Sự Phát Triển Của Các Doanh Nghiệp Và Thực Hiện Chính Sách Bhxh Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

khoảng 13,5%, còn lại là cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Theo ngành nghề, lực lượng lao động trên toàn Hà Nội chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, với tỷ trọng bình quân khoảng 25% lực lượng lao động có việc làm, tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 18%/năm), buôn bán nhỏ lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và các phương tiện khác (khoảng 17%/năm).

Một vấn đề nổi cộm hiện nay là trình độ lao động có việc làm mà chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao 68,9%, trong khi đó lao động có trình độ cao đẳng nghề đạt 0,64%, đại học chiếm 14,26%, thạc sĩ 1,31%. Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ 0,66%, trong khi đó lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36,95%. Lao động phổ thông chiếm 16,83%. Với tỷ trọng lao động phổ thông như vậy cho thấy khả năng cung ứng lao động phổ thông còn ít hơn nhiều so với nhu cầu của các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Một thực trạng hiện nay tại Hà Nội đó là sự thiếu h t lao động phổ thông ngày càng lớn. Đa phần lao động phổ thông là người ngoại tỉnh. Đối với lao động người Hà Nội họ không mặn mà với công việc do tính chất công việc nặng nhọc, lương thấp và do tâm lý kén chọn việc làm, mức thu nhập của người lao động…

Thành phố Hà Nội đề cao chất lượng lao động và công tác đào tạo nghề cho lao động. Hà Nội có trình độ lao động cao hơn so với các thành phố khác trong cả nước nhờ đó năng suất lao động của Hà Nội cũng luôn dẫn đầu nhưng so với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì năng suất lao động của Hà Nội còn là rất

thấp (thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần)10.

3.2. Sự phát triển của các doanh nghiệp và thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp

Những năm gần đây, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển khá nhanh, đa dạng về quy mô, hình thức tổ chức và lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Theo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, số doanh nghiệp của Hà


10 Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Nếu lấy thang điểm 10 thì chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.

Nội đang hoạt động là: 143.119 doanh nghiệp, chiếm 20%. Tính theo mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân, Hà Nội có 19 doanh nghiệp/1000 dân. Số lượng lao động của Hà Nội liên t c tăng trong hoạt động động có kết quả sản xuất kinh doanh chiếm 3.4%. Chỉ số thu hút lao động làm việc tại các doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2017 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 ở Hà Nội tăng 16.9%. Tốc độ thu hút vốn cho sản xuất kinh doanh ở Hà Nội tăng 28.9%. Tốc độ doanh thu thuần của doanh nghiệp Hà Nội cũng tăng 16.2%. Tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017 tăng 47.1% so với năm 2016.

Thu nhập bình quân tháng một lao động trong doanh nghiệp ở Hà Nội giai đoạn 2016-2017 là: 8.54 triệu đồng. Hà Nội cũng có tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng 42.8% giai đoạn 2016-2017. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có sự quay trở lại hoạt động của các doanh nghiệp là: 6.470 doanh nghiệp, tăng 36%. Bên cạnh việc phát triển các doanh nghiệp, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với thực trạng nhiều doanh nghiệp phải hoàn thành thủ t c giải thể. Trong năm 2018, Hà Nội có 1.698 doanh nghiệp giải thể, tăng 32.8%.

Sự phát triển của các doanh nghiệp ở Hà Nội kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng người lao động hoạt động trong các doanh nghiệp. Việc gia tăng số lượng người lao động trong các doanh nghiệp liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ người lao động trong các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội.

3.2.2. Tình hình thực hiện chính sách BHXH

Tỷ lệ bao phủ BHXH của thành phố hết năm 2018: số người tham gia BHXH bắt buộc: 1650.417 người; BHXH tự nguyện 22.684 người; BH thất nghiệp 1.541.279 người; BHYT 6.487.756 người (chưa bao gồm số tham gia BHYT là thân nhân sĩ quan quân đội do BHXH). Hiện nay, tỷ lệ bao phủ của BHYT là 86,5% dân số, vượt 1,2 % so với chỉ tiêu HĐND, UBND thành phố giao năm 2018 là 85,3%.

Năm 2018, khai thác, phát triển được 16.705 đơn vị, 84.214 lao động. Số thu BHXH, BHYT, BHTN là 38.804,8 tỷ đồng, trong đó thu BHXH bắt buộc: 26.457, 1 tỷ đồng; BHTN: 2.094,3 tỷ đồng; BHXH tự nguyện: 177,6 tỷ đồng, BHYT: 9.385,8 tỷ đồng; Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: 524 tỷ đồng; thu lãi chậm đóng: 165,7 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cũng cho thấy, có một bộ phận doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn chây ỳ, trốn đóng, nợ

đọng tiền BHXH, BHYT, BHTN. Tổng số đơn vị nợ là 28.184 đơn vị và có 405.393 lao động bị ảnh hưởng, với tổng số tiền nợ là 979,2 tỷ đồng (trong đó nợ BHXH là 900,3 tỷ đồng; nợ BHYT: 51,4 tỷ đồng; nợ BHTN: 23,2 tỷ đồng; nợ BHTNLĐ- BNN: 4,3 tỷ đồng). Cơ cấu nợ phân bổ như sau:

+ Nợ từ 1 đến dưới 3 tháng: 17.164 đơn vị với 24,6 tỷ đồng;

+ Nợ từ 3 đến dưới 6 tháng: 4.878 đơn vị với 95,7 tỷ đồng;

+ Nợ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 2.383 đơn vị với 104,6 tỷ đồng;

+ Nợ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 1.632 đơn vị với 149,3 tỷ đồng;

+ Nợ từ 24 tháng trở lên: 2.127 đơn vị với 605 tỷ đồng.

Tình hình giải quyết các chế độ BHXH của thành phố cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Hà Nội là địa phương có số đối tượng, số tiền chi trả lớn nhất cả nước; công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH luôn được quan tâm, việc chi trả luôn đảm bảo đến tận tay đối tượng trước ngày 10 hàng tháng, đảm bảo an toàn, chính xác thông qua 02 hình thức chi trả: thông qua hệ thống bưu điện và qua tài khoản cá nhân ATM. Tổng số tiền chi năm 2018 là 34.250,9 tỷ đồng cho 1.198.215 lượt đối tượng, trong đó, số tiền chi tiền lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng là 28.895,4 tỷ đồng cho 568.075 đối tượng; chi trợ cấp một lần 1.474,9 tỷ đồng cho 61.676 đối tượng; chi trợ cấp các chế độ BHXH ngắn hạn 3.060,1 tỷ đồng cho 509.752 đối tượng; chi trợ cấp thất nghiệp 820,5 triệu đồng cho 58.712 đối tượng.

BHXH thành phố Hà Nội cũng đã đẩy mạnh cải cách thủ t c hành chính, nâng cao chất lượng ph c v , giảm thiểu các thủ t c phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức và cá nhân tham gia, th hưởng BHXH, BHYT, BHTN. Hiện nay, đã cung cấp dịch v công trực tuyến mức độ 3,4 cho 13 thủ t c hành chính, 100% các thủ t c hành chính được tiếp nhận thông qua hệ thống một cửa điện tử, có 67.774 đơn vị sử d ng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử, chiếm 97,3% các đơn vị tham gia BHXH, BHYT.

Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, thành phố Hà Nội hiện nay cũng đang gặp một số khó khăn: số người tham gia BHXH bắt buộc, tự nguyện còn thấp so với số đối tượng thuộc diện tham gia; tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN tuy có giảm mạnh so với nhiều năm trước đây nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của cả nước; nhận thức của người dân, người lao động về ý nghĩa của chính sách BHXH còn hạn chế (tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện thấp, tính tuân thủ BHXH bắt

buộc thấp); mức độ hài lòng của người lao động, người th hưởng chính sách BHXH, BHYT chưa cao, đòi hỏi cơ quan BHXH cần có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân thủ đô.

3.3. Thực trạng sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Để nhận biết thực trạng sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, NCS tập trung phân tích, tìm hiểu các nội dung sau: số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội; số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; đặc điểm của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước; tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội; thuận lợi và khó khăn của ngươi lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước khi tham gia bảo hiểm xã hội.

3.3.1. Thực trạng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH

Nguồn dữ liệu điện tử của BHXH Việt Nam về doanh nghiệp tham gia BHXH đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018 cho thấy tổng số doanh nghiệp tham gia đóng BHXH là 93.695 doanh nghiệp, trong đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội chỉ chiếm 1.504 doanh nghiệp, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội chiếm 6.561 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 7% và nhiều nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội với 85.630 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 91,4% (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Cơ cấu các doanh nghiệp tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018


Tổng số DN

tham gia BHXH

Doanh nghiệp

nhà nước

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài

Doanh nhiệp ngoài nhà

nước

Số

lượng


Tỷ lệ


Số lượng


Tỷ lệ


Số lượng


Tỷ lệ

93.695

1.504

1,7%

6.561

7%

85.630

91,4%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà Nội - 11

[Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam]

Bảng 3.2a. Số lao động đang làm việc, lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp ở Hà Nội




Loại hình DN

2016

2017

2018

Số lao động

Số lao động được đóng BHXH

(Người)

Số lao động

Số lao động được đóng BHXH

(Người)

Số lao động

Số lao động được đóng BHXH

(Người)


Tổng số (Người)


Nữ (Người)


Tổng số (Người)


Nữ (Người)


Tổng số (Người)


Nữ (Người)

Tổng số

100%

42,26%

48,03%

100%

38,40%

53,29%

100%

39.86%

60,22%


DNNN


100%


32,95%


86,5%


100%


31,29%


90,1%


100%


30,43%


88,1%

DN

ngoài NN


100%


36,16%


37%


100%


36,33%


44,3%


100%


38,26%


53,1%


DN FDI


100%


58,36%)


84,1%


100%


57,62%


83,9%


100%


56,65%


85,6%


[Nguồn: Số liệu tính toán từ Điều tra doanh nghiệp Hà Nội các năm 2016, 2017, 2018 của Tổng cục thống kê]


78

Nếu chỉ nhìn vào số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội trong tổng số loại hình doanh nghiệp thì thấy tỷ lệ doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia nhiều nhất. Nhưng từ kết quả Điều tra doanh nghiệp hằng năm của Tổng c c thống kê cho thấy, mặc dù ở loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhiều nhất trong tổng số lao động tham gia BHXH của tất cả các loại hình doanh nghiệp nhưng tỷ lệ tham gia bảo hiểm so với tổng số lao động cần phải tham gia bảo hiểm xã hội lại ở mức rất thấp, chỉ chiếm 37% (2016), 44,3% (2017), 53,1% (2018); trong khi đó doanh

nghiệp nhà nước, tỷ lệ này là 86,5% (2016), 90,1% (2017), 88,1% (2018); doanh

nghiệp FDI là 84,1% (2016), 83,9% (2017), 85,6% (2018) (bảng 3.2a). Như vậy,

mức độ tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội của nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước đang ở mức rất thấp, mặc dù có tăng dần qua các năm (tỷ lệ lao động tham gia BHXH trong tổng số lao động đang làm việc tại tất cả các loại hình doanh nghiệp: năm 2016, chỉ đạt 48,03%; năm 2017 là 53,29%; năm 2018 là 60,22%), điều này sẽ dẫn tới một bộ phận rất lớn lao động làm việc ở loại hình này không được tham gia bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và nguy cơ khi về gia sẽ có hàng triệu lao động không được hưởng lương hưu. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng mở rộng, số lượng lao động làm việc trong khu vực này ngày một tăng và số lượng doanh nghiệp nhà nước cùng với lao động làm việc ở đây ngày càng thu hẹp dần. Đây là vấn đề chính sách lớn đối với việc thực thi chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội trong thời gian tới

Bên cạnh những doanh nghiệp ngoài nhà nước thực hiện nghiêm việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vẫn còn có không ít các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bằng nhiều hình thức “lách luật tinh vi. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy:

“Một số doanh nghiệp tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thường tháng sau nộp cho tháng trước, quy định của Luật là phải đóng hàng tháng”.

PVS. Nam, cán bộ ngành bảo hiểm xã hội

“Bảo hiểm xã hội phải đóng trên tổng mức thu nhập của người lao động. Hiện tại, các doanh nghiệp thường đóng bằng mức lương tối thiểu vùng hoặc cao hơn một chút.

Theo quy định phải đóng trên tổng thu nhập của người lao động. Họ làm như vậy là để lách luật, họ không bỏ tiền, biến tấu tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.

PVS. Nữ, cán bộ ngành bảo hiểm xã hội

Theo nhiều ý kiến đến từ các chuyên gia cho rằng: việc trốn đóng BHXH thường diễn ra trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và ít diễn ra hơn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này được giải thích bằng nguồn lực tài chính cũng như ý thức tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp FDI thường cao hơn các doanh nghiệp ngoài nhà nước mà đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lượng vốn hạn chế.

3.3.2. Số lượng người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH

Kết quả số liệu bảng 3.2 cho thấy: trong năm 2017-2018, số lượng người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội gia tăng mạnh. C thể: trong năm 2017, số người lao động 4.137.032 người lao động trong năm 2017 tăng lên 4.599.719 người lao động trong năm 2018.

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): số người lao động:

4.069.273 trong năm 2017 tăng lên 4.313.145 người lao động trong năm 2018.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước: số người lao động: 1.077.024 trong năm 2017 tăng lên 1.033.553 người lao động trong năm 2018.

Bảng 3.2. Số người lao động, doanh nghiệp tham gia BHXH bắt buộc chia theo loại hình doanh nghiệp trong cả nước năm 2017, 2018

Loại hình quản lý

2017

2018 (ước tính)

Số

đơn vị

Số

người

Số

đơn vị

Số

người

Doanh nghiệp nhà nước


6,798


1,077,024


6,594


1,033,553

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài FDI


15,769


4,069,273


16,557


4,313,145

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh


205,985


4,137,032


243,062


4,599,719

Nguồn: Số liệu đề tài tính toán từ cơ sở dữ liệu điện tử quản l BHXH của BHXH Việt Nam

Kết quả số liệu sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động ở 03 loại hình doanh nghiệp của Hà Nội nêu trên cho thấy tỷ lệ tương đồng với số liệu người

lao động tham gia bảo hiểm xã hội của cả nước. Tổng số lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước tham gia BHXH chiếm 10,1%, doanh nghiệp FDI chiếm 22,1%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 67,8% trong tổng số lao động tham gia BHXH của 3 loại hình doanh nghiệp. Kết quả Điều tra doanh nghiệp hằng năm của Tổng c c thống kê cho thấy, trong loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, tỷ lệ tham gia bảo hiểm so với tổng số lao động cần phải tham gia bảo hiểm xã hội lại ở mức rất thấp, chỉ chiếm 37% (2016), 44,3% (2017), 53,1% (2018); trong khi đó

doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ này là 86,5% (2016), 90,1% (2017), 88,1% (2018);

doanh nghiệp FDI là 84,1% (2016), 83,9% (2017), 85,6% (2018) (bảng 3.2a).

Kết quả số liệu bên trên phản ánh một thực tế là thời gian qua số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp ngoài nhà nước; trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước đều có xu hướng tăng cao. Doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội cao nhất, cao hơn đáng kể so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp nhà nước.

Với tỷ lệ số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng, thời gian qua, chứng tỏ các các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã có nhiều n lực trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Các doanh nghiệp ngoài nhà nước đã thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và ý thức, nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước về bảo hiểm xã hội đã tốt lên. Nhiều người lao động còn coi tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những tiêu chí để bản thân có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

3.3.3. Nhận diện đặc điểm người lao động ở doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia BHXH

Để nhận biết đặc điểm người lao động tham gia BHXH ở doanh nghiệp ngoài nhà nước, NCS tập trung phân tích các yếu tố sau: thu nhập bình quân; giới tính; thời gian tham gia BHXH; nơi sinh; hộ khẩu và nơi sống của người lao động. Việc xác định rò đặc điểm của người lao động cần thiết cho việc miêu tả rò hơn nội dung nghiên cứu sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động cũng như làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí