Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Bản Tin Thời Sự Phát Thanh Địa Phương

liên quan đến đề tài. Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu lý luận báo chí cũng như hệ thống hóa những vấn đề lý luận báo chí, phát thanh để tạo cơ sở cho đề tài nghiên cứu. Ví dụ như phân tích các dữ liệu thực tiễn của 57 bản tin phát trong tháng 3 và tháng 4 năm 2015 của đài PT-TH Bắc Giang, 52 bản tin phát trong tháng 3 và tháng 4 năm 2015 của đài PT-TH Lạng Sơn, 55 bản tin phát trong tháng 3 và tháng 4 năm 2015.

Phương pháp khảo sát: dùng để khảo sát thực trạng các bản tin thời sự phát thanh phát trên sóng phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng để nhận diện, phân tích các yếu tố thể hiện nội dung và hình thức của các bản tin thời sự.

Phương pháp thống kê: trong quá trình khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp này kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp để rút ra các thông số về nội dung và hình thức của bản tin thời sự trong diện khảo sát.

Phương pháp so sánh: dùng để so sánh số liệu giữa 03 đài được khảo sát với nhau làm nổi bật lên những thành công, hạn chế trong nội dung và hình thức của bản tin thời sự phát thanh ở các đài thuộc diện khảo sát. Tác giả cũng sử dụng phương pháp này để nhìn nhận điểm chung và sự khác biệt giữa bản tin thời sự của các đài địa phương với nhau.

Phương pháp phỏng vấn: được thực hiện với các đối tượng là những người làm lãnh đạo, quản lý, biên tập và các phóng viên đang trực tiếp tham gia thực hiện bản tin thời sự ở 03 đài khảo sát, qua đó có thêm căn cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bản tin thời sự cho phù hợp.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Ý nghĩa lý luận:

Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến bản tin thời sự của các đài phát thanh truyền hình địa phương. Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể, cơ bản nhằm nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh ở các đài phát thanh truyền hình địa phương.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về mặt ý nghĩa thực tiễn, đề tài sẽ đem đến cái nhìn sơ lược về thực trạng của bản tin thời sự phát thanh ở các đài phát thanh truyền hình địa phương hiện nay, giúp cho những người làm bản tin thời sự phát thanh thấy được những thành công, hạn chế của bản tin thời sự phát thanh địa phương. Đề tài đóng góp những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh phát trên các đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn.

Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành phát thanh, phóng viên, biên tập viên phát thanh và những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 3

7. Cấu trúc của của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn này được kết cấu thành 03 chương với nội dung sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bản tin thời sự phát thanh địa phương

Chương 2: Thực trạng bản tin thời sự phát thanh trên đài phát thanh và truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn.

Chương 3: Giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh địa phương

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1. Khái niệm Tin, Tin phát thanh

1.1.1.1. Khái niệm Tin

Tin là thể loại cơ bản nhất của báo chí bởi “nếu tính theo tỷ lệ bài đăng trên mỗi tờ báo lượng tin có thể chiếm tới 70%” . Ngược dòng lịch sử, tin còn là thể loại ra đời sớm nhất và làm nền để hình thành nên những thể loại báo chí khác. Mặc dù vậy, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất một khái niệm chính thức của thể loại tin. Liên quan đến định nghĩa về tin hiện có rất nhiều ý kiến.

Đại từ điển Tiếng Việt giải nghĩa tin là: 1/ Điều báo cho biết về sự việc, tình hình xảy ra; 2/ Sự truyền đạt, sự phản ánh dưới các hình thức khác nhau , cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó”.

Theo tác giả Đức Dũng: “...Tin là thể loại phổ biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến đổi”. Tin “có nhiệm vụ thông tin kịp thời về những sự việc, sự kiện thời sự”, và “Tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ không có nhiệm vụ đi sâu vào giải quyết các vấn đề” [5 , tr.68].

Cũng có quan điểm cho rằng: “Tin là dữ kiện thực tế, được ghi lại một cách trung thực về các sự kiện xảy ra trên thế giới”.

Trong cuốn Tác phẩm báo chí tập 1, tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn Tiến Hài định nghĩa tin là “thể loại thông dụng nhất của báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu” [17, tr.50].

Tác giả Đinh Văn Hường trong bài giảng Thể loại Tin (tại khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) định nghĩa: “Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định”[ 14, tr.15].

Như vậy qua phân tích, chắt lọc những điểm tương đồng từ những quan niệm khác nhau về tin, tác giả đưa ra một khái niệm về tin như sau:

+ Tin là một thể loại thông dụng, cơ bản của báo chí.

+ Tin phản ánh nhanh sự kiện thời sự.

+ Tin được thể hiện một cách ngắn gọn, xúc tích.

+ Tin có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định.

1.1.1.2. Khái niệm Tin phát thanh

Nói đến tin phát thanh, trước hết nói đến một thể loại của báo chí – thể loại tin với những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại này. Ngoài ra thể loại tin phát thanh còn chịu tác động từ những đặc trưng của loại hình báo phát thanh như: sử dụng âm thanh tổng hợp; thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời; tỏa sóng rộng khắp; tiếp nhận theo trình tự thời gian. Do vậy, ngoài những đặc điểm của thể loại báo chí nói chung, tin phát thanh còn mang những đặc điểm riêng.

Năm 1993, tác giả Nguyễn Đình Lương trong cuốn Nghề báo nói xuất bản năm 1993 cho rằng: “Tin tức phát thanh là sự kiện hoặc sự biến của con người, sự vật và hiện tượng được truyền đạt đến người tiếp nhận bằng phương tiện truyền thông radio” [15, tr.73].

Khái niệm này đề cập đến một khía cạnh nội dung của tin là phản ánh sự kiện, sự biến đồng thời chỉ ra con đường tác động của tin phát thanh là thông qua phương tiện truyền thông radio. Tuy nhiên, theo chúng tôi, định nghĩa này còn mang tính chung chung bởi chưa chỉ ra những đặc điểm cụ thể

của tin trong khi mọi thể loại được sử dụng trên báo phát thanh đều phản ánh sự kiện, sự biến và được truyền đạt tới người tiếp nhận thông qua phương tiện truyền thông radio.

Năm 2002, tác giả Vũ Thúy Bình trong chương Tin phát thanh cuốn Báo phát thanh định nghĩa: “Tin phát thanh là sự kiện mới, biến cố mới, tình hình mới về con người, sự vật hiện tượng đã xảy ra, đang tiếp diễn được truyền đạt một cách ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu tới người nghe bằng phương tiện truyền thông radio” [8, tr.245].

Định nghĩa này đã làm rõ hơn tin phát thanh ở đặc điểm, có nội dung phản ánh nhanh những sự kiện, biến cố mới, có hình thức ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu, và con đường tác động của thể loại này là bằng phương tiện truyền thông radio. Tuy nhiên định nghĩa trên còn có điểm chưa nhận được sự thống nhất của các nhà nghiên cứu do cách gọi tin phát thanh là sự kiện, biến cố mới. Bởi tin phát thanh trước hết là một thể loại của báo phát thanh, tức là một chỉnh thể nội dung và hình thức tương ứng. Sự kiện là nội dung của tin nhưng không phải mọi sự kiện đều là tin bởi có những sự kiện không được nhà báo nhận thức, khám phá, phản ánh vào tác phẩm. Đời sống diễn ra với vô số sự kiện xuất hiện mỗi ngày, chỉ những sự kiện phản ánh trong tin mới trở thành nội dung của tin.

Trong cuốn sách Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh của trường phát thanh truyền hình điện ảnh – Australia cho rằng: “Tin phát thanh là nói súc tích, rõ ràng trong một thời gian khá ngắn để diễn tả được cái gì xảy ra, cái gì đang diễn ra và nếu có thể cái gì sắp xảy ra dựa trên những suy đoán độc lập”.

Trong cuốn “Thể loại báo chí: Tin, Tường thuật, ghi nhanh”, nhà xuất bản Chính trị - Hành chính năm 2013, T.S Phạm Thị Thanh Tịnh có viết: “Tin phát thanh, truyền hình là một thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh sự kiện mới, biến cố mới, tình hình mới về con người, sự vật, hiện tượng đã xảy ra, đang tiếp diễn

được truyền đạt một cách ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu tới công chúng bằng phương tiện truyền thông Radio và Tivi” [19, tr. 17]. Theo TS Phạm Thị Thanh Tịnh thì “tin thời sự trên sóng phát thanh, truyền hình có thời lượng thường khoảng 20-40 giây. Tin có tiếng động, lời nói nhân vật thường một phút”. [19, tr. 23]

Theo đó, tác giả luận văn có thể đúc rút những điểm chính gắn với cách hiểu về tin phát thanh:

+ Tin phát thanh là một thể loại cơ bản, thông dụng nhất của báo phát thanh.

+ Nó phản ánh nhanh những sự kiện mới vừa, đang, sắp, sẽ xảy ra.

+ Nó được thể hiện dưới dạng âm thanh với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, trực tiếp và được truyền tải trên sóng phát thanh.

1.1.2. Khái niệm bản tin, bản tin thời sự

1.1.2.1. Khái niệm bản tin, bản tin thời sự

Báo chí ra đời chính từ các bản tin. Và cho đến bây giờ, thể loại tin vẫn luôn khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu của mình đối với bất kỳ loại hình báo chí nào. Phần tin thời sự là chương trình có tính bắt buộc v à quyết định sự tồn tại định hướng cảu một tờ báo nói chung. Với phát thanh, các chương trình thời sự luôn thu hút sự quan tâm của thính giả nhiều nhất, tiếp đó mới đến các chuyên mục giải trí.

Bản tin là một trong những hình thức chuyển tải thông tin báo chí. Đối với một đài phát thanh với tư cách là cơ quan báo chí, bản tin là tồn tại ở hai hình thức. Thứ nhất là một chương trình phát thanh độc lập. Thứ hai, bản tin là một phần nội dung của chương trình thời sự phát thanh. Trong nghiên cứu của luận văn này, do tác giả luận văn nghiên cứu theo hướng thứ hai, vì bản tin là một phần nội dung của chương trình thời sự trên các đài phát thanh địa phương chiếm đa số.

Theo trang www.wattpad.com nói về bản tin đã có định nghĩa: bản tin

là một thể loại của văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp

thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống. Bản tin thường có 3 phần: tiêu đề, phần mở đầu bản tin, phần triển khai chi tiết bản tin. Trong đó, tiêu đề và phần mở đầu thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất. Phần triển khai chi tiết bản tin có thể chi tiết hóa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.

Còn trang luonluon.com cho rằng: bản tin là đơn vị cơ sở của thông tin báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự kiện mới xảy ra được mọi người hoặc một số người quan tâm.

Yếu tố cốt lõi của bản tin thời sự là thông tin. Mọi chức năng của báo chí (trong đó có phát thanh) đều được thực hiện thông qua con đường thông tin. Hiểu khái quát, thông tin là lượng tri thức mà người này hoặc đối tượng này muốn chuyển cho người khác hoặc đối tượng khác, là cái mà A nghĩ là B chưa biết và cần biết, B muốn biết và A muốn chuyển. Đối với báo chí, thông tin trở thành phần tri thức, tư tưởng (do nhà báo sáng tạo, tái tạo từ hiện thực) được chuyển dịch từ nhà báo đến công chúng để cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cảm biến hành vi. Nói cách khác thông tin chính là điểm khởi đầu, gốc rễ cơ bản nhất của quá trình truyền thông, quyết định hiệu quả - kết quả so với mục đích ban đầu của người làm truyền thông.

Trong thời đại ngày nay, do nhu cầu nắm bắt, trao đổi thông tin của xã hội là hết sức cấp thiết nên bản tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày. Trong đó cũng phân loại bản tin có nhiều loại nhưng có hai loại chủ yếu là tin ảnh và tin chữ. Trong đó tin chữ gồm có tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp. Ở dạng đầy đủ nhất, bản tin thường có cấu trúc hai phần là đầu đề (tít bài, tiêu đề, tên tin) và nội dung. Trong đó yêu cầu đầu đề phải ngắn gọn, gây tò mò, hấp dẫn, hé lộ lượng thông tin quan trọng nhất. Còn nội dung phải chính xác về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả của các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra. Các sự kiện quan trọng hơn được nêu trước.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1998 giải thích: “Thời sự là tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội- chính trị, xảy ra trong một thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm” [20, tr.956]

Còn theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin năm 1999: Thời sự là toàn bộ sự việc ít nhiều quan trọng vừa mới xảy ra được nhiều người quan tâm”. [21, tr.159]

Bản tin thời sự là sự ghi lại những sự kiện lịch sử theo thời gian bao gồm các thể loại tin được phát bằng lời.

1.1.2.2. Phân biệt bản tin thời sự phát thanh và chương trình thời sự

Theo tác giả G.V Cu dơ nhet xốp, X.L. Xvich, A.La.Iu rốp xki trong cuốn Báo chí truyền hình: “chương trình thời sự” đơn giản giống như một bản tin trên báo, thông báo các sự việc, hơn nữa đó là những sự việc được phân tích, khái quát, … Trên thực tế, chủ đề của bản tin là không giới hạn: nông nghiệp, nghệ thuật, kinh doanh, sáng chế, các sự kiện trong đời sống quốc tế ”[22, tr.83-84].

Như vậy nói đến “thời sự” là nói đến sự mới mẻ, cập nhật, nhanh chóng. Trên cơ sở những tìm hiểu và phân tích nêu trên, tác giả luận văn xin đưa ra một quan niệm như sau về thuật ngữ “chương trình thời sự phát thanh”: chương trình thời sự phát thanh là chương trình chuyển tải một cách nhanh chóng, kịp thời những thông tin về các sự kiện, vấn đề đang được nhiều người quan tâm trên sóng phát thanh.

Thuật ngữ “chương trình” thường được nhắc tới phổ biến ở loại hình phát thanh và truyền hình. Ở loại hình truyền hình cũng có “chương trình thời sự”, ở loại hình phát thanh cũng có “chương trình thời sự”. Tuy nhiên dạng chương trình này ở mỗi loại hình sẽ có những đặc trưng riêng do đặc điểm loại hình, do phương thức truyền tải chi phối. Thực tế, dù hai loại hình khác nhau nhưng trong bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay, chương trình thời sự của hai loại hình này đều luôn phấn đấu để đưa nội dung thông tin đến với công chúng nhanh nhất.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí