Nguyên Nhân Thành Công Và Hạn Chế Của Bản Tin Thời Sự

Việc thông tin bất cân đối giữa các địa phương sẽ dẫn đến thực trạng những mảng thông tin quá nhiều, và ngược lại có những nơi thông tin quá ít, làm phá vỡ đi tính đa dạng của một bản tin. Những hạn chế về mặt nội dung nêu ở trên đã làm bản tin thời sự phát thanh ở các đài Bắc Giang mất đi tính hấp dẫn, nhất là những vấn đề nóng, những vấn đề có tính thời sự không được đưa kịp thời, không được phát sóng đã làm hạn chế vai trò, vị trí, chức năng của một cơ quan báo chí. Những hạn chế về mặt nội dung cũng sẽ khiến thính giả không quan tâm, hoặc ít quan tâm đến bản tin thời sự phát thanh ở các địa phương. Việc khắc phục các hạn chế về mặt nội dung là việc hết sức cần thiết và cấp bách, vì nếu để tình trạng này kéo dài hiệu quả tuyên truyền của bản tin thời sự sẽ đạt thấp và thính giả sẽ ít nghe chương trình.

2.4. Nguyên nhân thành công và hạn chế của bản tin thời sự

2.4.1. Nguyên nhân thành công

2.4.1.1. Mạnh dạn đổi mới nội dung, hình thức thể hiện của bản tin thời sự

Những năm gần đây, nhất là cuối 2013, đầu năm 2014, để từng bước nâng cao chất lượng, tăng sự hấp dẫn của bản tin thời sự phát thanh, lãnh đạo phòng thời sự các đài Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn đã có những thay đổi như mạnh dạn loại bỏ dần những tin vụn vặt, tin thiếu chất lượng khỏi các bản tin thời sự; thời lượng tin cũng được rút gọn hơn và chú trọng khai thác thế mạnh của thời sự là các sự kiện có tính vấn đề.

Trước đây khi cùng một sự kiện diễn ra như khai giảng năm học mới, giao nhận quân, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ …các địa phương trong tỉnh đều gửi tin tức về, mỗi địa phương có cách tổ chức riêng nhưng thông tin sự kiện là gần giống nhau. Hay trong việc đưa tin phục vụ lãnh dạo cũng đã có nhiều đổi mới, trước đây phóng viên do thói quen viết, do áp lực lãnh đạo nên viết tin vừa dài, vừa viết theo mô tuýp đó là đưa sự kiện diễn ra thế nào, đến dự đồng chí lãnh đạo nói ra sao. Bằng việc phát huy vai trò của người biên tập, tổ chức sản xuất, các tin tức đã được đưa gộp lại thành một tin tổng

hợp, trong đó có nhắc đến những điểm riêng của địa phương. Cách đưa tin này vừa rút được rất nhiều về thời lượng, đồng thời hạn chế sự nhàm chán.

Hiện nay trong các trường hợp này, ngoài những sự kiện có ý nghĩa chính trị lớn còn có các sự kiện khác. Nếu có sự xuất hiện, tham dự của các đồng chí lãnh đạo thì có trường hợp phần sự kiện sẽ được giản lược đến mức tối đa và đi thẳng vào ý kiến chỉ đạo của đồng chí lãnh đạo đó hoặc chỉ đưa tin sự kiện mà không có phần phát biểu của lãnh đạo.

Những thay đổi có tính chất cơ bản trong thực hiện nội dung bản tin đã bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét cho các bản tin thời sự ở các đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn.

2.4.1.2. Có ý thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Trong thành công của bản tin thời sự, nếu như đổi mới nâng cao chất lượng nội dung có ý nghĩa quyết định, thì yếu tố con người đóng vai trò then chốt. Hiện nay, phòng thời sự đài PT-TH Bắc Giang có 21 phóng viên, 5 phát thanh viên. Phòng Thời sự Đài Bắc Ninh có 3 biên tập viên, 4 phóng viên. Phòng thời sự đài Lạng Sơn có 7 phóng viên. Trong đó trình độ chuyên môn đại học chiếm trên 70%.

Trong một nghiên cứu được đăng trên trang điện tử của Học viện báo chí tuyên truyền thì tiêu chuẩn, yêu cầu của một phóng viên báo chí hiện đại cần đáp ứng được 7 yêu cầu sau:

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 9

Thưa nhất, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Thứ hai, nhận thức đầy đủ, sâu sắc và tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực về đạo đức nói chung, đạo đức nghề báo nói riêng. Thứ ba, phải có phông kiến thức văn hóa- xã hội sâu rộng và không ngừng được bổ sung cập nhật. Thứ tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Thứ năm, có khả năng giao tiếp tốt. Thứ sáu, có khả năng ứng dụng tốt các thành quả của khoa học công nghệ vào trong tác nghiệp và giỏi ít nhất một ngoại ngữ thông dụng. Thứ bảy, có kiến thức nhất định về kinh tế báo chí.

Theo đánh giá của nhà báo Tạ Văn Dương – Phó Giám đốc đài PT- TH Bắc Giang [xem phụ lục 7a]:

Phóng viên thời sự của đài hiện nay có ý thức tinh thần kỷ luật cao trong công việc. Mỗi một phóng viên có một sở trường, một thế mạnh riêng: có người am hiểu sâu về lĩnh vực kinh tế, người mạnh về chính trị, văn hóa … Nhiều phóng viên đã xác lập cho mình một phong cách, một thương hiệu, điều đó đã tạo cho bản tin thời sự có nhiều giọng điệu.

2.4.1.3. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chương trình

Một yếu tố không kém phần quan trọng đã làm nên thành công của bản tin thời sự, chương trình thời sự phát thanh ở các đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, đó là mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất chương trình.

Từ nguồn kinh phí của tỉnh cấp là chủ yếu, Đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đã xác định phải vươn lên từ nội lực, đó là bằng nguồn kinh phí thu từ thông tin quảng cáo và nguồn kinh phí từ xã hội hóa của đài, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của đài Quốc gia, đến nay từ khâu tiền kỳ tới xử lý hậu kỳ và phát sóng của đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đã cơ bản được đồng bộ hóa. Cụ thể, hệ thống bàn dựng, thiết bị phát sóng chương trình của đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đã được số hóa. Hệ thống sản xuất chương trình này đã góp phần quan trọng vào việc cải tiến, nâng cao chất lượng bản tin thời sự, chương trình thời sự phát thanh của đài.

Việc tăng cường nâng cấp, đầu tư và chuẩn hóa các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất tác phẩm và phát sóng các chương trình thời sự phát thanh của địa phương ngày một chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thính giả.

2.4.2. Nguyên nhân hạn chế

Qua kết quả khảo sát cũng như đã phân tích ở chương 2, tác giả xác định nguyên nhân của những hạn chế trong bản tin thời sự, chương trình thời sự của đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn như sau:

2.4.2.1 Đội ngũ phóng viên, biên tập viên phát thanh chưa chuyên nghiệp

Theo số liệu khảo sát các phóng viên, biên tập viên thời sự của ba đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn về công tác chọn đề tài, có 17/40 người trả lời cơ bản làm việc theo giấy mời hoặc lãnh đạo phòng giao, tương đương 42,5%, chỉ có 15/40 người trả lời thường xuyên tự nghiên cứu, tìm đề tài, tương đương 37,5%. Theo yêu cầu thì một phóng viên thời sự phải nhanh nhạy, nắm bắt mọi thông tin, thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi những đề tài, phát hiện những vấn đề mà thính giả quan tâm. Tuy nhiên có tới 42,5 % làm việc thụ động như số liệu khảo sát hiện nay là con số quá lớn. Chính do lối tư duy, lối làm việc thụ động nên phòng thời sự đã lãng phí rất nhiều phóng viên, trong khi đó số lượng người làm việc đã quá ít như hiện nay.

Không chủ động trong công việc cũng đồng nghĩa với xây dựng những bản tin thời sự phong phú đa dạng về mặt nội dung, có chất lượng, có chiều sâu về đề tài sẽ rất khó. Khi một lượng lớn phóng viên làm việc theo giấy mời hoặc chờ phân công công tác nên việc tìm tòi, phát hiện vấn đề chỉ phụ thuộc vào một số ít người. Trong khi đề tài không phải dễ bắt gặp, nếu như các phóng viên làm việc theo giấy mời, theo sự phân công biết chắt lọc thông tin, biết nắm bắt diễn biến của sự việc, họ cũng có thể phát hiện ra đề tài cho riêng mình.

Qua khảo sát biên tập, phóng viên các đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn về nguyên nhân nào làm hạn chế đến nội dung trong bản tin thời sự phát thanh ở đài tỉnh, ngoài các nguyên nhân như không có điều kiện thực tế tiếp cận với nguồn tin, do cơ sở không nhiệt tình cung cấp thông tin, do thời gian công tác quá ngắn. Nhà báo Lương Thu Phượng- phóng viên, biên tập viên Phòng thời sự đài PT- TH Bắc Giang cũng đã chỉ ra một nguyên nhân làm hạn chế đến nội dung trong bản tin thời sự phát thanh, đó là: do nội dung bản tin thời sự phát thanh được chuyển thể từ truyền hình sang. Trên thực tế, tình trạng sử dụng lại tin của truyền hình, nghĩa là bỏ hình, dùng lời đang

diễn ra ở nhiều đài phát thanh của địa phương. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc viết cho phát thanh. Bởi vì, với truyền hình, lời nói chỉ là phương tiện hỗ trợ cho hình ảnh, còn với phát thanh, tất cả mọi thông tin có trong lời nói. Vì vậy lời của phát thanh phải đầy đặn hơn rất nhiều so với truyền hình. Khi đồng nhất “lời” của truyền hình với “lời” của phát thanh là một sự xúc phạm thính giả.

Theo sự tìm hiểu tại các phòng thời sự ở các đài Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, tác giả nhận thấy thực tế ở các đài này cho đến nay vẫn chưa xây dựng được bộ tiêu chí thống nhất về quy trình tổ chức sản xuất các tin bài, chế độ nhuận bút đang thực hiện còn mang tính cào bằng, tin chất lượng và tin chưa chất lượng đều chấm một khung giá nên khó khuyến khích sự sáng tạo, toàn tâm toàn ý của phóng viên, nhất là ở đài Bắc Giang còn không chi trả nhuận bút phát thanh cho phóng viên. Bên cạnh đó, ý thức chuyên nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn yếu; công tác phí hiện nay quá thấp, khiến không ít phóng viên chỉ làm việc chạy theo kiểu số lượng mà bỏ qua chất lượng. Ngoài ra với địa bàn trải rộng, trong khi điều kiện phương tiện phục vụ đi lại tác nghiệp của phóng viên gặp khó khăn, nên việc cập nhật thông tin chưa tốt.

Con người là yếu tố có ý nghĩa then chốt, quyết định chất lượng tác phẩm, chất lượng tin bài thời sự. Tuy nhiên nếu duy trì tình trạng phóng viên chờ việc như hiện nay, rõ ràng sẽ khó đổi mới, nâng cao được chất lượng chương trình.

2.4.2.2. Hệ thống kỹ thuật chưa đầu tư đồng bộ

Công nghệ thay đổi, công chúng thay đổi thì phát thanh cũng phải thay đổi theo để khẳng định vị thế của mình. Có nghĩa đi đôi với công nghệ hiện đại, phương thức làm báo cũng ngày càng trở lên linh hoạt đòi hỏi người phóng viên, biên tập phải nhanh nhạy nắm bắt các kỹ thuật, thiết bị, tiếp cận với cách làm báo hiện đại. Trong khi đó do không được đào tạo, bồi dưỡng

thường xuyên nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên khó có những sự thay đổi trong tư duy, cách làm việc. Mặt khác, phát thanh muôn lôi cuốn thính giả thì sóng phải có sóng khỏe, trong, chất lượng âm thanh trung thực và kèm theo đó là phải có phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhất là đưa công nghệ số vào sản xuất chương trình và trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại. Đây là vấn đề khó vì kinh phí eo hẹp ở đài địa phương là rất lớn.


Tiểu kết chương 2

Có thể nói, trong sự vận động và biến đổi không ngừng của dòng chảy báo chí hiện đại. Báo chí cả nước nói chung, đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn nói riêng cũng đã thường xuyên tự đổi mới mình để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Tuy nhiên trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin của thính giả, đang đặt ra cho đài PT- TH Bắc Giang, đài PT- TH Bắc Ninh và đài PT- TH Lạng Sơn những cơ hội và thách thức mới. Muốn đáp ứng những yêu cầu đó thì việc nâng cao chất lượng bản tin thời sự, chương trình thời sự phát thanh là một đòi hỏi tất yếu.

Từ thực trạng khảo sát và phân tích ở chương 2 đã phần nào cho thấy vai trò tuyên truyền của các bản tin thời sự, chương trình thời sự phát thanh đối với đời sống xã hội của người dân. Tuy nhiên qua khảo sát cũng cho thấy rõ hơn những ưu điểm cũng như hạn chế, tồn tại trong quá trình sản xuất các bản tin thời sự phát thanh ở cả 3 đài PT- TH Bắc Giang, đài PT- TH Bắc Ninh và đài PT- TH Lạng Sơn. Trên cơ sở thực trạng chất lượng các bản tin thời sự, chương trình thời sự phát thanh của Đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, trong chương 3 của luận văn này, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng các bản tin thời sự, chương trình thời sự phát thanh của các đài PT- TH địa phương nói chung và Đài PT- TH Bắc Giang, đài PT- TH Bắc Ninh và đài PT- TH Lạng Sơn nói riêng.

Chương 3: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Nhiệm vụ đặt ra đối với Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương trong thời gian tới

3.1.1. Đòi hỏi từ thực tiễn

Là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời, phát thanh trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, tính phong phú, nhanh nhạy, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện, trong đó bản tin thời sự phát thanh có vai trò quan trọng trong hệ thống chương trình của các đài phát thanh địa phương. Chính vì vậy, các chương trình phát thanh nói chung và các bản tin phát thanh nói riêng đang từng bước tận dụng những ưu thế để thay đổi cách thức và hình thức chuyển tải thông tin nhằm thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.

Với vai trò là một kênh thông tin chính tại địa phương, những năm qua đài PT-TH các địa phương nói chung và Đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn nói riêng đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, thực sự là tiếng nói của Đảng bọ và nhân dân trong tỉnh. Góp phần không nhỏ vào thành công chung đó phải kể đến vai trò của các bản tin thời sự phát thanh. Đây dược xem như một kênh thông tin quan trọng đối với thính giả và các nhà lãnh đạo, quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Vì thế việc nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh để đáp ứng tốt nhu cầu thông tin trong xã hội, làm tốt chức năng là cầu nối giữa lãnh đạo tỉnh và người dân luôn là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Qua khảo sát các bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn cho thấy, mặc dù bản tin thời sự phát thanh của Đài còn nhiều hạn chế, đa số chất lượng các bản tin chưa đạt được như mong muốn. Song so với

các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình … thì phải khẳng định bản tin thời sự phát thanh của tỉnh là một kênh thông tin quan trọng đối với thính giả, các nhà lãnh đạo quản lý hoạch định chính sách của địa phương. Qua thông tin phản hồi của thính giả sẽ giúp cho nhà lãnh đạo, quản lý có những điều chỉnh kịp thời để đưa ra những quyết sách vào cuộc sống, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.

Từ thực tiễn đó, có thể khẳng định việc không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình phát thanh nói chung và bản tin thời sự phát thanh nói riêng là một yêu cầu tất yếu, khách quan trong xu thế toàn cầu hóa. Trên cơ sở đó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về thông tin và đời sống tinh thần của nhân dân.

3.1.2. Đòi hỏi từ xu hướng phát triển của ngành phát thanh

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, các đài phát thanh trong nước cũng như trên thế giới vẫn đang nỗ lực cải tiến chương trình của mình để cạnh tranh với các loại hình truyền thông khác; đồng thời cung cấp cho thính giả những tin tức tốt nhất, nóng nhất của thế giới xung quanh. Nằm trong bối cảnh chung của sự phát triển phát thanh trên thế giới và trong nước, đối với Đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn thì điều quan trọng nhất hiện nay là chất lượng thông tin, phương pháp tuyên truyền như thế nào cho có hiệu quả là vấn đề cần được tính đến trong quá trình hoạch định chính sách trước mắt cũng như lâu dài trong phát triển sự nghiệp Phát thanh- Truyền hình.

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn cũng như khắp các tỉnh thành khác trong cả nước, ngoài phát thanh, còn có sự phát triển của truyền hình, báo mạng điện tử, các cơ quan thường trú của các báo lớn, có số lượng độc giả … đã tạo nên sự cạnh tranh giữa các loại hình báo chí. Tuy chưa đến mức cạnh tranh khốc liệt, nhưng phát thanh địa phương cũng phải đổi tự đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của công chúng trong xã hội và nhất là không “bị lép vế” so với truyền hình địa phương và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022