Hạn Chế Của Bản Tin Thời Sự Phát Thanh Địa Phương

hiểu cụ thể, sát thực hơn về vấn đề đang quan tâm như tin Phòng bệnh chuyển mùa ở trẻ nhỏ (Bản tin Thời sự ngày 03/12/2014), Xuất hiện bệnh chân tay miệng và thủy đậu ở trẻ (Bản tin thời sự phát thanh 20 giờ đài Bắc Giang ngày 11/3/2015)

Cùng đó, các đài Bắc Ninh, với tổng số 3570 tin, có đến 1490 tin có tính định hướng, chiếm tỷ lệ 41,7%. Đài PT-TH Lạng Sơn với tổng số 3204 tin có đến 1193 tin có tính định hướng cảnh báo cao, chiếm tỷ lệ 37,23%.

Phần thông tin mang tính định hướng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phản ánh tình hình sản xuất trên các lĩnh vực, tiến độ thi công các công trình trọng điểm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển cùng các vấn đề nổi lên mà người dân hết sức quan tâm như vấn đề về đất đai, về đời sống dân sinh ở các khu cụm công nghiệp, chất lượng giáo dục, y tế … các lĩnh vực này bước đầu đã được thời sự phát thanh của địa phương quan tâm, phản ánh.

Có thể nói, thông tin có tính định hướng một cách kịp thời đã mang lại hiệu quả rất lớn trong công tác tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụ chính trị của bản tin thời sự, tránh được những sự việc không đáng có xảy ra. Giúp bạn nghe phát thanh và người dân có cái nhìn đúng, đầy đủ về vấn đề đã được nêu. Thông qua những thông tin có tính định hướng, các ngành các cấp có điều kiện thông tin đến công chúng những chủ trương, chính sách, hướng chỉ đạo giải quyết các vấn đề trong xã hội, đời sống dân sinh, đồng thời giúp người dân nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của cấp trên về những vấn đề mà mình quan tâm.

Thứ hai là nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị và thiết thực với đời sống

Nhìn tổng thể, nội dung các bản tin thời sự phát thanh của các Đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn về cơ bản khá phong phú đa dạng, đề cập đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các thông tin trong bản tin luôn đảm bảo các tiêu chí: nhanh, chính xác, đa chiều và hữu ích cho người nghe. Từ những sự

kiện trong đại của địa phương, những chỉ đạo quan trọng của lãnh đạo Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các thông tin thiết thực đối với người dân địa phương .. đều được phản ánh kịp thời trong bản tin thời sự phát thanh địa phương.

Hàng ngày các sự kiện diễn ra trên địa bàn của một tỉnh đều được các phóng viên của phòng thời sự và của các đài huyện, thị cập nhật gửi về. Với lợi thế đặc trưng của phát thanh là nhanh chóng, kịp thời nên ngay sau khi thông tin diễn ra bất cứ ở địa phương nào trong tỉnh đều có thể chuyển tải thông tin về ngay trong ngày. Mặt khác, do sự có mặt của các phóng viên tại nhiều nơi trong tỉnh và được hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật nên tin tức được cập nhật và thông tin được kiểm định một cách chính xác. Nhiều thông tin nóng, tin hay đã được cập nhật. Ví dụ tin Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang: cứu sống bệnh nhân ngộ độc mật vịt (bản tin thời sự phát thanh đài Bắc Giang ngày 7/1/2015)

Như các phân tích ở trên có thể thấy bản tin thời sự phát thanh của đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu nhiệm vụ của một cơ quan báo chí địa phương: đó là tuyên truyền các chủ trương chính sách, các sự kiện hiện tượng diễn ra trên địa bàn tỉnh một cách nhanh nhạy, chính xác, phục vụ tốt về hoạt động của các đồng chí lãnh đạo tỉnh nhà. Bên cạnh đó nhiều thông tin cũng giúp các ngành, các cấp địa phương, người dân có cái nhìn đầy đủ, chính xác về vấn đề, từ đó có cách ứng xử, hoặc đưa ra những cách giải quyết phù hợp. Với những kết quả đạt được trong mặt nội dung, đây là những nền tảng vững chắc để bản tin thời sự phát thanh ở các đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn tiếp tục thực hiện vai trò của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công chúng, thính giả phát thanh trên địa bàn tỉnh.

2.3.2. Hạn chế của Bản tin thời sự phát thanh địa phương

2.3.2.1. Mức độ cập nhật thông tin chưa cao, ít cập nhật những vấn đề mặt tiêu cực

Có rất nhiều yếu tố đã dẫn đến nhiều bản tin thời sự phát thanh thông tin cập nhật không cao như do thiếu nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin của

phóng viên, do thời lượng bản tin ngắn phải dồn tin nên không thể cập nhật được thông tin nóng, do các cơ quan chủ quản tác động đến việc đưa tin, cách đưa tin … Trong khi đó, tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, ngoài báo phát thanh, còn có nhiều loại hình báo chí cùng hoạt động như truyền hình, báo in, báo điện tử. Thực tế nhiều khi sự kiện diễn ra, các báo khác đã đăng tải, phân tích vấn đề như báo điện tử thì phát thanh mới phát. Thậm chí có sự kiện diễn ra buổi chiều thì đến sáng hôm sau mới phát sóng.

Nói đến phát thanh là nói đến sự nhanh nhạy, đặc biệt là các bản tin thời sự mức độ cập nhật thông tin lại càng phải cao hơn. Trên thực tế, các đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Ví dụ: chiều ngày 10/12/2014, đội quản lý thị trường chống buôn lậu và phòng cảnh sát môi trường công an tỉnh Bắc Giang phát hiện, bắt giữ 1.320 kg mỡ nước động vật không rõ nguồn gốc nhưng đến tối ngày 11/12 có nghĩa là sau một ngày bản tin thời sự mới đưa tin.

Hay như sáng ngày 14/10/2014 Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Giang tổ chức tọa đàm nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, cấp quản lý tỉnh, nhưng cũng đến tối ngày 15/10/2104 thông tin này mới được phát sóng. Đưa tin muộn một đến gần hai ngày so với thời điểm diễn ra sự kiện đã gần như trở thành thông lệ.

Nguyên do là bản tin thời sự không được thực hiện trực tiếp nên theo quy trình 17 giờ hàng ngày chương trình sản xuất xong nên sau khoảng thời gian kể trên không thể cập nhật tin tức được nữa. Việc đưa thông tin muộn có thể nói là một bất cập rất lớn cho bản tin thời sự phát thanh ở địa phương. Đúng như tác giả Nguyễn Thành Hưng trong cuốn thuật ngữ truyền thông đã dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài nói rằng: “thông tin đã cũ chẳng những không còn giá trị, mà nó còn làm mất thời giờ của người khác”.

Bên cạnh đưa thông tin chưa nhanh nhạy, kịp thời, trong bản tin thời sự, nhiều vấn đề nóng, nhiều sự kiện tác động đến đời sống dân sinh lại

chưa được cập nhật. Đáng chú ý là nhiều sự kiện, nhiều vấn đề nóng Ban biên tập, ban lãnh đạo phòng không dám cho phát sóng, nhất là phản ánh các mặt trái của xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tình trạng tham ô, tham nhũng. Ngoài ra những vấn đề nhạy cảm rất khó làm vì khó tiếp cận hoặc đôi khi làm phóng sự xong rồi chuẩn bị lên sóng thì bị lệnh dừng lại do một mối quan hệ nào đó tác động vào. Nhà báo Lương Thu Phượng, phóng viên Phòng Thời sự Đài Phát thanh- Truyền hình Bắc Giang cho biết [phụ lục 4a] :

Đấu tranh chống tiêu cực ở các đài địa phương rất khó, bởi hầu hết lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp đều có những mối quan hệ hoặc quen biết nhất định với lãnh đạo Đài. Do vậy nhiều khi anh em phóng viên đi làm ở cơ sở chưa về đến nhà đã có điện thoại xin không phát sóng…Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các bản tin kém hấp dẫn. Thính giả của đài địa phương chỉ biết đến thông tin một chiều phản ánh những mặt tích cực của đời sống xã hội.

Qua 519 bản tin thời sự phát thanh của Đài Phát thanh- Truyền hình Bắc Giang chỉ có 6 tin có nội dung phản ánh về các mặt trái của xã hội. Tuy nhiên toàn bộ các tin bài này đều phản ánh ở cấp thôn, xã và huyện, không có tin bài nào phản ánh đến cấp tỉnh. Phần lớn các tin bài chỉ phản ánh các vụ việc ở góc độ nhỏ, lẻ như vi phạm trật tự an toàn giao thông liên xã, vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí công trình công cộng … như Lãng phí 2 công trình nước sạch ở Hoàng Ninh (8/4/2015), Lộn xộn trật tự ATGT ở Bãi Bò, Hồng Thái (15/4/2015), Tái diễn mất TTGT khu vực bệnh viện đa khoa tỉnh (25/4/2015), Nghịch lý giá cước vận tải khi giảm giá xăng (26/11/2014). Vấn đề này mới chỉ thông tin ở mức độ phản ánh đơn thuần.

2.3.2.2. Thông tin thiếu hấp dẫn và nhiều tin hội nghị

Đây là một thực trạng, tồn tại từ lâu ở nhiều địa phương và ở các đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn cũng không ngoại lệ. Nhiều thông

tin giá trị nội dung, giá trị thông tin không cao nhưng vẫn đang chiếm một thời lượng lớn trong các bản tin thời sự phát thanh ở cả 3 đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn.

Qua khảo sát tại 3 đài trong diện khảo sát cho thấy, tỷ lệ tin hội nghị trong một bản tin khá nhiều, tỷ lệ thông tin hội nghị thường chiếm từ 25 đến 40% thời lượng, thậm chí có những trường hợp tin lễ tân, hội nghị chiếm đến 80% chương trình.

Ví dụ trong bản tin thời sự phát thanh 20h ngày 8/1/2015 của Đài PT- TH Bắc Giang dưới đây có thể thấy thông tin lễ tân hội nghị đã chiếm một thời lượng lớn của bản tin thời sự.

Bảng 2.4. Hồ sơ bản tin thời sự phát thanh 20h đài PT-TH Bắc Giang đưa tin hội nghị

STT

NỘI DUNG

TL

TÁC

GIẢ

1.

LĐLĐ tỉnh họp BCH lần thứ 5

Tin

BT

2.

Thành ủy BG tổng kết công tác lãnh đạo năm 2014

Tin

BT

3.

Hội nghị tổng kết công tác Hội Chữ thập Đỏ và hiến

máu

Tin

BT

4.

Sở thông tin và truyền thông tổng kết năm 2014

Tin

BT

5.

Hội nghị giao kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã

hội

Tin

BT

6.

YD hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách

Tin

BT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 8

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN DUYỆT LÃNH ĐẠO PHÒNG DUYỆT


Tạ Văn Dương Nguyễn Giang Nam

Nguồn: Phòng thời sự đài PT-TH Bắc Giang

Nhìn vào hồ sư bản tin thời sự phát thanh của Đài Phát thanh- Truyền hình Bắc Giang có thể thấy, đối với một đài địa phương mục tiêu hàng đầu là tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhưng không vì thế mà đánh mất đi tính sáng tạo của báo chí- một trong số yếu tố quan trọng có tính quyết định chất lượng tác phẩm báo chí. Tuy nhiên với việc tuyên truyền thụ động chạy theo tin hội nghị, lễ tân quá nhiều sẽ làm cho bản tin thời sự khô cứng, kém hấp dẫn, thiếu hơi thở cuộc sống. Bởi lẽ một khi tin hội nghị chiếm thời lượng lớn tất yếu dẫn đến thiếu những thông tin hoạt động có tính phát hiện những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.

Ví dụ trong bản tin thời sự phát thanh 20 giờ 15 phút ngày 3/2/2015 của Đài Bắc Giang, trong tổng số 10 tin phát sóng trong bản tin thì có tới 06 tin phản ánh về lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2 của địa phương trong tỉnh. Thông thường mỗi tin này đều có mở đầu bằng lời dẫn của phát thanh viên giới thiệu tóm tắt các nét chính và ngày, tháng, địa điểm diễn ra sự kiện, tên chức vụ các vị lãnh đạo tham dự. Có những tin lời dẫn quá dài, riêng phần giới thiệu các chức danh đại biểu tham dự trong tin đã chiếm thời lượng lên tới 01 phút. Ví dụ như tin Lễ kỷ niệm 80 năm Dân quân tự vệ tỉnh Lạng Sơn phát trong chương trình thời sự phát thanh tiếng Kinh 20 giờ ngày 28/3/2015 của Đài Lạng Sơn.

Trung bình thời lượng các tin hội nghị từ 50 giây đến 1,5 phút, cá biệt có những tin từ 3 đến 4 phút. Đơn cử như tin Ủy ban nhân dân tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 10 trong bản tin thời sự 20 giờ 15 phút ngày 21/10/2014 của Đài Bắc Giang với thời lượng 3 phút 53 giây.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, Nhà báo Nguyễn Thị Nhung – Biên tập viên phát thanh Phòng thời sự Đài Phát thanh- truyền hình Bắc Ninh có nhận xét: [ Phụ lục 6a]

Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, nội dung tin hội nghị trong bản tin thời sự của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Ninh còn thiếu tính

phát hiện, đưa nhiều số liệu trong một tin và cách thể hiện tin hội nghị nhàm chán, hay viết theo một mô típ lối mòn là phản ánh những hoạt động diễn ra hội nghị đó.

Bên cạnh đó, tin hội nghị thường được thực hiện theo một mô tuýp chung đó là giới thiệu nội dung, thời gian, địa điểm, người chủ trì, và sau đó là bê nội dung hội nghị và kết luận hội nghị, đồng chí chủ trì nói ra sao, lãnh đạo cấp trên dự ở đó nói như thế nào. Tin tức lặp đi lặp lại mô tuýp này đã khiến cho thông tin hội họp trở nên đơn điệu, tẻ nhạt. Dưới đây là một ví dụ về tin hội nghị

Ví dụ: tin tổ chức kiểm tra về tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lục Ngạn. (Bản tin thời sự phát thanh 20h ngày 22/10/2015 của đài PT-TH Bắc Giang

Mở đầu tin: Sáng ngày 22/10 PCT UBND tỉnh Bùi Văn Hạnh, trưởng ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã tổ chức buổi kiểm tra về tình hình hoạt động của ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội huyện Lục Ngạn và hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Đến phần nội dung tin: liệt kê tình hình kết quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Kết thúc tin là phát biểu kết luận của đồng chí phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang. Nội dung phát biểu tại buổi kiểm tra với tổng số 298 từ.

Những ví dụ trên cho thấy trong khi thính giả đang mong đợi những tin thời sự một sự kiện hấp dẫn, một tình huống mâu thuẫn hay một biến cố nóng hổi diễn ra trong đời sống xã hội thì có không ít phóng sự mang tính chất phản ánh chung chung, thiếu chi tiết đắt, hầu hết dạng phóng sự trên đều nhằm cổ vũ, động viên hơn là đáp ứng nhu cầu thông tin của thính giả. Tuy nhiên, trên thực tế thì hàng loạt tác phẩm được cho là phóng sự mà không có đủ những tiêu chí đặt ra cho phóng sự vẫn được phát sóng.

2.3.2.3. Thông tin mất cân đối giữa các lĩnh vực, vùng miền

Đối với 3 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, đây là những vùng đất có cơ cấu kinh tế các ngành, các lĩnh vực khá đồng đều. Tuy nhiên thông tin thời sự hiện nay chưa đáp ứng được sự cân đối này, thậm chí là quá chênh lệch trong thông tin.

Trong 260 tin đưa trong bản tin thời sự tháng 3/2015 của đài PT-TH Bắc Giang, tin tức có liên quan đến các địa phương là 83 tin được cơ cấu như sau (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Tỷ lệ tin bài liên quan đến các địa phương của tỉnh Bắc Giang


Tên địa phương

Số lượng tin bài

Tỷ lệ %

Thành phố Bắc Giang

5/83

6,02%

Huyện Yên Dũng

25/83

30,12%

Huyện Tân Yên

10/83

12,04%

Huyện Việt Yên

12/83

14,45%

Huyện Lục Nam

9/83

10,84%

Huyện Yên Thế

3/83

3,61%

Huyện Lục Ngạn

3/83

3,61%

Huyện Lạng Giang

11/83

13,25%

Huyện Sơn Động

1/83

1,2%

Hiệp Hòa

4/83

4,81%

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận văn tháng 10/2015

Qua số khảo sát cho thấy việc thông tin tuyên truyền mất cân đối giữa các vùng miền đang là ở mức đáng báo động. Nhất là thông tin về các địa phương vùng sâu vùng xa như huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế thông tin rất ít, như Sơn Động chỉ chiếm 1,2%. Số lượng thông tin lớn chủ yếu tập trung ở vào những huyện, thị, thành phố trung tâm và có tốc độ phát triển kinh tế nhanh như huyện Yên Dũng, Tân Yên, Lục Nam, Lạng Giang, trong đó Yên Dũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,12%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022