nguyễn Kim-doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này, Pico Plaza, Best Carings (siêu thị nhượng quyền của tập đoàn Best Denki - Nhật Bản)Các siêu thị, trung tâm thương mại chuyên về thời trang có Diamond Plaza, Zen Plaza, Ruby Plaza (chuyên về trang sức và mỹ phẩm), Vinatex của Tập đoàn dệt may Việt Nam. Các siêu thị và trung tâm thương mại kinh doanh nội thất lớn có thể kể đến: Melinh Plaza (tổ hợp thương mại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất), Phố Xinh, Nhà Đẹp, An Duong Home CenterLoại hình này đang phát triển nhanh nhưng so với nhu cầu mua sắm của người dân thì số lượng trên vẫn khiêm tốn. Do vậy có thể dự đoán hình thức bán lẻ chuyên doanh này sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới.

3.2.2. Xu hướng cạnh tranh toàn cầu hóa

Các chiêu thức khuyến mãi, giảm giá ồ ạt với các mặt hàng kém chất lượng đã không còn là phương thức cạnh tranh hiệu quả trong thời toàn cầu hóa, nhất là khi đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc thu hút và giữ chân khách hàng là vấn đề chất lượng và hậu mãi. Cũng vẫn là mặt hàng đó nhưng doanh nghiệp nào có chất lượng phục vụ tốt hơn, đưa ra chương trình hậu mãi hấp dẫn hơn, chế độ bảo hành tốt hơn sẽ "lôi kéo" được khách hàng đến với mình.

Những tập đoàn nước ngoài đã mang phương thức cạnh tranh về dịch vụ đến Việt Nam. Họ không chỉ mạnh về vốn, trình độ quản lý mà còn rất chuyên nghiệp chu đáo trong cung cách phục vụ và dịch vụ hậu mãi, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và được người tiêu dùng ủng hộ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và ngày càng phát triển nên xem xét, học hỏi bí quyết này.

3.2.3. Hệ thống phân phối truyền thống sẽ bị thu hẹp

Theo các chuyên gia thì mô hình bán lẻ tại Việt Nam sẽ phải đi theo xu hướng chung của khu vực và thế giới. Theo quy luật thì loại hình hiện đại sẽ thay thế dần loại hình truyền thống, quy mô của doanh nghiệp ngày càng lớn, xu hướng liên kết với nhau thành chuỗi thông qua liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư, nhượng quyền thương mại sẽ diễn ra ngày càng phổ biến... Sự liên kết hay còn gọi là tích tụ, tập trung kinh tế là quy luật tất yếu, sẽ diễn ra ngày càng nhiều khi nền kinh tế chuyển mạnh sang kinh tế thị trường.

Những thách thức đối với hệ thống phân phối truyền thống trong thời gian tới sẽ rất lớn, khác hẳn với những thách thức đã gặp phải trước đây. Đó là không khí cạnh tranh quyết liệt do hệ thống phân phối hiện đại phát triển bởi cả các nhà phân phối hùng mạnh trên thế giới lẫn các doanh nghiệp Việt Nam đang lớn dần lên. Đó là những thay đổi hoặc biến động liên tục của thị trường, của tình hình cung-cầu, giá cả, của phương thức kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ.

Các thị trường truyền thống và cửa hàng tạp hoá vẫn đóng vai trò quan trọng trong ngành thương mại bán lẻ Việt Nam và sẽ được hiện đại hoá cùng với các kế hoạch phát triển của đất nước. Một điều rất khó tránh khỏi là hệ thống phân phối truyền thống sẽ bị thu hẹp thị phần, giảm tỷ trọng trong thương mại nội địa.

Nghiên cứu thị trường bán lẻ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ trọng doanh thu bán lẻ của hệ thống phân phối truyền thống giảm từ giảm từ 82% xuống còn 77% trong năm 2005. Điều này được thể hiện rõ hơn khi số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 41.638 cửa hàng. Các chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới khi thị trường Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

3.2.4. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại sẽ được mở rộng

Tính ưu việt của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ giúp mô hình này ngày càng phát triển và dần thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống. Theo dự báo của

các chuyên gia, thị trường bán lẻ sẽ chịu sự chi phối ngày càng nhiều bởi kênh phân phối hiện đại khi hệ thống này ngày một mở rộng hơn.

Dự báo, trong thời gian tới, những cửa hàng siêu thị mini có điều hoà và sự liên kết giữa 2 mô hình siêu thị và những cửa hàng nhỏ sẽ trở nên phổ biến và thu hút được người tiêu dùng vốn có thói quen mua bán ở những cửa hàng bên đường. Nhịp độ thay đổi này sẽ nhanh hơn ở các khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi người tiêu dùng có thu nhập cao với sức mua tập trung.

Số lượng các siêu thị sẽ tăng lên một cách nhanh chóng do nhu cầu đang ngày càng tăng giữa những người tiêu dùng vì sự thuận tiện, nhất là khi họ đã có thói quen mua hàng trong các siêu thị đối với các loại hàng hoá từ thực phẩm cho đến hàng tiêu dùng lâu bền.

Không chỉ phát triển ở các thành phố lớn, các loại hình bán lẻ hiện đại sẽ mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh thành và cả vùng nông thôn. Mặc dù sức mua ở những khu vực này còn hạn chế, thêm vào đó là cơ sở hạ tầng nhìn chung nghèo nàn nhưng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay cùng với thay đổi lớn trong thu nhập của người dân thì triển vọng cho các hình thức bán lẻ hiện đại không phải là nhỏ.

3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020" được Bộ Công Thương xây dựng nhằm phát triển thị trường nội địa trong điều kiện hội nhập mới. Đây là đề án rất quan trọng và được kỳ vọng sẽ có tác động sắp xếp, tổ chức và thúc đẩy thị trường trong nước đủ sức cạnh tranh khi bước vào giai đoạn hội nhập hoàn toàn theo cam kết WTO.

3.3.1. Mục tiêu hướng tới của đề án

Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với

sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam.

Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến 2010 khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng. Đến 2010, đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến 2010 đạt trên 200 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,5%, đến năm 2020 đạt gần 450 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 15%. Trong đó cụ thể, đến 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng.

3.3.2. Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại

Các doanh nghiệp thuộc hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợisẽ liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các trang trại, các HTX, các chợ đầu mốiđể tạo nguồn hàng ổn định lâu dài.

Chủ trương phát triển mạnh loại hình bán lẻ hiện đại tại khu vực thành thị; Các đô thị loại I là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các

cửa hàng bán lẻ hiện đại sau đó sẽ từng bước nhân rộng ra các đô thị loại II và loại III đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu du lịch, các cửa khẩu và các thị trấn. Mỗi loại hình cần đổi mới hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối.

Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh tổng hợp gắn với khu vực dân cư phù hợp với nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn. Các doanh nghiệp cần tiến hành quá trình tích tụ tập trung để liên kết các cửa hàng độc lập thành một hệ thống bằng các hình thức đại lý, nhượng quyền kinh doanh.

Khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, liên kết xây dựng đại siêu thị và các loại hình tương đương ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung để tranh thủ lợi thế về vốn, về công nghệ, về kinh nghiệm kinh doanh siêu thị của họ để phát triển hệ thống bán lẻ văn minh hiện đại tại Việt Nam. Đặc biệt khuyến khích các hoạt động mua lại, sáp nhập các siêu thị nhỏ các doanh nghiệp nhỏ để hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn vận hanh theo mô hình "chuỗi", nhờ đó tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Tăng cường năng lực chuyên môn cho các nhà phân phối Việt Nam, Phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam có thể có được 10-15 nhà phân phối bán lẻ tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đảm bảo cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài trên thị trường nội địa.

3.4. Triển vọng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài

Với các lợi thế như phương thức kinh doanh hiện đại, tiềm năng vốn lớn, công nghệ quản lý ưu việt, kinh nghiệm kinh doanh, uy tín thương hiệu, cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh toàn cầu, triển vọng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ là rất lớn.

Sự thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng của người dân cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Thời điểm ngày 1/1/2009 đang đến gần, khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ thì cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng sẽ lớn hơn hiện tại rất nhiều do họ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Việc kinh doanh sẽ được nới lỏng hơn. Việc mở cửa thị trường cũng như thực thi hiệp định thương mại của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tiếp cận với nguồn hàng phong phú với mức thuế ưu đãi (0-5% ) từ thị trường các nước trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang trong giai đoạn điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp lý cho hoạt động bán lẻ, hứa hẹn sẽ trở thành một thị trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư trên toàn cầu. Các nhà đầu tư luôn được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, hàng hóa nhập khẩu cũng như về mặt bằng xây dựng các siêu thị và trung tâm thương mại. Chính vì vậy, bên cạnh các doanh nghiệp bán lẻ đã có mặt trên thị trường, một số tập đoàn bán lẻ lớn như Wal-mart, Carrefour, Tesco cung đã lên kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn có thể chọn hướng đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại mới hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, hay mua lại các doanh nghiệp bán lẻ nội địa.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Việt Nam xúc tiến xây dựng thêm các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại lớn, theo đó nguồn cung diện tích sàn cho thị trường bán lẻ sẽ tăng lên và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có cơ hội mở rộng hệ thống bán lẻ của mình.

Một điểm nữa ở các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài là các doanh nghiệp này phần đông đã tạo được ấn tượng tốt với người tiêu dùng Việt Nam và được người tiêu dùng ủng hộ. Không chỉ nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để mang đến cho người tiêu dùng sự thỏa mãn cao nhất, các doanh nghiệp nước ngoài con rất tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội,các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động từ thiệnChính sự khéo léo này đã góp phần "kéo" khách hàng đến với

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí