Đặc Điểm Về Phương Phương Thức Truyền Giáo, Địa Bàn Truyền Giáo Và Phát Triển Tín Đồ

53


nơi xa xôi, hẻo lánh và rải rác trên các sườn núi cao, lại thường xuyên du canh du cư, nên tôn giáo mới khó thâm nhập. Một điểm nữa là, Công giáo mang theo yếu tố văn hóa phương Tây xa lạ với người dân, nhất là trước Công đồng Vatican II (1962- 1965), phủ nhận thờ cúng tổ tiên, nên việc thuyết phục để người Mông theo đạo không phải dễ dàng. Vì thế, mặc dù giáo xứ Sa Pa thành lập năm 1902, nhưng phải gần 20 năm sau mới có người Mông đầu tiên theo đạo.

Khi mới du nhập, lực lượng truyền giáo chủ yếu là các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris với sự trợ giúp của người Mông tại chỗ và giáo đoàn từ Vân Nam (Trung Quốc). Trong giai đoạn đầu (từ 1921-1948) hoạt động truyền giáo vào vùng người Mông ở Lào Cai do các giáo sỹ thừa sai Paris. Điểm chung của các thừa sai là sau khi tốt nghiệp đại chủng viện tại Pháp, họ được cử sang Việt Nam để nghiên cứu khá kỹ đối tượng, địa bàn trước khi tham gia truyền giáo, phát triển đạo. Tại Giáo phận Hưng Hóa, họ tập trung tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngữ của người Mông. Cụ thể: linh mục F.M. Savina nghiên cứu khá công phu về người Mông. Hơn nữa, ông còn sáng tạo ra chữ Mông La tinh để phục vụ cho công cuộc truyền giáo, phát triển đạo. Linh mục Pierre Idart Alhor trong thời gian làm thư ký Tòa Giám mục Hưng Hóa đã học tiếng Mông, nghiên cứu văn hóa bản địa. Như vậy, việc chuẩn bị điều kiện cần thiết để truyền bá Công giáo vào vùng người Mông ở các tỉnh miền núi phía Tây Bắc được thực hiện từ khi các linh mục đến nhận nhiệm vụ tại Giáo phận Hưng Hóa. Điều này giống như các thừa sai đến truyền đạo vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các tỉnh miền núi Đông Bắc. Các giáo sĩ trước khi đến Tây Nguyên, họ được định hướng và chuẩn bị tinh thần cho việc truyền giáo vùng dân tộc thiểu số. Trong hồi ký của thừa sai P.Dourisboure, một giáo sĩ thuộc Hội Thừa sai Paris có mặt đầu tiên ở Kon Tum đã viết: “khi tôi còn học ở Chủng viện Thừa sai ngài (linh mục Arnoux) được chỉ định trước sẽ làm việc cho miền truyền giáo dân tộc” [33, tr.37]. Và: “Ngay trước khi tôi từ giã chủng viện Hội Thừa sai Paris, cha quản lý các giáo xứ miền Nam cho tôi biết rằng tôi có thể sẽ được chỉ định đi truyền giáo cho người dân tộc” [33, tr.113]. Các giáo sĩ dòng Đa minh Lyon (Pháp) trước khi truyền giáo vào Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang cũng nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số vùng này, nhưng do không hiểu ngôn ngữ của người dân tộc nên họ phải dựa vào những tín đồ tại chỗ để hỗ trợ truyền giáo. Còn ở Lào Cai, các linh mục chủ động hơn trong việc tiếp cận với phong tục tập quán và tiếng nói của đồng bào để truyền giảng giáo lý.

54


Mặt khác, các thừa sai rất chú trọng tới lực lượng truyền giáo là người Mông tại chỗ, nhất là người có uy tín trong cộng đồng người Mông. Hơn ai hết, họ là người địa phương, cùng tộc người, cùng ngôn ngữ, thậm chí là họ hàng với những người trong thôn bản nên rất dễ tiếp cận với mọi người để truyền đạo. Tại xã Hầu Thào, sau khi gia đình ông Mã A Thông (trưởng họ) theo đạo, những gia đình khác trong họ lần lượt từ bỏ tín ngưỡng truyền thống và trở thành tín đồ Công giáo. Từ Hầu Thào, thông qua mối quan hệ thông gia, Công giáo truyền nhập sang xã Lao Chải. Tại đây, ban đầu chỉ có Binh thầu Lồ A Tính (con rể Mã A Thông) theo Công giáo, một thời gian sau, nhiều người cải đạo, trở thành con chiên của Chúa Giêsu. Có thể nói, những người có uy tín trong cộng đồng như Mã A Thông, Lồ A Tính có vai trò quan trọng làm cho Công giáo thâm nhập, bám rễ sâu bền trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai. Đồng thời, chính những nhân vật trên đã cộng tác rất tích cực với các thừa sai trong việc giảng đạo. Ngoài ra, một số tín đồ người Mông rất sốt sắng, nhiệt tình hỗ trợ các linh mục truyền đạo. Họ hiểu biết giáo lý và chuyển ngữ sang tiếng Mông để truyền đạt cho mọi người dễ tiếp nhận. Phương thức này rất hữu hiệu, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng chục hộ người Mông theo Công giáo. Hiện nay, ở các giáo họ người Mông vẫn có những người có trình độ hiểu biết giáo lý, nghi lễ phụ giúp việc giảng dạy Kinh thánh cho tín đồ trên địa bàn.

Bên cạnh đội ngũ truyền giáo là người Mông tại chỗ, phải kể đến vai trò của giáo đoàn người Mông ở Vân Nam (Trung Quốc). Họ đắc lực giúp cho thừa sai

F.M. Savina dịch Kinh thánh ra tiếng Mông, hỗ trợ giảng đạo bằng tiếng Mông. Trong cuốn Lịch sử người Mèo, F.M. Savina viết: “Ở Vân Nam hiện thời có nhiều người Mèo theo đạo Thiên Chúa đã học tập rất xuất sắc, ngoài tiếng mẹ đẻ ra, họ nói thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Lô Lô, tiếng Pháp và tiếng La tinh nữa. Tôi muốn tin rằng những việc gì được thực hiện ở vùng người Mèo Vân Nam thì một ngày kia sẽ thực hiện ở vùng người Mèo Bắc Kỳ” [126, tr.150]. Trong hai năm 1924 -1925,

F.M. Savina mời hai đoàn truyền giáo Vân Nam đến giảng đạo cho người Mông ở Sa Pa. Những hoạt động đó đem lại kết quả thiết thực. Đến năm 1925, Sa Pa có 33 hộ ở 11 làng theo đạo. Điều đó cho thấy, những người truyền giáo cùng dân tộc có những lợi thế rất lớn. Kinh thánh qua lời giảng của họ vừa đơn giản, vừa gần gũi, vừa cụ thể, phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, đi vào lòng người, dễ tạo lập niềm tin tôn giáo để đồng bào đến với Công giáo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

55


Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 8

2.2.2. Đặc điểm về phương phương thức truyền giáo, địa bàn truyền giáo và phát triển tín đồ

Phương thức truyền giáo vào vùng người Mông ở Lào Cai của các giáo sỹ vừa uyển chuyển, vừa chủ động hội nhập văn hóa. Nét nổi bật là các thừa sai chủ động hội nhập văn hóa Công giáo vào nền văn hóa người Mông. Việc truyền giảng Công giáo được các thừa sai truyền đạt một cách đơn giản, dễ hiểu. Những điển tích Công giáo trong Kinh thánh được gắn với truyền thuyết người Mông như quan niệm về con người, về vũ trụ, thuyền Nô-ê (Noah), tháp Baben (Babel)... tất cả được “Mông hóa” nên đồng bào dễ dàng tiếp nhận giáo lý Kitô giáo. Những nhân vật huyền thoại trong tâm thức người Mông được các giáo sĩ đồng hóa với Thiên Chúa, như gán ghép ông Sâub (nhân vật huyền thoại thường giúp đỡ người Mông khi khó khăn, hoạn nạn) là Chúa Trời; Giêsu là Xyz zy (ông tổ Shaman giáo của người Mông); Chế Ninh/Txi ninhz (thầy Shaman) với Txi Plix để gọi các linh mục với ý nghĩa là người cha linh hồn... Ngoài ra, các giáo sĩ còn dùng biện pháp kinh tế để lôi kéo người vào đạo như: tạo điều kiện cho người Mông theo đạo được hưởng một số quyền lợi về kinh tế; được bảo vệ khi kiện tụng; đưa người Mông đi thăm Hà Nội, Hải Phòng để họ được biết đến văn minh thành thị,v.v...

Nếu như ở Tây Nguyên, để Công giáo xâm nhập vào cộng đồng dân tộc thiểu số, các giáo sĩ thực hiện “phá thần’ và “tạo thần”, tức là hạ bệ thần bản địa, thay thế bằng thần Công giáo, dựng nên một Thiên Chúa với quyền năng tuyệt đối, thì khi truyền giáo vào Lào Cai, các giáo sĩ khai thác nét tương đồng trong tâm thức tôn giáo của người Mông với tâm thức tôn giáo của người Do Thái trong Kinh thánh. Họ khéo léo gắn Chúa Trời với các nhân vật truyền thuyết của người Mông để họ gần với Chúa hơn. Ở Tây Nguyên, các giáo sĩ “phá thần” cũ (phá bỏ linh vật, miếu thờ) và “tạo thần” mới (thờ Chúa), theo cách: “Dân làng muốn gia nhập Công giáo, trước hết phải chịu từ bỏ Yang” [48, tr.50]. Điều này sẽ không phù hợp nếu các các thừa sai có ý định làm như vậy để truyền giáo vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai. Bởi vì, người Mông thờ rất nhiều thần/ma nhưng lại không lập một đền thờ nào, vì họ quan niệm, các thần/ma rất bình đẳng với nhau nên không thể lập đền thờ thần/ma này mà không lập đền thờ thần/ma khác. Theo cách nghĩ của người Mông, thần/ma có khắp mọi nơi từ trong nhà đến ngoài nương rẫy, sông suối,v.v... Trong nhà cũng thờ rất nhiều thần/ma, nên ngôi nhà được xem như một đền thờ các

56


thần/ma của gia đình. Trước đây, người Mông thường xuyên du canh, du cư, cuộc sống không ổn định nên cách thờ cúng của người Mông cũng đơn giản. Họ thờ thần bản mệnh của làng có thể là một cây cổ thụ hoặc một tảng đá chứ không có miếu thờ thành hoàng như người Kinh ở miền xuôi, hay như các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên. Cho nên việc “phá thần”, “tạo thần” sẽ không thể làm được. Thay vào đó, các thừa sai khôn khéo lựa chọn theo cách “đồng hóa” các điển tích trong Kinh thánh với những quan niệm về vũ trụ, về con người và cuộc sống của dân tộc này để người Mông dễ tiếp nhận Chúa; tuyên truyền quyền năng siêu việt của Chúa; theo Công giáo sẽ không thờ cúng tổ tiên, không thờ các ma của người Mông nữa, như thế sẽ giảm được gánh nặng về kinh tế do phải cúng kiếng nhiều. Điều này đánh đúng tâm lý của một bộ phận người Mông nghèo đang khủng hoảng niềm tin tín ngưỡng truyền thống nên đem lại hiệu quả thiết thực. Số người từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo vì thế dần tăng lên. Những người Mông cải đạo được giáo sỹ gọi là Môngz phungv chaov, tức là người Mông thờ Chúa.

Theo lý thuyết "sự lựa chọn duy lý", con người trước khi có một quyết định nào đó luôn suy nghĩ, cân nhắc giữa cái được và cái mất để thực hiện hành động của mình sao cho chi phí thấp nhất mà thu lại lợi ích nhiều nhất. Cá nhân luôn hành động hợp lý bằng cách so sánh lợi hại mọi hành vi và đưa ra quyết định nào tối đa hóa nhất quyền lợi của mình. Các nhà xã hội học Mỹ như G. Homans, P. Blau và J. Cleman cho rằng, con người chọn lựa tôn giáo của mình trên cơ sở tính toán hợp lý cái được (sự an tâm về mặt tâm lý, ý nghĩa cuộc đời, tình đồng đạo) và cái mất (sự tham gia, tuân thủ các chuẩn mực và hành vi tôn giáo, đóng góp tiền mặt), nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó. Việc một bộ phận người Mông ở Lào Cai theo Công giáo là một sự lựa chọn có chủ đích. Những người theo đạo nhận ra rằng, từ bỏ tín ngưỡng truyền thống sẽ có “cái mất” như: không thờ cúng ông bà tổ tiên, không thổi khèn, không đánh trống trong lễ hội; trong họ tộc có sự chia rẽ giữa người theo đạo và người không theo đạo, theo đạo sẽ bị anh em phản ứng hoặc gây áp lực... Nhưng họ nhận thấy, theo Công giáo được hưởng nhiều quyền lợi về kinh tế và chính trị do các linh mục Pháp mang lại như “cấp một số ruộng nương cho những người đi theo đạo đầu tiên, giáo dân không phải đi phu, được giảm hoặc miễn thuế; giáo dân được cha cố bao che cho thắng kiện”, “nếu tin theo Chúa Trời sẽ được người Pháp, người Kinh giúp đỡ, sẽ được đời sống ấm no” [dẫn theo 134, tr.180].

57


Thực ra, việc dùng quyền lợi kinh tế, quyền lợi chính trị (còn gọi là biện pháp truyền giáo cứng) để thu hút tín đồ là một trong những phương thức truyền giáo, phát triển đạo khá phổ biến của các tôn giáo. Như Islam giáo chẳng hạn. Khi truyền bá ra bên ngoài bán đảo Ả Rập cũng như người Ả Rập ở vùng Trung Đông và Bắc Phi trong các thế kỷ XVIII-XX, các nhà truyền giáo Islam đã áp dụng biện pháp này để tăng thêm tín đồ. Tại Việt Nam, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi được tự do hành đạo, dựa vào thế lực của thực dân Pháp, giáo hội Công giáo cũng sử dụng biện pháp kinh tế như chia ruộng đất cho giáo dân nhận canh, thu tô thấp hơn mức địa chủ thu để thu hút tín đồ, phát triển đạo, vì vậy có câu “đi đạo có gạo mà ăn”. Thủ đoạn này đã được Nguyễn Ái Quốc vạch trần và lên án trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” nổi tiếng của Người, xuất bản năm 1925.

Mặt khác, khi gia nhập Công giáo, vào các chủ nhật, người Mông được nghe giảng đạo, hát thánh ca, sinh hoạt tập thể, được học chữ Mông La tinh vv, đời sống tinh thần phong phú hơn là theo tín ngưỡng truyền thống và ít tốn kém trong việc cúng lễ, ma chay. Do đó, đầu thế kỷ XX, bộ phận người Mông ở Lào Cai theo Công giáo là những người đã suy tính và lựa chọn kỹ càng, chứ không phải ngộ nhận theo cảm tính. Hơn nữa, người Mông đến với Công giáo không phải cần tín lý trừu tượng xa xôi, mà cần giải quyết những vấn đề trước mắt của cuộc sống. Ngay từ buổi đầu du nhập, các thừa sai đã quan tâm đến những lợi ích thiết thân của đồng bào.

Địa bàn truyền giáo thời kì đầu là nơi người Mông cư trú tập trung và có các cuộc nổi dậy chống Pháp. Giáo sĩ F.M. Savina lựa chọn xã Hầu Thào và xã Lao Chải để làm điểm khởi đầu truyền bá Công giáo vào cộng đồng người Mông là một lựa chọn có tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng bởi các lý do sau đây: (i) Hầu Thào và Lao Chải là hai xã có người Mông sinh sống khá tập trung, dân cư trú đông đúc, thuận lợi cho việc giảng đạo. (ii) Họ Mã ở Hầu Thào và họ Lồ ở Lao Chải là những dòng họ lớn, đông nhân khẩu, lại có mối quan hệ thân tộc với cư dân ở các địa phương khác nên phát triển Công giáo ở những địa phương này sẽ lan tỏa ra khu vực lân cận. (iii) Ở những nơi này, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người Mông có nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân pháp, đặc biệt là năm 1918, có cuộc nổi dậy của Giàng Sran, nên người Pháp muốn truyền giáo vào vùng này để ổn định tình hình, xoa dịu mâu thuẫn xã hội, để không xảy ra phản kháng của nhân dân. Đây là một trong những kế hoạch của thực dân Pháp nhằm nắm các dân tộc vùng biên

58


giới phía Bắc, tranh thủ tình cảm của họ, khiến họ gắn bó với chính phủ bảo hộ. Giám mục Puginier khẳng định, nếu Pháp chủ động và tích cực giúp đỡ cho việc truyền bá Công giáo thì công việc bình định ở Bắc kỳ sẽ thuận lợi và nhanh chóng, đồng thời “giảm đi sự phiền toái”. Ông viết: “Phải hình thành cho được trong vùng giáp ranh giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc một khối dân cư có cảm tình và trung thành với lợi ích Pháp” [dẫn theo 96, tr.373]. Cần phải “lôi kéo cho bằng được về phía chúng ta các sắc tộc của các châu huyện ở miền núi thường gọi các châu, mường. Nếu chúng ta tranh thủ được họ, chúng ta sẽ bớt đi một lực lượng đối đầu” [dẫn theo 96, tr.374].

Về đặc điểm phát triển tín đồ. Việc truyền giáo vào vùng người Mông ở Lào Cai của các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris (MEP) so với khu vực Tây Nguyên và vùng Cao Bằng, Lạng Sơn có nhiều điểm khác nhau. Tại Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai), các thừa sai sử dụng đội ngũ giáo sĩ người Việt (thầy Sáu Do) để hướng dẫn đồng bào cách làm ăn nên đã không tạo ra sự xung đột về quyền lợi với người dân. Mặt khác, các thừa sai còn sử dụng người dân tại chỗ làm thày giảng (giáo phu) nên thu hút được nhiều người vào đạo. Còn ở Lạng Sơn và Cao Bằng, thời gian đầu các thừa sai dùng các tín đồ người Kinh để trợ giúp việc truyền giáo vào cộng đồng dân tộc thiểu số. Việc làm này không đem lại kết quả, bởi có sự xung đột về lợi ích giữa tín đồ người Kinh và tín đồ người dân tộc thiểu số. Do đó, họ phải thay đổi cách thức: trực tiếp sống cùng người dân để truyền giáo. Ở Lào Cai, ngay từ đầu, các nhà truyền giáo thường trú tại giáo xứ, giáo họ, gần gũi với đồng bào từ đó trực tiếp truyền đạo. Đặc biệt, họ sử dụng ngay người Mông tại địa phương tham gia vào công cuộc truyền giáo nên đem lại hiệu quả rõ rệt.

Có thể thấy, việc mở rộng địa bàn Công giáo vùng dân tộc thiểu số là không dễ dàng. Các nhà truyền giáo dù đã rất nỗ lực nhưng số lượng giáo dân tăng lên rất chậm. Ở Lào Cai, người Mông ở huyện Sa Pa theo đạo và phát triển tự nhiên là chính. Về sau do quan hệ hôn nhân hoặc di cư, người Mông theo Công giáo trong hai giáo họ Lao Chải, Hầu Thào (Sa Pa) đến những địa phương khác trong tỉnh Lào Cai và một số hộ di cư sang các tỉnh lân cận. Tại những điểm họ di cư tới, tín đồ chủ yếu tăng tự nhiên. Ở xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, Lào Cai), xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) và một số nơi thuộc tỉnh Lai Châu, là những nơi có người Mông theo Công giáo từ những năm 1980 nhưng đến nay số lượng tín đồ vẫn rất ít ỏi. Nguyên

59


nhân chính là những nơi này khá xa giáo xứ, giáo họ “gốc”; địa bàn cư trú xa xôi, hẻo lánh, đi lại khó khăn; người dân ở những nơi này không dễ từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo. Hơn nữa, bản thân những người Mông Công giáo di cư đến những nơi mới cũng nhạt đạo, không có khả năng truyền đạo, nên Công giáo chỉ có ảnh hưởng nhỏ hẹp trong những gia đình theo đạo mà thôi.

Từ năm 1948 đến năm 2005, các giáo xứ ở Lào Cai không có linh mục thường trú nên sinh hoạt tôn giáo của giáo dân rất mờ nhạt, số lượng tín đồ Công giáo không những không tăng mà còn giảm sút. Chỉ đến khi có linh mục quản xứ (năm 2006), tình hình Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai có sự chuyển biến. Số người theo đạo ngày càng nhiều, cả phát triển tự nhiên lẫn phát triển cơ học, địa bàn mở rộng. Nếu như trước đây, người Mông theo Công giáo chỉ tập trung ở Lao Chải và Hầu Thào (Sa Pa) thì đến nay xuất hiện thêm một số giáo điểm: Sử Pán, Tả Giàng Phìn, Bản Phùng, Tả Phìn (Sa Pa); Tả Phời (thành phố Lào Cai) và Nậm Xé (Văn Bàn). Số giáo dân là người Mông ở Lào Cai đã tăng lên qua các năm, xu hướng ngày càng nhanh và lan sang các địa bàn lân cận như Lai Châu, Điện Biên qua quan hệ dòng họ, huyết thống hoặc hôn nhân.

2.2.3. Đặc điểm tín đồ Công giáo người Mông ở Lào Cai

Tín đồ Công giáo người Mông ở Lào Cai sống tập trung thành các làng bản, hoặc cụm dân cư. Do tập quán cư trú của người Mông là sống thành các bản làng vùng cao, thiết chế xã hội khá chặt chẽ, quan hệ dòng họ bền vững, nên ngay từ khi thành lập giáo xứ, giáo họ cho đến nay, tín đồ Công giáo người Mông đều tập trung ở các bản. Điều này rất phù hợp với lối sinh hoạt tôn giáo đề cao tính cộng đồng của Công giáo. Tùy theo từng nơi mà mức độ mật tập khác nhau. Có nơi, mỗi bản có đến hơn trăm hộ theo đạo, như ở thôn Hang Đá xã Hầu Thào (Sa Pa); thôn Lý Lao Chải và thôn Lồ Lao Chải xã Lao Chải (Sa Pa),... nhưng có nơi chỉ vài chục hộ như thôn Phùng Mông và thôn Bản Toòng xã Bản Phùng (Sa Pa), thôn Nậm Si Tan xã Nậm Xé (Văn Bàn), thôn Phìn Hồ Thầu xã Tả Phời (thành phố Lào Cai)... Dù nhiều hay ít hộ thì đều có điểm chung là các hộ theo Công giáo tập trung ở một khu vực nhất định, điều này giúp cho việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo có phần thuận lợi hơn.

Đồng bào Mông theo Công giáo ở Lào Cai là một cộng đồng có tổ chức và liên kết chặt chẽ. Người Mông vốn có tổ chức dòng họ chặt chẽ với nhiều ràng buộc về phong tục tập quán truyền thống. Đối với bộ phận theo Công giáo, bên cạnh mối

60


quan hệ dòng họ, còn có mối liên kết khác - liên kết tôn giáo, tạo ra sự gắn kết bền chặt tín đồ với nhau không chỉ trong niềm tin tôn giáo, mà còn trong thực hành tôn giáo. Trong các giáo họ, giáo điểm, dễ nhận thấy tính cấu kết xã hội từ mối quan hệ đời thường đến các sinh hoạt của Công giáo. Họ gắn bó với nhau bằng “sợi dây vô hình” của những người thờ phụng Chúa cùng dòng họ. Khi gia đình nào đó có công to việc lớn hoặc ốm đau hoạn nạn, được cả cộng đồng tôn giáo, dòng tộc chia sẻ, giúp đỡ. Người Mông cải đạo theo nhóm, nghĩa là trong gia đình, nếu chủ hộ theo Công giáo thì cả nhà sẽ theo đạo. Trong bản, nếu trưởng bản theo đạo thì hầu hết cả bản sẽ theo đạo. Trong dòng họ, nếu trưởng họ theo Công giáo thì hầu hết cả dòng họ sẽ theo đạo.

Đời sống kinh tế của tín đồ Công giáo còn nhiều khó khăn. Về cơ bản, đời sống vật chất của bộ phận người Mông theo Công giáo còn nghèo nàn và chậm phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này là do tập quán canh tác của đồng bào còn lạc hậu, ít áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Rừng bị tàn phá do khai thác thiếu quy hoạch nên đất đai bị xói mòn, bạc màu, ảnh hưởng đến kinh tế nương rẫy. Vào mùa mưa lũ thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thậm chí cả tính mạng con người. Những năm gần đây, hiện tượng băng tuyết, sương muối liên tục diễn ra làm cho hoa màu tổn thất. Thêm vào đó, người Mông theo Công giáo có tỷ suất sinh tự nhiên rất cao, số cặp vợ chồng có từ 3 con trở lên chiếm đa số, không ít hộ có 7 đến 8 con. Khoảng cách giữa các lần sinh con ngắn, dẫn đến tình trạng ít lao động nhưng đông nhân khẩu ăn theo, diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người thấp. Tâm lý chấp nhận nghèo khó của người Mông theo Công giáo rất phổ biến. Cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tiện nghi trong gia đình sơ sài chủ yếu những đồ dùng họ tự làm ra, ít vật dụng có giá trị. Nhiều hộ thiếu ăn lúc giáp hạt, chính quyền địa phương vẫn phải hỗ trợ.

Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai có niềm tin tôn giáo khá sâu sắc. Khảo sát thực tế ở các họ đạo Lao Chải, Hầu Thào (Sa Pa), Văn Bàn, thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và giáo xứ Tà Gênh (Trạm Tấu, Yên Bái) cho thấy: 298 phiếu (99,3%) tin tưởng vào Chúa Cứu thế; 300 phiếu (100%) tin loài người do Thiên Chúa sinh ra; 300 phiếu (100%) tin con người mắc tội tổ tông truyền; 297 phiếu ((99%) tin có Thiên đường, Địa ngục; 256 phiếu (85,3%) tin có luyện ngục; 282 phiếu (94%) tin có sự cứu chuộc của Chúa; 278 phiếu (92,6%) tin có ngày tận thế ...

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí