Đặc Điểm Của Đài Phát Thanh Truyền Hình Địa Phương

Các tác giả G.V Cu dơ nhet xốp, X.L. Xvich, A.La.Iu rốp xki trong cuốn Báo chí truyền hình quan niệm về “bản tin thời sự” như sau: Nhiều khi người ta còn gọi “bản tin thời sự” là “bản tin ngắn”. “Bản tin thời sự” là sự ghi lại những sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian. Trong báo chí, thể loại thời sự là thông tin ngắn về sự việc. Vậy nên bản tin ngắn và bản tin thời sự trở nên đồng nhất”. [22,tr21-22].

Trên thực tiễn, ở các đài phát thanh truyền hình ở các tỉnh trong cả nước có sự phân biệt nhất định giữa “bản tin thời sự” và “chương trình thời sự”. Trên thực tiễn, ở các đài phát thanh truyền hình các tỉnh trong cả nước có sự nhận diện về “bản tin thời sự” và “chương trình thời sự”. Trong đó có thể nhận diện “bản tin thời sự” là bản tin thường chủ yếu là sử dụng các thể loại tin như tin ngắn, tin tường thuật và có thời lượng ngắn hơn chương trình thời sự. Thực tế, bản tin thời sự phát thanh đa số thường xuất hiện là bản tin hoặc phần nội dung của chương trình thời sự. Còn chương trình thời sự thường có thời lượng dài hơn và sử dụng bản tin thời sự ngay đầu của chương trình và nhiều thể loại báo chí khác như phóng sự, phỏng vấn trong một chương trình.

1.1.2.3. Bản tin thời sự phát thanh địa phương

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia, có những sắc thái đặc thù riêng, là bộ phận cấu thành đất nước. Có thể hiểu địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản đó là tất cả những gì không phải là của trung ương hay quốc gia đều được coi là địa phương. Như vậy thủ đô của một quốc gia hay từng khu vực của thủ đô cũng được xem là địa phương.

Ở Việt Nam hiện nay có 66 Đài phát thanh, truyền hình, trong đó có 02 đài trung ương và 64 đài địa phương. Sự đóng góp của các đài địa phương trong sự nghiệp báo chí cách mạng và trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương là rât lớn. Là cơ quan ngôn của của cấp ủy, chính quyền, là

diễn đàn của nhân dân. Thực tế tùy theo năng lực và nhiệm vụ tuyên truyền của mỗi đài phát thanh địa phương, bản tin thời sự phát thanh sản xuất mỗi ngày cũng khác nhau về số lượng, thời lượng, tính phong phú về nội dung cũng như khả năng việc mở rộng địa bàn phản ánh sự kiện … sẽ được xây dựng khác nhau. Trong một ngày có đài xây dựng nhiều chương trình thời sự hoặc bản tin thời sự, có thời lượng và thời gian phát sóng khác nhau.

Bản tin thời sự phát thanh địa phương có nhiệm vụ chủ yếu tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng thời còn có chức năng giải trí, khai sáng, phục vụ đời sống tinh thần và góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân trong địa phương đó. Có thể thấy phạm vi phản ánh của những thông tin thời sự chủ yếu giới hạn trong địa giới hành chính của địa phương nhất định. Đây chính là những đặc điểm chính chi phối toàn bộ những yếu tố cấu thành nên một bản tin thời sự phát thanh của địa phương.

Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu phát thanh địa phương mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu về chất lượng chương trình phát thanh, còn việc đưa ra một khái niệm, định nghĩa về bản tin phát thanh địa phương và bản tin thời sự địa phương là gần như chưa có.

Trên cơ sở lý luận về bản tin thời sự phát thanh và thực tiễn hoạt động phát thanh địa phương hiện nay, theo tác giả: Bản tin thời sự phát thanh địa phương là bản tin chứa các thông tin về các sự kiện, vấn đề của một địa phương nhất định, được cập nhật liên tục theo chu kỳ, đảm bảo kết cấu thông tin các lĩnh vực và các vùng miền.

1.2. Đặc điểm của Đài Phát thanh Truyền hình địa phương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

1.2.1. Đặc điểm chung

Trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, bên cạnh các cơ quan báo, đài Trung ương Đảng còn có hệ thống báo chí của các địa phương. Báo chí địa phương là một bộ phận quan trọng cấu thành nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 4

Ở các địa phương, cơ quan Báo của Đảng bộ tỉnh do Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo, quản lý, còn các đài Phát thanh – Truyền hình do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý. Ngoài ra ở các địa phương còn có các văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí Trung ương và một số nơi còn có báo cấp sở, ngành của tỉnh. Là bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí địa phương không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cơ quan tuyên truyền, giải thích vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách mà còn định hướng chính trị, tư tưởng cho nhân dân trước các sự kiện, vấn đề trong tỉnh, thành, khu vực, trong nước cũng như quốc tế.

So với các cơ quan báo chí ở Trung ương và các ngành, báo chí ở địa phương có lợi thế là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục tập quán địa phương, đi sâu vào từng đối tượng riêng biệt, từ đó thông tin gần gũi, góp phần tác động vào tư tưởng, tình cảm của người dân địa phương một cách trực tiếp.

Mỗi địa phương đều có những truyền thống và đặc điểm riêng về đời sống kinh tế, xã hội, có sắc thái riêng trong tâm lý công chúng báo chí. Công chúng địa phương thích đọc báo, nghe đài địa phương trước hết vì họ luôn luôn muốn biết được những thông tin của địa phương mình, những thông tin đã và đang diễn ra xung quanh mình. Đó chính là lợi thế của hệ thống báo chí này.

Riêng đối với Đài Phát thanh – Truyền hình cấp tỉnh, là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh. Tham mưu giúp UBND tỉnh và Đài quốc gia thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin đại chúng, xây dựng quản lý và phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên phạm vi toàn tỉnh.

Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh cũng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh, là diễn đàn của nhân dân, là tớ báo nói, báo hình phát hàng ngày trên sóng Phát thanh, Truyền hình đặt dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trực tiếp là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và hoạt động theo Luật báo chí quy định. Chịu sự

quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ báo chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Thông tin – Truyền thông và quản lý nhà nước của Sở Thông tin – Truyền thông địa phương.

Như vậy có thể thấy, các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương có vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương. Đồng thời cùng với các đài quốc gia, đài khu vực … làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghị quyết, chính sách vào cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dân chủ hóa đời sống cơ sở; thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội với nhân dân, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

1.2.2. Đối tượng tiếp nhận thông tin của các Đài phát thanh truyền hình địa phương

Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin – giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Cũng như các hình thái ý thức xã hội, báo chí luôn lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. “Thông tin trong báo chí là một quá trình liên tục, xuyên suốt trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Cuộc sống – Nhà báo – Tác phẩm – Công chúng”. Thông tin báo chí khi chưa được công chúng tiếp nhận mới chỉ là thông tin khả năng; công chúng không tiếp nhận các văn bản thông báo, không mua, không nghe sẽ phá vỡ mối quan hệ nhà báo - tác phẩm - công chúng. Khi đó thành quả lao động báo chí của toàn thê cơ quan báo chí nói chung và từng phóng viên, nhà báo nói riêng chưa được đón nhận và thưởng thức. Như thế báo chí mới chỉ thực hiện được một nửa chức năng

của mình. Việc đánh giá các tác phẩm báo chí đúng hay sai, có ý nghĩa hay chưa có ý nghĩa .. cũng là một điều không thể thiếu. Do đó, công chúng cũng chính là người tham gia vào việc góp ý, đồng tình hay không đồng tình, biểu dương hay phê bình khi họ đã thẩm định được những giá trị đích thực của thông tin báo chí.

Thước đo kết quả của báo chí không phải ở số lượng tin, bài đăng trên báo, số lượng phát hành báo chí mà cốt yếu ở chỗ bạn đọc, bạn xem, bạn nghe tiếp nhận và làm theo như thế nào. Bản thân công chúng là người hiểu rõ hơn ai hết nội dung mà báo chí đã đáp ứng đầy đủ hay chưa đầy đủ, kịp thời hay chưa kịp thời, những yêu cầu thiết thực của mình; đồng thời mới khẳng định được những vấn đề báo chí nêu ra có phù hợp với chân lý hay không, chính họ mới đánh giá được cách diễn đạt của báo chí có sát với trình độ của chúng hay không.

Thông tin trong báo chí và có tính chất xã hội cao vừa có tính tư tưởng và khuynh hướng rõ rệt. Song cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, báo chí có những đặc trưng riêng, mức độ và chức năng phản ánh hiện thực của nó. Đứng trước một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có những cách thức riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích, nhu cầu không giống nhau. Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được.

Bác Hồ đã từng nói: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài. Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết.

Hiểu được đối tượng tác động của báo chí không hề đơn giản. Bởi vì, thói quen áp đặt trong thời gian vận hành theo cơ chế quan liêu, bao cấp đã

ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta; mặt khác, muốn hiểu được công chúng hay đối tượng tác động của báo chí thì phải cầu thị và khoa học, nghiên cứu bài bản, công phu chứ không dựa vào báo cáo.

Với các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương, đối tượng tiếp nhận thông tin báo chí nói chung và tiếp nhận thông tin trên sóng phát thanh truyền hình nói riêng tương đối phong phú, đa dạng. Khán thính giả thuộc mọi thành phần cư dân trong xã hội. Do vị trí xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, sở thích, hiểu biết, mỗi người có sự quan tâm và nhu cầu thông tin với các mức độ khác nhau.

Xuất phát từ tâm lý lợi ích, có những nhóm công chúng cùng quan tâm những thông tin chung mang tính phổ biến; đồng thời xuất phát từ những lợi ích riêng, có thể người quan tâm thông tin này, người quan tâm thông tin kia. Những cái riêng đó, đều có ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận cùng một thông tin. Người làm phát thanh truyền hình luôn phải xác định biết mình đang viết cho đối tượng nào nghe, xem. Bởi lẽ công chúng chỉ quan tâm đến những tin bài hữu ích đối với họ. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, công chúng báo chí có quyền lựa chọn kênh thông tin mà mình yêu thích. Đài Phát thanh – Truyền hình không thể áp đặt việc tiếp nhận thông tin nếu như bạn đọc nhận thấy thông tin đó không bổ ích, không thiết thực.

