Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 8


Lúc này lập nên nhà nên cửa Trong lòng nghĩ chẳng chịu kém ai Văn chương cũng học được một ít

Không có pháp danh đành chịu theo.

(Cuộc đời sao khổ thế) [11,tr.456] Ông là người Dao biết chữ, đọc được sách cúng, biết cúng nhưng vì chưa làm lễ cấp sắc, chưa có pháp danh nên ông vẫn bị coi là người đàn ông

chưa trưởng thành, chưa được làm thầy. Ông đã phải Cậy nhờ ông chú lo

liệu giúp/ Lo cho tôi được lập pháp danh. Là một người con trai Dao nhưng mãi đến khi ngoài 30 tuổi ông mới làm được lễ cấp sắc, lập được pháp danh nên ông bị mọi người coi thường, ông cay đắng viết lại nỗi tủi nhục đó của mình như sau:

Lập được pháp danh bị họ mắng Ông ngoại chửi cho chẳng để dành Nam chiếu chửi cho đau đớn quá Khắc ở khổ nghèo b… mọc rêu

(Cuộc đời sao khổ thế) [11,tr.456] Lễ cấp sắc là một nét đẹp truyền thống của người Dao nhưng cũng là gánh nặng đối với những gia đình người Dao nghèo có con trai, vì sinh con

trai họ sẽ không có tiền để làm lễ cấp sắc, để mua bạc trắng cưới vợ cho

con. Vì thế, nên một số gia đình người Dao nghèo khi sinh con trai họ thường đem bỏ đứa trẻ vào trong rừng không nuôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bên cạnh lễ cấp sắc thì người Dao cũng như các dân tộc khác có nét sinh hoạt văn hoá đặc trưng đó là các chợ phiên. Ở các phiên chợ ngoài việc trao đổi hàng hoá còn là nơi giao lưu văn hoá, đặc biệt là những đôi trai gái


Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 8

sau mỗi phiên chợ họ có điều kiện quen biết nhau để rồi họ tìm được cho mình người bạn tình, nhà thơ đã viết:

Chìn tso siếu choi Nguyên Bình tẩy Ghoi tsuất chính mài jiết phấu kiai Sanh pết chiệp fam miền tài hủi Fấy có miền hioang mủi tẩy tài

Dịch thơ:


Ngày xưa chỉ có một phiên chợ. Họp ở Nguyên Bình giữa phố đông. Vào những ngày 3 và ngày 8

Xa gần khắp chốn đến vui chung

(Năm phiên chợ) [11,tr.465-529]


Bên cạnh những nét đẹp trong phong tục tập quán, những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá, thì cũng còn một số các tập tục cổ hủ lạc hậu cần phải đấu tranh, loại bỏ chúng ra khỏi đời sống vì đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo của người Dao. Đó là: tập tục sống du canh du cư, các nghi lễ rườm rà, tốn kém mang màu sắc mê tín dị đoan trong tục cúng ma của người Dao, một số hủ tục trong tục cưới xin của người Dao cần phải được loại bỏ hẳn ra khỏi cuộc sống, chẳng hạn như tục thách cưới nặng, làm công trước khi cưới vợ.

Trong bài thơ Đêm không ngủ nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã kêu gọi đồng bào hãy tránh xa, từ bỏ những hủ tục lạc hậu trong cưới xin để mọi người có được một cuộc sống thực sự hạnh phúc.

Có người cưới vợ cho con cả Con gái cho người lấy làm dâu


Lệ làng bạc trắng mấy chục lạng Rượu thịt mấy gánh đè lên đầu.

(Đêm nằm không ngủ) [11,tr.180]

Có những người con trai Dao không thể lấy được vợ vì nhà nghèo không có bạc trắng, không đủ rượu thịt để dẫn cưới cho nhà gái.

Nhà nghèo nghĩ bụng thật đáng sợ Không có bạc lấy được vợ đâu

(Người Dao suy nghĩ gì?) [6,tr.14]

Bạc trắng là lễ vật không thể thiếu được trong đám cưới của người Dao, nó như một thước đo giá trị của người con gái Dao. Hủ tục đó đã gây ra bao đau khổ cho người dân, nhiều đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng đành rẽ duyên nếu như nhà trai không đủ bạc trắng để đáp ứng yêu cầu của nhà gái. Một số gia đình người Dao quá nghèo khi sinh con trai họ thường đưa đứa trẻ đó bỏ lại trong rừng không nuôi vì họ sợ khi con đến tuổi trưởng thành sẽ là một gánh nặng đối với gia đình. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn cũng là một trong những người con trai Dao đến tuổi lấy vợ nhưng do nhà nghèo không thể lấy nổi vợ vì tục lệ thách cưới nặng nề đó. Trong bài thơ Kể chuyện đời nhà thơ cũng đã đau đớn tâm sự:

Bố mẹ càng ngày càng già yếu Tuổi tôi cũng đã ngày càng cao Tuổi đời đã ngoài ba mươi mấy Nhà nghèo không lấy được vợ đâu

(Kể chuyện đời) [4,tr.10]

Hủ tục đó là một gánh nặng đè lên vai những người dân Dao nghèo khổ vô tội. Có những người sau lễ cưới họ phải gánh lên đôi vai nhỏ bé của mình một gánh nợ cưới đến lúc già có khi vẫn chưa trả hết nợ:


Rượu tan vợ chồng đeo nặng nợ Bao nhiêu vui sướng biến nghèo nàn Có người bố mẹ qua đời hết

Nợ vẫn còn dây con cháu đeo Ngẫm nghĩ bao nhiêu đời cay đắng Đời đời nối tiếp nợ mang theo

(Lấy vợ gả chồng) [7,tr.106]

Nợ cưới đã trở thành món nợ truyền kiếp của những người Dao nghèo khó. Tục thách cưới đã gây ra bao đau khổ đối với người Dao thì tục ép cưới của người Dao cũng vậy.

Trong bài thơ Em đi xuất giá nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã chứng kiến và ghi lại tâm trạng đau đớn của cô gái Dao bị cha mẹ ép gả:

Kiềm chàng khí liu miền nhùa chiếu Khí liu chiếu nhùa nọi dộm bò Nhoàng hành khiếu kya miền kya ố Chệm chía can nàn mài chía to

Dịch thơ:


Bây giờ đã ăn uống rượu thịt rồi Ăn xong rượu thịt không thể rồi Em đi gả vào nhà của họ

Khổ mẹ ở nhà khổ mọi điều

( Em đi xuất giá) [11,tr.461-525]


Đáng lẽ ngày cô gái xuất giá phải là một ngày vui, ngày hạnh phúc nhất trong đời con gái, nhưng cô gái trong bài thơ đi lấy chồng đâu phải vì tình yêu mà chỉ vì cha mẹ cô đã trót Nhận chè người ta chẳng yên đâu/ Ăn xong rượu thịt không thể rồi nên cô gái đành phải cất bước về nhà chồng mà trong lòng ngổn ngang trăm mối:



Dịch thơ:

Kiêm nhất nhoàng hành tsuất khiếu kýa Jiê chía choi kya chẩy fún fây

Jiếu óm mâu miền tạng tím khiúa Mài mai mâu miền tạng chía tsuôi


Ngày nay em đi xuất giá Cha mẹ ở nhà khắc nghĩ lo

Đêm tối không ai nhóm lửa giúp Có gạo không ai nấu giúp cho

(Em đi xuất giá) [11,tr.461-525]


Trong xã hội cũ đã không ít cô gái phải chịu cảnh cha mẹ ép duyên như vậy để rồi khi bước chân về nhà chồng họ coi cuộc đời mình như đã kết thúc, khép lại cuộc sống vui vẻ khi ở bên cha mẹ, mở ra một cuộc sống cơ cực, không có sự cảm thông, chia sẻ ở phía nhà chồng. Khi đến nhà chồng cô gái trong bài thơ đã phải thốt lên Tiễn đến nhà người ta yên nghỉ, cô gái cảm nhận được cuộc đời của mình như đã chết khi đặt chân về ở nhà chồng. Nhà thơ khi chứng kiến cảnh ép duyên đó đã thấu hiểu và cảm thông chia sẻ với họ:

Ngày xưa muốn chọn không được chọn Phải do bố mẹ liệu bài cho

Có người yêu nhau không được lấy Không gặp chỉ oán phận không may …

(Lấy vợ gả chồng) [8,tr.8]

Dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ, cuộc sống của người Dao nói chung và người phụ nữ Dao nói riêng đã có sự thay đổi. Những người phụ nữ Dao đã được quyền lựa chọn cuộc sống hạnh phúc của riêng mình.


Ngày nay đổi đời và đổi thế Người người lấy vợ và gả chồng Lấy nhau được tự do lựa chọn Không phải do bố mẹ ép cho.

(Lấy vợ gả chồng) [8,tr.9]

Các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có những nét tương đồng song cũng có những nét khác biệt trong phong tục tập quán. Dân tộc Dao cũng nằm trong khối cộng đồng chung ấy. Ngoài những nét phong tục tập quán như các dân tộc khác, người Dao từ xưa đã có tục du canh, du cư. Là một người con của dân tộc Dao, Bàn Tài Đoàn đã hiểu được những nét đẹp của tập quán này nhưng đồng thời ông cũng nhận ra được mặt trái của nó. Ông đã nhận thấy đó chính là một trong những nguyên nhân gây nên cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, vất vả, lạc hậu cho dân tộc mình. Ông viết:

Đã trải qua bao đời ta cực khổ Chặt gốc, ăn ngọn, sống du cư Mưa hoà gió thuận còn tạm đủ Gặp năm hạn hán đói bơ vơ

(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [15,tr.79]

Cuộc sống du canh, du cư của người Dao thật bấp bênh, làng xóm không ổn định, nhà cửa thì tạm bợ, đói nghèo cứ bám riết lấy họ.

Làng xóm không nơi nào ổn định Bốn phương trời: nay ở, mai đi.

(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [15,tr.79]

Họ đã phải Chặt gốc ăn ngọn để rồi Phá trụi rừng xanh vẫn nghèo đói: Cuộc đời người Dao ở trên núi

Chặt gốc ăn ngọn để nuôi nhau


Trời sáng, cài dao bước ra cửa Phá trụi rừng xanh vẫn đói nghèo

(Uống nước nhớ nguồn) [8,tr.59]

Nếu người Dao vẫn duy trì tập quán du canh du cư Chặt gốc ăn ngọn, Phá trụi rừng xanh thì cuộc sống của người Dao liệu có thể thoát khỏi đói nghèo lạc hậu được không? Đứng trước câu hỏi đặt ra như vậy, ông đã suy nghĩ rất nhiều nếu cứ chặt phá cây rừng làm nương rẫy qua một vài mùa đất bạc màu lại du canh du cư đi nơi khác thì làm sao có thứ cây rừng nào mọc kịp để cung cấp cho cuộc sống nay đây mai đó của người Dao, ông thấy băn khoăn vô cùng. Từ những băn khoăn đó ông đã làm thơ kêu gọi người Dao hãy thực hiện chính sách định canh định cư do chính phủ đề ra:

Ngày nay Đảng, Chính phủ khuyên bảo Người Dao cần định cư định canh

Nơi nào có ruộng làm cho tốt

Nơi nào có nương cũng thâm canh

(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [15,tr.80]

Nếu người Dao muốn giữ được rừng xanh, muốn những âm thanh quen thuộc của thiên nhiên luôn chung sống cùng cuộc sống của con người thì hãy thực hiện theo những chính sách, đường lối của Đảng để người Dao có thể đi tới thành công và gìn giữ được những truyền thống văn hoá tốt đẹp.

Chính phủ lại có nhiều chính sách Ban xuống cho dân làng yên lòng (…)

Người người lòng dạ được thông suốt


Con đường của Đảng học cho thông Lòng đã thông bàn tay làm lấy

Sẽ có ngày nhìn thấy thành công.

(Bước đường tôi đi) [6,tr.96]

Những chính sách ưu đãi của Đảng, chính phủ nhằm hỗ trợ cho cuộc sống của người Dao ngày một tốt đẹp, no ấm hơn. Với tấm lòng của một người con Dao mong muốn cho dân tộc mình thoát khỏi cuộc sống tối tăm, cơ cực, Bàn Tài Đoàn đã khái quát hoá những chủ trương, chính sách đó thành những lời thơ để kêu gọi, tuyên truyền cho cho đồng bào của dân tộc mình hiểu và làm theo những chính sách của Đảng và Nhà nước. Chính vì lẽ đó, thơ của Bàn Tài Đoàn không chỉ là tiếng nói tâm tình của người Dao mà thơ ông còn được dùng vào mục đích tuyên truyền.

Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam có một phong tục được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đó là tục thờ cúng. Tục thờ cúng có từ xa xưa ban đầu chỉ là để thờ cúng thiên nhiên vì khi đó con người cho rằng thiên nhiên là thế lực gây ra mọi sự đau khổ cho con người. Các hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên như, sấm, chớp, lũ lụt, hạn hán . .

. là những điềm xấu thiên nhiên mang đến cho con người nên họ thờ cúng để nhằm khắc phục, hạn chế những ảnh hưởng xấu đó của thiên nhiên. Về sau tục thờ cúng được con người dùng vào việc thờ thần, thờ tổ tiên. Lợi dụng tập tục thờ cúng đó một số kẻ xấu đã tuyên truyền rằng bệnh tật của con người là do con “Ma” gây ra, muốn khỏi được bệnh tật, muốn gia đình tai qua nạn khỏi thì phải làm lễ để cúng ma. Do trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số thời kỳ đó chưa cao nên đa số những người dân khi bị bệnh hoặc trong gia đình xảy ra những việc gì đó ngoài ý muốn họ lại tìm đến nhờ các ông thầy cúng, thầy tào để trừ ma, diệt tà. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn từ

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí