lượng xét xử lên đến 58 vụ, các tội danh thống kê có xu hướng tăng cao nhất là đối với các tội về tệ nạn như tàng trữ ma tuý, đánh bạc, cướp giật. Nhưng nếu so với năm 2020 thì đây lại là số liệu đáng mừng. Vì so với năm 2019 thì năm 2020 số lượng xét xử có xu hướng giảm, các tội về giết người, cướp tài sản, điều khiển phương tiện giao thông,…có xu hướng giảm mạnh. Chỉ còn các tội về chiếm đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đánh bạc và trộm cắp tài sản là vẫn còn đáng báo động. Nhìn chung, so với năm 2019 thì đây là một dấu hiệu đáng mừng trong kết quả quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm của các ngành, các cơ quan tư pháp.
2.1.2. Những kết quả đạt được trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Qua thực tiễn xét xử vụ án cho thấy việc tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với các hình phạt chính khác.
Bảng 2.5: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng
Đơn vị tính: Bị cáo
Tổng số bị cáo | Số liệu hình phạt chính được áp dụng | |||||||
Cảnh cáo | Phạt tiền | Cải tạo không giam giữ | Cho hưởng án treo | Tù có thời hạn | Tù chung thân | Tử hình | ||
2016 | 91 | 10 | 14 | 21 | 10 | 37 | 0 | 0 |
2017 | 70 | 5 | 9 | 19 | 8 | 29 | 0 | 0 |
2018 | 79 | 12 | 6 | 13 | 12 | 36 | 0 | 0 |
2019 | 95 | 7 | 12 | 15 | 20 | 41 | 0 | 0 |
2020 | 83 | 7 | 9 | 11 | 18 | 38 | 0 | 0 |
Tổng | 418 | 41 | 50 | 79 | 68 | 180 | 3 | 0 |
Tỷ lệ | 100 | 9.8% | 12.0% | 18.9% | 16.3% | 43.1% | 0% | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Pháp Lý Của Việc Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn
- Căn Cứ Vào Các Tình Tiết Giảm Nhẹ, Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự
- Quyết Định Hình Phạt Tù Có Thời Hạn Trong Trường Hợp Đồng Phạm
- Một Số Nguyên Nhân Của Hạn Chế, Vướng Mắc Trong Áp Dụng Hình Phạt Tù Có Thời Hạn Tại Địa Bàn Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
- Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 9
- Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 10
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Trên đây là bảng số liệu thống kê áp dụng hình phạt tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian 05 năm từ năm 2016 đến năm 2020
Qua bảng trên cho thấy, số vụ áp dụng hình phạt tại thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai như sau: Áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với 41 bị cáo chiếm tỷ lệ 9.8%; Áp dụng hình phạt tiền đối với 50 bị cáo chiếm tỷ lệ 12.0%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với 79 bị cáo chiếm 18.9%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 68 bị cáo chiếm 16.3%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với 180 bị cáo chiếm 43.1%; Áp dụng hình phạt tù chung thân đối với 3 bị cáo chiếm 0.7%; Áp dụng hình phạt tử hình đối với 0 bị cáo.
Có thể thấy hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ rất lớn 43.1%, chưa tính đến số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo. Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà cũng hạn chế áp dụng các biện pháp là hình phạt tù, nâng cao vai trò các hình phạt khác như cải tạo không giam giữ, án treo. Giúp người phạm tội có cơ hội cải tạo hiệu quả nhất có thể. Ngoài ra nếu phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn, Toà án nhân dân luôn lấy phương châm xử đúng người đúng tội. Áp dụng nguyên tắc nhân đạo, xử lý người phạm tội với hình phạt thích đáng thấu tình hợp lí nhất có thể.
Vd: Bản án số 145/2020/HS-St ngày 31/3/2020 của Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai. Trong ngày 31 tháng 3 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 129/2020/TLST-HSST ngày 13 tháng 3 năm 2020 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 137/2020/QĐXXST-HS ngày 18 tháng 3 năm 2020 đối với bị cáo: Nguyễn Anh Tú, (tên gọi khác: Quậy) sinh năm 1995 tại Đồng Nai
Khoảng 23 giờ 21/11/2018, Tiêu Quốc Thông, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Anh Tú và Trần Thanh Thiện (ngụ tại 70/3A, tổ 10, khu phố 2, phường An Bình, thành phố Biên Hòa) đến quán “Thùy Trâm” tại tổ 4, khu
phố 2, phường An Bình, thành phố Biên Hòa để uống bia. Đến khoảng 00 giờ 00 phút ngày 22/11/2018, Thiện đi về trước, khi đi đến phía trước cạnh quán “Thùy Trâm” thì thấy anh Nguyễn Hữu Trường, anh Nguyễn Hữu Tín và chị Nguyễn Ngọc Thoa (cùng ngụ tại địa chỉ 77/2, tổ 18, khu phố 2, phường An Bình, thành phố Biên Hòa) đang ngồi uống bia trước cổng nhà nên anh Trường gọi Thiện vào uống bia chung. Đến khoảng 00 giờ 30 phút cùng ngày, Tuấn, Thông và Tú từ trong quán “Thùy Trâm” đi ra về nên Thiện gọi Tuấn, Thông và Tú vào uống bia thì chỉ có Tuấn vào uống bia cùng Thiện, Trường, Tín và chị Thoa, còn Thông ngồi trên xe chờ, Tú bỏ về trước. Trong quá trình uống bia, Tuấn và chị Thoa xảy ra mâu thuẫn và cãi nhau nên anh Trường can ngăn đẩy chị Thoa vào trong nhà và đẩy Tuấn đi về. Do bực tức vì bị đuổi về nên Tuấn đã rủ Thông về nhà Tuấn lấy dao tự chế để chém anh Trường, trên đường đi Thông gọi điện thoại rủ Tú tham gia chém anh Trường cùng thì Tú đồng ý. Sau đó, Thông, Tuấn và Tú mỗi người mang theo 01 (một) con dao tự chế cán bằng sắt dài khoảng từ 60cm đến 80cm rồi Thông chở Tuấn, còn Tú đi một mình (bằng xe mô tô không rò biển số của Tuấn và Tú) đến chỗ anh Trường đang uống bia. Khi đến nơi, Tuấn cầm dao tự chế chạy vào chém anh Trường nhưng bị anh Trường ôm lại nên Thông chạy đến dùng dao tự chế chém vào anh Trường thì bị anh Tín can ngăn, đẩy Thông ra không để Thông chém anh Trường, Thông liền cầm dao quay lại chém một nhát vào cổ tay trái của anh Tín, anh Tín bỏ chạy và bị té ngã, Thông tiếp tục cầm dao chém một nhát vào cẳng chân phải anh Tín gây thương tích. Trong lúc giằng co với Tuấn thì anh Trường bị Tuấn dùng dao tự chế chém hai nhát vào trán phải và một nhát vào bờ nếp khuỷu tay trái gây thương tích. Thấy vậy, chị Thoa chạy vào can ngăn thì bị Tú dùng tay đánh vào mặt chị Thoa. Sau khi chém anh Trường và anh Tín bị thương, Tuấn, Thông và Tú bỏ đi và đưa dao cho Tú cất giấu. Sự việc xảy ra, Tú dùng xe chở Thông và Tuấn đi băng bó vết thương, khi đi đến khu vực dốc Nguyễn Huệ thuộc phường Bình Đa, thành phố Biên
Hòa thì gặp chị Huỳnh Thị Trâm (là chủ quán Thùy Trâm) đang chở anh Tín đi cấp cứu thì Tú ép xe chị Trâm dừng lại và Tú xuống xe dùng tay đánh vào mặt anh Tín mấy cái, chị Trâm can ngăn thì Tú bỏ đi. Anh Trường và anh Tín được đưa đi cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó xin về Bệnh viện Đồng Nai điều trị vết thương. Qua điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tuấn, Thông và Tú để điều tra, xử lý. Ngày 22/01/2019, Thông bị bắt giữ để điều tra xử lý, riêng Tuấn và Tú đã bỏ trốn. Đến ngày 08/12/2019, Tú bị bắt giữ để điều tra xử lý.
Áp dụng dụng điểm a, i khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều 134; điểm s khoản 1 Điều 51, Điều 58 Bộ luật hình sự. Tuyên bố bị cáo Nguyễn Anh Tú (tên gọi khác: Quậy) phạm tội “Cố ý gây thương tích”.
Xử phạt bị cáo Nguyễn Anh Tú (tên gọi khác: Quậy): 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày 08/12/2019.
Bảng số 2.6: Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn
Đơn vị tính: Bị cáo
Năm | Tổng số bị cáo | Số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn | ||||||
Tù từ 3 năm trở xuống | Từ từ 3 năm đến 7 năm | Tù từ trên 7 năm đến 15 năm | ||||||
Bị cáo | Tỷ lệ | Bị cáo | Tỷ lệ | Bị cáo | Tỷ lệ | |||
1 | 2016 | 36 | 12 | 33.3% | 16 | 44.4% | 8 | 22.2% |
2 | 2017 | 29 | 9 | 31.0% | 15 | 51.7% | 5 | 17.2% |
3 | 2018 | 36 | 15 | 41.7% | 12 | 33.3% | 9 | 25.0% |
4 | 2019 | 41 | 17 | 41.5% | 17 | 41.5% | 7 | 17.1% |
5 | 2020 | 38 | 13 | 34.2% | 17 | 44.7% | 8 | 21.1% |
Cộng | 180 | 66 | 36.7% | 77 | 42.8% | 37 | 20.6% |
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Qua phân tích số liệu áp dụng hình phạt tù có thời hạn tại TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho thấy được: Việc áp dụng hình phạt tù từ 3 năm trở xuống đối với 66 bị cáo, chiếm tỷ lệ 36.7%, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 77 bị cáo, chiếm tỷ lệ 42.8% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với 37 bị cáo, chiếm 20.6% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Từ các nhận xét trên ta cso thể thấy mức độ phạt tù có thời hạn của Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà có xu hướng giảm và bảo hoà. Giảm thiếu các hình phạt tù khi không cần thiết, tăng các hình phạt khác không phải là hình phạt tù để tạo điều kiện cải tạo hữu hiệu hơn cho bị cáo.
Bảng số 2.7: Số liệu về nhân thân của bị cáo
Đơn vị tính: Bị cáo
Bị cáo | Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo đã bị xét xử | |||||||||
Cán bộ công chức | Đảng viên | Tái phạm, tái phạm nguy hiểm | Nghiện ma túy | Dân tộc thiểu số | Nữ | Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi | Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi | Từ 18 đến 30 tuổi | ||
2016 | 36 | 6 | 4 | 11 | 9 | 9 | 6 | 2 | 5 | 16 |
2017 | 29 | 4 | 2 | 3 | 5 | 4 | 4 | 1 | 2 | 11 |
2018 | 36 | 7 | 2 | 8 | 11 | 8 | 5 | 2 | 3 | 14 |
2019 | 41 | 5 | 5 | 9 | 8 | 10 | 4 | 4 | 6 | 13 |
2020 | 38 | 6 | 2 | 7 | 5 | 6 | 6 | 1 | 3 | 15 |
Cộng | 180 | 28 | 15 | 38 | 38 | 37 | 25 | 10 | 19 | 69 |
(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai)
Từ những số liệu trên phân tích và tổng hợp ở trên có thể thấy chất lượng xét xử được đảm bảo và nâng cao rò rệt, Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật, các bản án được tuyên bảo đảm đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Hình phạt mà tòa án áp dụng đã nghiêm trị đối tượng cầm đầu, ngoan cố,
chống đối, lưu manh... đồng thời thể hiện chính sách khoan hồng của Nhà nước ta đối với những người phạm tội có các tình tiết giảm nhẹ TNHS như tự thú, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả. Tòa án đã xem xét, làm rò các tình tiết định tội; các tình tiết định khung hình phạt; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân của bị cáo để khi áp dụng hình phạt và mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện.
Số liệu trên cũng cho thấy mức độ tiếp thu, sống và làm thoe pháp luật của người dân thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai ngày càng cao. Tỉ lệ phạm tội có xu hướng giảm, giảm nhiều nhất đối với các bị cáo có nhân thân là Đảng viên. Với năm 2019 là 05 bị cáo là Đảng viên thì năm 2020 chỉ còn lại 02 bị cáo. Ngoài ra số lượng tái phạm nguy hiểm, ma tuý và dân tộc thiểu số cũng giảm thiếu đáng kể. Điều này chứng tỏ mặc nhận thức của người dân có dấu hiệu gia tăng, ngày càng hiểu và làm việc theo pháp luật. Đây là sự việc đáng mừng.
VD: Bản án số: 282/2021/HSST ngày 21/05/2021 của Toà án nhân dân thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai. Lê Trọng T là người sử dụng trái phép chất ma túy (ma túy tổng hợp). Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 26/01/2021, T đi đến khu vực gần cây xăng An Viễn thuộc xã An Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai mua của người thanh niên tên B (không rò lai lịch, địa chỉ) 01 (một) gói ma túy tổng hợp (hàng đá) với giá 300.000đ (ba trăm nghìn đồng) để sử dụng.
Vào lúc 20 giờ 45 phút cùng ngày, T cất giấu gói ma túy nêu trên trong túi áo khoác phía trước bên trái của T đang mặc trên người, rồi đi đến trước nhà không số thuộc tổ A, khu phố LĐA, phường TP, thành phố BH, tỉnh Đồng Nai thì bị Công an phường Tam Phước kiểm tra phát hiện bắt quả tang, chuyển giao Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa xử lý.
* Vật chứng thu giữ gồm:
- 01 (một) gói nilon hàn kín bên trong chứa tinh thể màu trắng (T khai là ma túy tổng hợp – hàng đá);
*Tại Kết luận giám định số 205/PC54-GĐMT ngày 01/02/2021 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đồng Nai, kết luận như sau:
Mẫu tinh thể màu trắng được niêm phong gửi đến giám định là ma túy, có khối lượng: 1,03892 gam loại: Methamphetamine.
Tại bản cáo trạng số: 304/CT-VKSBH ngày 05/05/2021, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa đã truy tố bị cáo: Lê Trọng T về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo quy định tại điểm o khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự.
Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của bị
cáo:
Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Không có.
Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Xét thấy, trong quá trình điều
tra và tại phiên tòa, bị cáo tỏ thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
- Tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa giữ nguyên quyết định truy tố và đề nghị:
Xử phạt bị cáo Lê Trọng T 05 (năm) năm 06 (sáu) tháng tù giam nhưng được trừ đi thời gian bị tạm giam trước đó;
Về xử lý vật chứng:
- Căn cứ Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa tuyên tịch thu tiêu hủy số ma túy còn lại sau giám định đựng trong gói niêm phong số: 205/PC54-GĐMT ngày 02/02/2021 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Đồng Nai.
2.1.3. Một số hạn chế, vướng mắc trong áp dụng hình phạt tù có thời hạn trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác xét, thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như uy tín của cơ quan thực thi pháp luật. Các sai sót vướng mắc này thường tập trung chủ yếu ở những dạng sau đây:
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn trong hoạt động xét xử
Qua số liệu thống kê về các hình phạt chính được áp dụng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai như phân tích ở trên thấy: Áp dụng hình phạt cảnh cáo chiếm tỷ lệ 9.8%; Áp dụng hình phạt tiền đối chiếm tỷ lệ 12.0%; áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ chiếm 18.9%; Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm 16.3%; Áp dụng hình phạt tù có thời hạn chiếm 43.1%. Tỷ lệ hình phạt tù có thời hạn được áp dụng cao rất nhiều lần so với các hình phạt khác. Trong số người phạm tội bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì có 36.7% người phạm tội có mức hình phạt từ 3 năm trở xuống [29]. Trên thực tiễn tại thành phố Biên Hòa việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn với tỷ lệ cao như trên cho thấy những người áp dụng áp dụng pháp luật có phần ưu tiên việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Nghị quyết số 49-NQ- TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách ngành Tư pháp đến năm 2020 đưa ra yêu cầu giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh mạng và điều kiện kinh tế hội nhập quốc tế... Xác định rò căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định trong việc áp dụng các biện pháp tạm giam. Việc tòa án ưu