Mỗi cơ quan báo chí đều có mục đích của riêng mình và khán thính giả cũng có nhu cầu của riêng họ. Đáp ứng được nhu cầu ấy là báo chí đã gặp khán, thính giả. Báo chí được coi là sản phẩm hàng hóa đặc biệt, còn khán thính giả là n gười tiêu thụ đặc biệt các sản phẩm báo chí, là “đầu ra” của hoạt động báo chí. Không có khán, thính giả tờ báo sẽ không tồn tại. Người làm báo, người cộng tác viết bài cho báo chí phải luôn hiểu rõ ai là người đang tiêu thụ sản phẩm của mình; bám sát thực tế để nắm bắt được nhu cầu và những vấn đề khán, thính giả quan tâm để có những tin, bài đáp ứng nhu cầu

thông tin của họ. “Một tờ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo. Muốn dân chúng ham chuộng coi tờ báo ấy là của mình thì: Nội dung tức là các bài viết phải đơn giản, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát. Và Hình thức tức là cách sắp đặt các bài, cách in phải sạch sẽ, sáng sủa”.

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm báo và viết báo cần tôn trọng công chúng của mình. “Viết mà không rõ đối tượng, không rõ mục đích, không rõ nội dung đề cập là cái gì thì không tránh khỏi tình trạng lạc đề, lạc điệu và lạc giọng”.

Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, các đài Phát thanh – Truyền hình dịa phương vẫn có những đối tượng tiếp nhận thông tin riêng, công chúng riêng. Trừ những thành phố lớn trực thuộc Trung ương, thì phần lớn đối tượng tiếp nhận thông tin của các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương ở các tỉnh là công nhân, nông dân và chỉ có số ít thuộc viên chức nhà nước. Do vậy việc tiếp cận thông tin của mỗi đối tượng cũng có nhiều cách khác nhau, ở nhiều trình độ khác nhau. Đặc biệt là đối với những tỉnh vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bằng dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ dân trí thấp … những nơi này việc tuyên truyền trên sóng của các Đài Phát thanh – Truyền hình địa phương cần phải chi tiết, cụ thể, thậm chí phải tiến hành tuyên truyền bằng ngôn ngữ của riêng họ mới mang lại hiệu quả.

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông đã chỉ ra rằng, muốn hoạt động báo chí có hiệu quả thì nhất thiết người làm báo và đội ngũ cộng tác viên tham gia viết bài phải biết đến công chúng của mình, coi họ như đối tượng phục vụ đặc biệt; đồng thời qua họ để biết những nhu cầu thông tin mà họ cần, từ đó có biện pháp đáp ứng mối quan tâm đó. Như vậy, người làm báo ở các đài Phát thanh – Truyền hình địa phương cũng phải có cách nhìn nhận khán, thính giả và cách viết phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin thì mới truyền đạt được hết nội dung, tư tưởng của tác phẩm báo chí.

1.3. Vị trí, vai trò của bản tin thời sự đối với phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin.

1.3.1. Vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng

Nhu cầu về thông tin là một nhu cầu chính đáng của con người, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Một số nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng, nhu cầu thông tin giao tiếp hình thành từ lúc con người còn trong bụng mẹ. Con người càng văn minh, xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao. Họ không chỉ muốn biết những gì diễn ra trong nước, mà còn muốn được thông tin về các sự kiện, vấn đề chính trị - thời sự quốc tế diễn ra thường xuyên và liên tục trên khắp thế giới. Công chúng ở nước ta cũng không ngoại lệ, nhất là trong thời đại ngày nay, việc đáp ứng nhu cầu thông tin ngay trong khu vực họ sinh sống càng trở nên cấp thiết.

Khi nói về vai trò của phát thanh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định trong thông báo số 32 của Văn phòng Chính phủ:

“Phát thanh và truyền hình ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác đến với mọi người dân ở bất cứ vùng nào của đất nước. Đây là biện pháp, là phương tiện giúp cho nhân dân kịp thời nắm được đường lối, chính sách và pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, trình độ, thẩm mĩ của nhân dân, là công cụ quan trọng tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh chống các âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch đối với chế độ ta, đất nước ta …” [18, tr41].

Còn về vị trí và vai trò của phát thanh địa phương, theo GS.TS Vũ Văn Hiền và PGS.TS Đức Dũng trong sách Phát thanh trực tiếp thì: Vị trí, vai trò của các đài tỉnh, thành phố, huyện, thành, thị xã và các đài xã, phường, thị trấn đã được khẳng định ngay từ lúc mới chào đời, đến nay vẫn đang ngày càng được cải tiến, nâng cao cho phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đó là món ăn tinh thần, là nơi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân các địa phương, là nơi giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022