Tiêu Chí Sắp Xếp, Bố Trí Thứ Tự Thông Tin Trong Bản Tin Thời Sự

hội. Trong hoạt động báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng. Nó là dụng cụ làm việc của nhà báo. [13, tr.51,55]. Tác giả cũng đưa ra những điều kiện đảm bảo chất lượng thông tin, bao gồm tính độc đáo của thông tin, tính đại chúng (dễ hiểu) và tính hợp thời (đúng lúc). Muốn cho thông tin của một tác phẩm có giá trị cao và mang lại hiệu quả như mong muốn thì việc đạt được cả ba yêu cầu về tính độc đáo, tính đại chúng và tính hợp thời là điều kiện quyết định. Trong đó tính độc đáo và tính hợp thời là quan trọng nhất. Thông tin của tác phẩm sẽ mất giá trị nếu bỏ qua một trong hai yếu tố này.

Đánh giá giá trị thực tế của tác phẩm là cách nhìn nhận sức mạnh của nó trong việc hình thành nhận thức và khuynh hướng đạo đức của quần chúng, nghĩa là vai trò của tác phẩm trong việc điều khiển đối tượng tiếp nhận thông tin. Sự chính xác của thông tin là điều kiện để cung cấp cho công chúng một bức tranh hiện thực vừa phong phú vừa đa dạng, có thể tác động tới mọi phía của nhận thức. Thông tin phản ánh là phương tiện giúp công chúng hiểu được “cái gì”. Tính chân thật của báo chí sẽ thuyết phục công chúng tin vào những gì mà báo chí đã phản ánh, hướng họ tới những ý nghĩ và hành động cụ thể. Làm được điều này, báo chí tự nó đã mang đến những thông tin có tính chất hướng dẫn. Khi công chúng đã hiểu “cái gì”, họ có những đánh giá về giá trị của chúng. Bởi vì người đọc, nghe, xem, khi đã xem xét tình hình thực sự của sự vật, thường thì họ sẽ nêu lên những nhận xét về sự vật đó theo một quan điểm nhất định. Một tác phẩm báo chí, khi tái hiện hiện thực khách quan, gây nên sự chú ý và nhận xét của người đọc, nghe, xem, có nghĩa là đã tạo nên những thông tin giá trị.

1.4.2. Tiêu chí sắp xếp, bố trí thứ tự thông tin trong bản tin thời sự

Theo Từ điển tiếng Việt: Bố cục là tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Một bản tin thời sự được xây dựng bởi nhiều

yếu tố tin vắn, tin bình, tin sâu, chùm tin … hay tin trong các lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,.., Bố cục bản tin chính là phân chia tỷ lệ thời lượng, số lượng tin bài, sắp xếp, tổ chức các yếu tố này làm thành một bản tin thời sự hoàn chỉnh.

Kết cấu, bố cục bản tin giống như một chiếc cầu vững chắc dẫn dắt thính giả đi từ phần mở đầu, cho đến nội dung và kết thúc chương trình. Thêm vào đó, một bản tin có kết cấu hợp lý sẽ thể hiện được phong cách chuyên nghiệp của những người thực hiện bản tin. Công việc này đòi hỏi bạn phải chọn lựa: thông tin đầu tiên của bản tin – đề tài mở màn. Một khi đề tài đó đã được quyết định, bạn phải xếp phần còn lại của bản tin theo từng chương. Hãy tưởng tượng là đề tài mở màn của bạn là đề tài chính trị, tiếp theo đó bạn phải sắp xếp các tin chính trị còn lại của bản tin. Nếu tiếp theo nữa, bạn cho rằng đề tài kinh tế là quan trọng, thì hãy sắp xếp tất cả các tin kinh tế, và cứ thế tiếp tục, cho đến khi tất cả các đề tài của bạn đã có chỗ đứng trong bản tin. Chính vì vậy dường như cụm từ: Gần, hữu dụng, mới và thú vị trở thành câu khẩu hiệu của các đài phát thanh địa phương hiện nay.

Cơ sở để hình thành cấu trúc một tác phẩm là tính thực tiễn, nghĩa là bằng cách nào để tác phẩm có tác động lớn nhất đến công chúng. Việc phát đi những thông tin nào với mức độ nào cần căn cứ vào khả năng và nhu cầu thực tế của công chúng. Làm sao để họ có thể tiếp nhận thông tin đầy đủ và xử lý sáng tạo. Việc lựa chọn thông tin có giá trị là yêu cầu tối thượng của báo chí nhưng tạo ra một cấu trúc hợp lý cũng không kém phần quan trọng. Cả hai yếu này đều phục vụ cho mục đích là thông tin không chỉ “nhập vào” mà còn “hoạt động” trong đầu độc giả, khán giả, thính giả. Những thông tin có chất lượng cao sẽ được công chúng tiếp nhận và trong sự xô đẩy với những cái đã được nhận thức từ trước, sẽ có khả năng tăng cường sự hiểu biết và hình hình những quan điểm cần thiết.

Khi một tác phẩm báo chí được thực hiện tốt về nội dung và hợp lý về cấu trúc thì tác phẩm đó có thể chỉ chứa đựng những thông tin phản ánh (mô

tả), nhưng trong sự cọ sát với những thông tin đã có trước đó, có thể sẽ là nguyên nhân để công chúng khai thác những yếu tố khác như giá trị hay tiêu chuẩn.

Bằng kinh nghiệm, mỗi người thực hiện bản tin có kỹ thuật sắp xếp tin của riêng mình. Một kỹ thuật dễ áp dụng là kiểm tra thông tin theo ba tiêu chí:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Thứ nhất, tầm quan trọng của thông tin: thông tin càng quan trọng, nó càng được được đưa lên đầu bản tin. Một số sự kiện tự nó và một cách khách qua có giá trị tác động lớn, một số khác thì không. Một số sự kiện thậm chí có thể thay đổi tiến trình của lịch sử. Sức nặng của một thông tin, giá trị nội tại của nó, rõ ràng là một tiêu chuẩn ưu tiên trong việc lựa chọn và sắp xếp theo thứ bậc quan trọng các thông tin. Do vậy trong một tai nạn thiệt hại về sinh mạng con người quan trọng hơn thiệt hại về chất; trong các nghị quyết của chính phủ thì việc tăng thuế quan trọng hơn việc giảm kinh phí dành cho các trại giam, vì tăng thuế tác động đến toàn dân và đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Một thông tin quan trọng ảnh hưởng tới rất nhiều người, thay đổi cuộc sống thường ngày của họ, có ảnh hưởng trực tiếp tới họ như bầu cử, thiên tai, xung đột

Thứ hai, sự hấp dẫn của thông tin: Muốn được thính giả theo dõi, bản tin cần phải có cái hấp dẫn, có cái gì khơi dậy sự quan tâm của thính giả. Thính giả không phải ai cũng có gu thông tin giống nhau. Cho nên phải dựa vào định hướng về công chúng đối tượng của đài mà lựa chọn và sắp xếp theo thứ bậc các thông tin.

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 6

Đa số thính giả đều quan tâm đến cái mới và cái không thể sự kiện, cái quan trọng và những nhân vật quan trọng, các tin tức lớn nổi cộm. Bên cạnh đó, một số tin có thể gây được một sự phản ứng ở thính giả hoặc làm cho thính giả thay đổi cách xử sự. Như tin về bão lũ sẽ thúc giục người ta dự trữ lương thực hoặc chuẩn bị sẵn những công cụ phòng chống. Những tin này tác động trực tiếp đến nhiều thính giả và có một “giá trị thích đáng”.

Bản tin muốn giữ thính giả thì phải luôn quan tâm làm nổi bật những gì liên quan đến lợi ích trực tiếp của thính giả.

Thứ ba, nhân tố gần – xa: phần lớn thính giả quan tâm đến đất nước, khu vực và thành phố của mình hơn là những gì xảy ra ở nơi khác. Vụ cướp một ngân hàng trong quận hay khu phố, làm cho dân cư ở đó nín thở, còn một vụ cướp vũ trang ở Chicago (Mỹ) khó có thể hấp dẫn thính giả ở Việt Nam. Một người chết do tai nạn sập hầm lò đã là một tin tức, nhưng cần phải có đến hàng chục sinh mạng bị mất ở Vancouver (Canada), ở Bogota (Coolombia) hay nhiều hơn thế ở Sigapo may ra mới thành một tin được để ý.


Tiểu kết chương 1

Có thể khẳng định, trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay, bản tin thời sự phát thanh luôn là phương pháp chuyển tải thông tin một cách hữu hiệu ở tất cả các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương. Chuyển tải thông tin qua các bản tin thời sự luôn có ưu thế để tác động tới chiều sâu nhận thức của công chúng. Chính vì vậy, vấn đề làm thể nào để bản tin thời sự phát thanh cung cấp thông tin đến thính giả có chất lượng luôn là vấn đề của các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương quan tâm.

Để có cơ sở khoa học trong thực hiện đề tài này, ở chương 1 này, tác giả đã khái quát và trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn. Đó là các khái niệm như: Tin, bản tin, bản tin thời sự phát thanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày, phân tích, đánh giá vai trò, vị trí của bản tin thời sự đối với phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra những tiêu chí cụ thể để xây dựng một bản tin thời sự phát thanh địa phương. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục triển khai việc nghiên cứu đánh giá chất lượng bản tin thời sự phát thanh trên sóng phát thanh của Đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn một cách toàn diện ở chương 2 của luận văn.

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH TRÊN ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BẮC GIANG, BẮC NINH, LẠNG SƠN

2.1. Khái quát về các Đài Phát thanh truyền hình địa phương được khảo sát

2.1.1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang

Ngày 21 tháng 09 năm 1977, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Bắc đã ra quyết định số 760 của UBND về việc thành lập Đài phát thanh Hà Bắc trực thuộc UBND tỉnh. Đài Phát thanh Hà Bắc thành lập trên cơ sở Đài truyền thanh tỉnh được tách khỏi Ty thông tin Hà Bắc và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/1977. Và ngày 01/10 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Đài phát thanh và truyền hình Bắc Giang. Để mở rộng chức năng tuyên truyền của Đài, ngày 30/01/1992, UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định đổi tên Đài phát thanh Hà Bắc thành Đài phát thanh truyền hình Hà Bắc và bổ sung thêm báo hình. Năm 1997, Đài phát thanh truyền hình Hà Bắc đổi tên thành Đài phát thanh truyền hình Bắc Giang và đưa vào hoạt động máy phát sóng FM công suất 5KW, tần số 98,4MHz trên tháp cao 150m với thời lượng phát sóng 3 tiếng/ ngày.

Tại thời điểm từ tháng 10/2014 đến hết tháng 4/2015 trong thời gian tác giả khảo sát thực hiện đề tài, Đài PT-TH Bắc Giang có tổng số 120 cán bộ. cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phòng thời sự có 28 người, trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 05 phát thanh viên và 21 phóng viên. Đội ngũ này có nhiệm vụ vừa tổ chức viết bài vừa làm biên tập vừa xây dựng kết cấu chương trình để phát sóng. Cơ cấu tổ chức của Đài PT-TH Bắc Giang bao gồm 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và 09 phòng trực thuộc. Đây là mô hình tiêu biểu theo quy định của Bộ Thông tin- Truyền thông mà hầu hết các Đài PT-TH địa phương đang áp dụng.

Trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Bắc Giang, công đoạn từ tiền kỳ đến hậu kỳ được thực

hiện số hóa hoàn toàn. Thiết bị dựng phát thanh, thiết bị truyền dẫn và lưu trữ các chương trình phát thanh, truyền hình hàng ngày được thực hiện bằng server, lưu trữ trên ổ đĩa cứng. Điều này giúp nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn, tiết kiệm kinh phí đầu tư so với phương pháp lưu trữ truyền thống trên băng như trước kia.

Nhìn chung, các bản tin thời sự trên sóng phát thanh Bắc Giang đã đi đúng định hướng, thông tin kịp thời, phản ánh nhiều chiều các vấn đề, sự kiện xảy ra trong tỉnh, đáp ứng được nhu cầu thông tin đối với nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả chương trình của Đài.

2.1.2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh

Ngày 12/8/1954, từ Ty tuyên truyền Bắc Ninh, Đài truyền thanh đã phát sóng bản tin đầu tiên với thời lượng 30 phút/ ngày vào lúc 19 giờ với những tin tức quan trọng trong tỉnh, trong thị xã đánh dấu sự ra đời của ngành phát thanh tỉnh Bắc Ninh. Ngày 31/1/1992, Đài Phát thanh Hà Bắc đổi tên thành Đài PT-TH Hà Bắc. Đặc biệt là từ sau ngày tái lập tỉnh (1997), Đài PT- TH Bắc Ninh trực thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triển vượt bậc.

Tại thời điểm từ tháng 10/2014 đến hết tháng 4/2015 trong thời gian tác giả khảo sát thực hiện đề tài, Đài PT-TH Bắc Ninh có tổng số 127 cán bộ viên chức, phóng viên, biên tập viên và người lao động, trong đó có 84 người trong biên chế, 43 lao động hợp đồng, 71 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm 84,4%, 07 cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp chính trị và 36 cán bộ có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Nguồn lực con người được tăng cường, trình độ nghiệp vụ của các phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên không ngừng được nâng cao đã góp phần quyết định vào nâng cao chất lượng và tăng thời lượng phát sóng trên cả sóng phát thanh, truyền hình, đáp ứng nhu cầu phục vụ khán thính giả trong và ngoài tỉnh. Cơ cấu tổ chức của Đài PT-TH Bắc Ninh bao gồm 01 giám đốc, 3 phó giám đốc và 8 phòng trực thuộc. Trong đó đội ngũ biên tập viên, phóng viên phòng thời sự của Đài gồm 26 người, trong

đó có 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 8 phóng viên quay phim, 12 biên tập viên và 3 phát thanh viên. Đội ngũ này có nhiệm vụ vừa tổ chức, viết bài vừa làm biên tập vừa xây dựng kết cấu chương trình để phát sóng.

Từ tháng 4/2014, Đài tăng thời lượng chương trình phát thanh từ 2,5 giờ lên 4,5 giờ/ngày với thời gian phát sóng vào 3 buổi là sáng, trưa và chiều. Chất lượng phát thanh ngày càng được nâng cao. Thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, các bản tin thời sự phát thanh được ứng dụng công nghệ mới, thiết bị truyền dẫn phát thanh số, lưu trữ chương trình phát thanh trên ổ đĩa cứng đã giúp nâng cao chất lượng tín hiệu truyền dẫn, tiết kiệm chi phí đầu tư so với phương pháp lưu trữ truyền thống trên băng từ trước kia. Nhiều chuyên trang, chuyên mục được sản xuất mới, cải tiến đổi mới về nội dung, tăng lượng tin và tính cập nhật thông tin trong các bản tin thời sự. Ngoài các chương trình thời sự, bản tin thời sự còn có các chuyên, tiết mục như sức khỏe, thời tiết, pháp luật với đời sống, khoa giáo, tương tác …. Phản ánh toàn diện các vấn đề của đời sống xã hội trong tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thính giả.

2.1.3. Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn

Đài Phát thanh Lạng Sơn được thành lập theo quyết định số 18UB/QĐ-TC ngày 21/7/1979 của UBND tỉnh và sau này là Quyết định số 127 UB/QĐ-TC ngày 18/3/1991 về việc thành lập Đài Phát thanh- Truyền hình Lạng Sơn. Với sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh đến nay Đài Phát thanh- Truyền hình Lạng Sơn đã cơ bản hoàn thiện cả về kỹ thuật và nội dung, không chỉ sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương mà còn tiếp sóng toàn bộ các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.

Hệ thống thiết bị phát sóng của Đài gồm máy phát thanh BDC-1KW, máy phát thanh BE-10KW; máy phát hình màu TOSHIBA-5KW, máy phát hình màu THOMCAST- 0,5KW, Máy phát hình màu VTC- 2KW.

Cùng với sự không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, những năm qua, Đài phát thanh- Truyền hình Lạng Sơn cũng được tăng cường và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng nhu cầu nghe phát thanh của nhân dân và đồng bào các dân tộc. Tại thời điểm từ tháng 10/2014 đến hết tháng 4/2015 trong thời gian khảo sát thực hiện đề tài, Đài PT- TH Lạng Sơn có 176 cán bộ công nhân viên chức, trong đó trình độ đại học chiếm trên 70%. Cơ cấu tổ chức gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 10 phòng gồm: phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng thời sự, Phòng chuyên đề, Phòng Biên tập, Phòng Thông tin điện tử, Phòng Văn nghệ và Giải trí, Phòng chương trình tiếng Dân tộc, Phòng Kỹ thuật và Công nghệ Sản xuất chương trình; Phòng Kỹ thuật và công nghệ truyền dẫn phát sóng; Phòng Dịch vụ và Quảng cáo.

Hiện tại mỗi ngày Đài PT-TH Lạng Sơn sản xuất 2 chương trình phát thanh tiếng Kinh, 2 chương trình phát thanh tiếng Dao, tiếng Tày- Nùng với tổng thời lượng phát sóng 4 giờ/ngày. Các chương trình thời sự của đài được phát trên máy phát AM 10KW, FM 1KW chạy liên tục từ 5 giờ sáng đến 24 giờ trong ngày; đồng thời Đài đã tập trung tuyên truyền một cách kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đến với mọi tầng lớp nhân dân và các dân tộc trong tỉnh, phản ánh một cách toàn diện tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh, động viên khích lệ tinh thần lao động sản xuất, học tập, biểu dương các nhân tố mới, các nhân tố điển hình tiên tiến, tích cực đấu tranh ngăn chặn từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội …; đồng thời là cầu nối giữa Đảng với dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, các dân tộc tới các cấp lãnh đạo, quản lý để giúp các nhà lãnh đạo, quản lý kịp thời điều chỉnh hoặc hoạch định những chính sách phù hợp, hiệu quả trong nhiệm vụ chính trị cũng như phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022