Những Phong Tục Tập Quán Của Người Dao - Niềm Tự Hào Và Nỗi Lòng Đau Đáu Trong Thơ Bàn Tài Đoàn


Ngày trước gặp nhau trong rừng rậm Khao bạn tiệc vui củ sắn mài

Lá chuối lợp nhà làm “cung điện” Mấy người bàn chuyện đánh Nhật Tây.

(Gặp đồng chí Văn) [11,tr.172]

Những ngày đầu tiên khi mới bắt đầu tham gia Cách mạng ông gặp rất nhiều khó khăn, ông đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo ân cần của đồng chí Văn (tức đại tướng Vò Nguyên Giáp), được sự động viên, hướng dẫn của đồng chí Văn ông đã làm thơ để nói lên tiếng nói tâm hồn của người Dao, để tuyền truyền những chủ trương, chính sách đường lối của Đảng, Bác Hồ tới người Dao giúp người Dao hiểu và đi theo phục vụ Cách mạng. Với tình cảm chân thành, cộng với sự biết ơn sâu sắc người bạn, người đồng chí đã dìu dắt ông trên con đường Cách mạng cũng như con đường thơ ông đã bày tỏ:

Đồng chí tình thân như ruột thịt Dìu dắt tôi đi bước đường thơ Giấy bằng lá chuối, dao làm bút Ngày nay nên người, nhớ lại xưa.

(Gặp đồng chí Văn) [11,tr.173]

Ai cũng có những người bạn tri ân tri kỷ với mình. Đó là những người bạn mà chúng ta có thể chia sẻ những vui, buồn trong cuộc sống. Ông với nhà thơ Nông Quốc Chấn hai người ở cách xa nhau nhưng tấm lòng họ thì dường như luôn ở gần nhau bởi họ có nhiều điểm tương đồng trong cách cảm, cách nghĩ nên họ càng thấy quí mến, gần gũi nhau hơn. Chính ông cũng đã tâm sự với bạn đọc gần xa về tình bạn của ông với nhà thơ Nông Quốc Chấn.


Đời Đoàn nhờ có Đảng chăm sóc Dìu đi từng bước đến ngày nay

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Văn chương khổ luyện trên ngòi bút Mới có vài dòng chữ ở đây

Đoàn với Chấn và Chấn với Đoàn Hai người tình bạn nặng ngàn cân Người ở xa nhau cách sông núi Tấm lòng thì ở cạnh bên gần

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 7

(Thơ tặng anh Nông Quốc Chấn) [11,tr.824] Hình ảnh con người trong thơ ông hiện ra vô cùng gần gũi, thân mật. Thông qua những con người miền núi chất phác đó người đọc nhận ra được

hình ảnh của tác giả - một tâm hồn Dao đích thực – chân chất, mộc mạc,

giàu tình cảm, thuỷ chung ân tình với nhân dân, với đồng chí, với gia đình. Nhưng có một điều chúng ta có thể khẳng định đó là: những sáng tác của ông dù là sáng tác trước hay sau Cách mạng thì ông vẫn luôn thể hiện được tình cảm, nhiệt huyết, tấm lòng trong sáng của một người con Dao với Cách mạng, với đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và đồng bào dân tộc Dao nói riêng.

Có thể thấy, thơ Bàn Tài Đoàn đã phản ánh một cách hết sức sinh động, cụ thể về thiên nhiên, con người, cuộc sống, của người Dao, nói lên tiếng nói tâm tình của người Dao, phản ánh rất chân thực những nét đặc sắc văn hoá trong phong tục, tập quán, cuộc sống, con người Dao (trước và sau Cách mạng). Từ đó, chúng ta có thể khẳng định, bản sắc Dao được thể hiện hết sức đậm nét trong nội dung phản ánh của thơ Bàn Tài Đoàn.


2.2.Những phong tục tập quán của người Dao - Niềm tự hào và nỗi lòng đau đáu trong thơ Bàn Tài Đoàn

Là một người con đích thực của dân tộc Dao, được đắm mình trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc, Bàn Tài Đoàn luôn luôn tự hào về những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Chính những phong tục, tập quán đó đã góp phần phản ánh rất rò những nét đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc Dao. Đó là, những ngày lễ tết, các nghi lễ trong đám tang, đám cưới, lễ cấp sắc. Đó là niềm tự hào đồng thời cũng là nỗi day dứt, trăn trở của những người Dao yêu quê hương, muốn quê hương có sự đổi mới như nhà thơ Bàn Tài Đoàn.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Nguyên Bình, mang trong mình dòng máu Dao nên Bàn Tài Đoàn luôn tự hào về những phong tục đẹp của dân tộc mình. Ngày tết của người Dao cũng trùng với tết của người Kinh, Tày, Thái… Người Kinh ngoài tục lệ thờ cúng tổ tiên, thì vào những giờ phút đầu tiên của một năm mới, con cháu lì xì tiền để chúc thọ cho ông bà và ông bà cũng lì xì tiền gia vốn cho con cái, mừng tuổi cho trẻ nhỏ. Người Dao ngoài tục thờ cúng tổ tiên, còn có một phong tục đặc biệt đó là tục lệ khâu áo mới cho ông bà. Tục lệ này xuất phát từ lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà. Vào những ngày đầu xuân, con cháu muốn tặng ông bà những bộ quần áo đẹp nhất, ấm áp nhất, nhiều tình cảm nhất để ông bà mặc đi chơi xuân. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã viết bài thơ Khâu áo cho ông bà để ca ngợi nét đẹp truyền thống đó của dân tộc mình:

Mỗi lần xuân đến tết cũng đến Chúng cháu rủ nhau khâu áo quần Trời rét, ông bà có dịp diện

Quên già bởi tuổi lại sang xuân!

(Khâu áo cho ông bà ) [11,tr.202]


Đọc những vần thơ trên chúng ta nhận ra một điều, phải là người Dao, am hiểu những phong tục tập quán của quê hương mình, đồng bào mình thì nhà thơ mới có thể viết được những vần thơ chân thực xúc động đến như vậy. Qua những vần thơ mộc mạc đó giúp chúng ta phần nào hình dung ra được đời sống tình cảm của người Dao thật mộc mạc, giản dị, những cũng hết sức trọng tình, trọng nghĩa.

Cũng trong dịp lễ tết ngoài tục lệ khâu áo cho ông bà người Dao còn có tục hát Páo dung, tết nhảy.. . đó là những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Dao được gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ.

Nếu người Tày, Nùng có những làn điệu dân ca trữ tình (then, lượn) để thanh niên nam, nữ bày tỏ tình cảm của mình trong những đám cưới, trong những ngày lễ tết, hay bày tỏ tình cảm đau thương của con cháu đối với ông bà cha mẹ trong đám tang, thì người Dao có tục hát “Páo dung”. Hát “Páo dung” là lối hát truyền thống của người Dao dành cho mọi lứa tuổi. Hát “Páo dung” của người Dao cũng có nhiều thể loại như: Hát giao duyên, hát răn dạy, hát uống rượu, hát tiễn đưa. . . Hát giao duyên là để trai gái tìm hiểu nhau, tìm người tâm đầu ý hợp và thường được tổ chức vào lúc nông nhàn, khi xuân sang, tết đến, nhà nhà yên vui. Trai gái muốn hát “Páo dung” giao duyên phải xin phép và được sự đồng ý của trưởng bản, gia chủ, họ có thể hát ở ngoài trời hoặc trong nhà. Người Tày, Nùng biểu hiện tình cảm đằm thắm, da diết, lưu luyến, bịn rịn trong những câu hát giao duyên của mình như:

Chết thì chết, ta không bỏ Giết thì giết, ta không rời

Kết nhau nên vợ chồng, em ơi!


Thì trong những câu hát giao duyên của người con trai, gái Dao lại thể hiện được sự sâu sắc, tế nhị, kín đáo nhưng cũng hết sức đằm thắm, da diết. Hát “Páo dung” của người Dao cũng như hát quan họ của người Kinh, khi hát thường chia ra làm hai bên nam, nữ hát đối đáp với nhau qua những lời hát đối đó nam, nữ biểu lộ được tình cảm của mình với người hát đối.

Chàng trai hát:


“Tủ chín khoà gòi slải khói ngan Màu chân tàu quái dả nản nhầm” (Thấy bông hoa nở bờ bên kia Muốn sang hái mà không có thuyền) Cô gái liền hát đáp lại rằng:

“Ghiong đằn poỏng tau kỉa đẳm đâu Mắt hiếp slổ chần tâu quái đẳm” (Anh muốn ngắt đừng lo anh ạ

Hái lá làm thuyền bơi sang lấy)

Hát răn dạy cũng là một thể loại độc đáo của “Páo dung”, nội dung các bài hát đó chủ yếu là khuyên dạy con cháu phải biết hiếu thuận với ông, bà, cha, mẹ, phải biết học những điều hay lẽ phải, tránh xa những thói hư tật xấu:

Biết một chữ đáng ngàn vàng Mọi người mau đưa con đi học Nếu ai cũng biết đọc biết viết Thiên hạ tất cả là trạng nguyên

Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là người hát “Páo dung” rất giỏi. Ông thuộc rất nhiều bài hát, không những thuộc mà ông còn nắm rất chắc thi luật của thể loại đó, ông đã sáng tác rất nhiều bài hát “Páo dung” cho các bạn của mình


để họ dùng hát giao duyên. Ông là người biết hát, biết sáng tác các bài “Páo dung” nhưng ông lại không được đi hát “Páo dung”, chỉ vì nhà ông nghèo quá, sợ con gái chê. Trong bài Đời làm thơ của tôi ông đã tâm sự rất rò với bạn đọc về tình yêu của ông đối với loại hình nghệ thuật này: “ Không có áo đẹp mặc, biết hát lượn nhưng không được hát lượn, sợ con gái chê … Thỉnh thoảng có người con gái lạ đến làng, các bạn xui tôi cùng đi hát với các bạn, tôi chỉ hát vài đoạn, lại bỏ về, không dám hát nhiều. Có đôi nào yêu nhau muốn làm thơ tình gửi cho nhau, phải nhờ tôi viết cho.” [11, tr.645]. Và sau này được sự hướng dẫn nhiệt tình của những người đi trước cộng với những hiểu biết về thi luật của thể loại “Páo dung”, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ theo thể “Páo dung” như một số bài: Đất và cây, Xuân về, Muốn tìm bạn, Đẽo cày…. Bài thơ Nhà trường mở đến làng là một trong những bài thơ mượn cấu tứ, ý thơ của “Páo dung” và nếu đem so sánh với lời hát trong bài “Páo dung” ở trên chúng ta có thể nhận ra những nét tương đồng trong thơ ông với lời hát “Páo dung” truyền thống.

Chuổng chây mài miền dộm chiàng tháo Dộm tháo hò tòng tai niệm sâu

Lunồn sâu dộm chiàng hủi tú khắn Mài nhin dạ tồng nhin óm âu

Dịch thơ:


Người Dao sống ở trên rừng núi Cũng được đến trường học chữ rồi Có người đi học được biết chữ Mắt sáng không mù như trước xưa

(Nhà trường mở đến làng) [13,tr.137- 141]


Tết nhảy của người Dao thường được tổ chức vào ngày mồng 2 hoặc mồng 3 tết, sau khi gia chủ làm lễ cúng tri ân gia thần, gia tiên, thổ thần thổ công, thần sông, thần núi … gia chủ mời mọi người ăn cơm thịt, uống rượu


hoẵng rồi bắt đầu nhảy múa theo bài bản qui định. Những điệu múa thường được múa trong tết nhảy là múa văn, múa vò, múa chuông, múa rùa, chạy cờ. . . Và tết nhảy thường được tổ chức ở nhà con trưởng hoặc nhà trưởng họ. Ngoài ra, người Dao cũng như một số dân tộc khác còn ăn tết Nguyên tiêu vào tháng giêng ( rằm tháng giêng), tết Hàn thực (3/3 âm lịch), tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch).

Là một người suốt đời gắn bó với dân tộc Dao, nên ông vô cùng yêu quí, tự hào và có được những hiểu biết sâu sắc về các nghi lễ trong đám cưới của người Dao. Người Dao có tục thách cưới bằng bạc trắng, rượu thịt, người con trai phải làm công cho nhà gái trước khi cưới. Tục cưới xin của người Dao mặc dù có nhiều nghi lễ phức tạp nhưng nhìn chung cũng thể hiện được một số nét đẹp giống như một số dân tộc khác, đó là: quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng, người cùng tộc trong năm đời không được lấy nhau. . . con gái, con trai người Dao có thể hát “Páo dung” để tìm bạn đời

Trai gái lớn lên thành người đủ tuổi Phải tìm nhau lấy vợ gả chồng

Kén được cặp đôi vợ chồng tốt Cuộc đời vui sướng đẹp như hoa

(Lấy vợ gả chồng) [8,tr.8]

Bản sắc Dao không chỉ thể hiện trong tục cưới xin của người Dao mà còn được thể hiện đậm nét trong nghi lễ làm ma cho người chết. Trong đám ma của người Dao có hai lễ đó là lễ làm ma để chôn người chết và lễ làm chay để đưa hồn người chết về quê cũ. Bàn Tài Đoàn đã miêu tả hai lễ đó như sau:


Ba năm khuất nguyện phải bồi hoàn

Thăng chức qua rồi muốn làm chay Làm được ma chay người ngợi khen

(Làm ma bị nghèo khổ) [7,tr.101] Bên cạnh những phong tục tập quán trong những ngày lễ tết, các phong tục trong đám cưới, đám ma thi người Dao còn có một nghi lễ vô

cùng quan trọng và có nghĩa lớn đối với cuộc đời của người đàn ông Dao

đó là lễ cấp sắc. Đối với người con trai Dao từ 10 tuổi trở lên, trước khi lấy vợ phải được làm lễ cấp sắc thì mới được coi là trưởng thành. Lễ cấp sắc trải qua rất nhiều khâu và rất tốn kém nhưng tất cả các gia đình người Dao đều cố gắng làm lễ cấp sắc cho con vì nếu chưa làm lễ cấp sắc thì người đó dù có lấy vợ rồi vẫn chưa được coi là người trưởng thành nên không được coi trọng. Nếu người đàn ông Dao nào khi sống mà vẫn chưa làm được lễ cấp sắc thì khi chết con cháu phải làm lễ cấp sắc như thế mới có thể được coi là trưởng thành, và nó như một loại giấy thông hành để người chết có thể về được thế giới bên kia. Những gia đình có kinh tế khá giả họ có thể làm lễ cấp sắc cho con mình trước khi lấy vợ, nhưng những gia đình nghèo thì họ không có tiền để làm lễ cấp sắc cho con thì đồng nghĩa với việc những người đàn ông đó cho dù đã lớn tuổi, lập gia đình vẫn bị coi là chưa trưởng thành và họ không được tham gia vào bất cứ công việc gì. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn sinh ra trong một gia đình nghèo, sống du cư, du canh, quanh năm suốt tháng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, mặc dù hơn 30 tuổi sau khi lấy vợ xong ông mới có tiền để làm lễ cấp sắc. Vì thế, nên ông thấu hiểu được nỗi cực nhục của người đàn ông Dao khi chưa được làm lễ cấp sắc, ông viết:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí