Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 9


khi sinh ra đã được tiếp xúc với tập tục thờ cúng đó, ông đã nhìn thấy mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực của tục thờ cúng. Khi có kẻ xấu đến xúi giục đồng bào phá bỏ bàn thờ tổ tiên, chỉ thờ “thiên vương” và nếu người dân thờ thiên vương thì không cần làm cũng có ăn. Trong bài thơ Đừng nghe gió hoang nhà thơ đã chỉ rò cho mọi người thấy đó là những lời nói xằng bậy, ta chớ có nghe theo.

Từ xưa đến giờ đời tiếp nối Tổ tông chẳng có ai bỏ hoang

Ngày nay có người nghe nói bậy Thờ lấy thiên vương bỏ mẹ cha

(Đừng nghe gió hoang) [11,tr.555-556]

Ông cũng chỉ ra cho mọi người thấy việc thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong truyền thống của người Việt Nam ta. Chúng ta phải biết gìn giữ và phát huy nét đẹp đó. Ông khuyên mọi người:

Những ai bỏ được công cha mẹ Không phải người Dao giống nòi ta Không phải người Dao con với cái Mới là bỏ đi được mẹ cha

(…) Ngày nay có Đảng và chính phủ Có Đảng lo toan ta từng ngày

Theo lời Đảng nói mà làm lấy Mới có làm nên đời đổi thay

(Đừng nghe gió hoang) [11,tr.556-557] Bàn Tài Đoàn sống cuộc sống của người Dao, hoà mình vào những phong tục tập quán của người Dao nên ông hiểu đó là sự lừa bịp. Ông đã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


khẳng định với đồng bào mình trên đời này không có ma quỷ, chính vì vậy mọi người chớ có tin vào lời nói của những ông thầy bói, thầy cúng:

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 9

Ngày nay Đảng bảo cho ta biết Mọi người chúng ta đừng tin ma Quỉ thần không phải là chân thật Vì rằng không ai nhìn thấy ma.

(Cùng bạn trò chuyện) [15,tr.28]

Nhà thơ đã vạch rò chân dung của những ông thầy bói, thầy cúng, những kẻ đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào để tung tin có ma, quỷ để cúng bái trục lợi.

Chỉ nghe lời nói ông thầy bói

Ông thầy cũng chẳng nhìn thấy ma Bói bừa, nói láo cho ta sợ

Không cúng thì sợ ma không tha.

(Cùng bạn trò chuyện) [15,tr.28]

Chân tướng thật của những ông thầy bói là “Bói bừa, nói láo” khiến cho bao người rơi vào cảnh khốn cùng, tốn tiền, tốn của thậm chí nhiều người còn mất cả mạng sống của mình vì tin vào lời bói toán đó.

Có người ốm đau chưa tìm thuốc Còn giết lợn gà để cúng ma Cúng hết ma trời lẫn ma đất

Bệnh đâu lìa khỏi được thân già (!)

(Đêm nằm không ngủ) [15,tr.126]

Là người con Dao mang tư tưởng tiến bộ, ông nhận thức rò được điều đó. Ông đã làm thơ tuyên truyền, giải thích cho đồng bào của mình biết đó


là những hủ tục lạc hậu mang đậm màu sắc mê tín dị đoan, mọi người hãy tránh xa và loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống thì mới có được một sống thực sự hạnh phúc và ấm no.

Người Dao khi xưa, ngoài những phong tục tập quán cổ hủ lạc hậu đè nặng lên cuộc sống của họ thì còn một nguyên nhân nữa khiến họ rơi vào cảnh nhà tan cửa nát, cuộc sống đắm chìm trong cảnh nghiện ngập cơ cực, đó là tệ nạn hút thuốc phiện. Nhà thơ đã chỉ rò cho mọi người thấy tác hại của thuốc phiện đối với cuộc sống, đối với sức khoẻ của con người nên từ ngay câu thơ mở đầu tác giả đã kêu gọi mọi người hãy tránh xa thuốc phiện:

Xin đừng mó! Xin đừng mó!

Mó phải nó dính vào người khó cởi, Làm cho con nhỏ, vợ hiền khổ thân Xưa nay thuốc phiện vẫn là giặc khói.

(Ngọn đèn thiêu hết cơ nghiệp) [11,tr.145]

Khi nghiện thuốc phiện con người đánh mất hết sức khoẻ, nhân cách, khiến gia đình tan nát.

Nay trâu mộng chui vào ống tre ngủ, Ngọn đèn nướng hết bao đầu trâu.

Một con gà đẻ để làm giống

Nhưng đêm đau bụng ngủ không yên. Trời sáng chờ vợ đi nương vắng,

Bắt gà vào túi đi đổi thuốc ngay. Tối về vợ tìm gà không thấy,

Hỏi chồng bảo: “Diều hâu bắt mất rồi”…

(Ngọn đèn thiêu hết cơ nghiệp) [11,tr.146]


Với một tấm lòng Dao, một tâm hồn Dao đích thực nhà thơ luôn mong muốn dân tộc mình thoát ra khỏi những hủ tục cổ hủ lạc hậu, những tệ nạn, những thói hư tật xấu để người Dao có thể theo kịp các dân tộc anh em khác.

Do đó, bên cạnh niềm tự hào về những nét đẹp trong truyền thống đồng thời còn là những nỗi niềm đau đáu của nhà thơ Bàn Tài Đoàn vì người Dao vẫn còn bao tập tục cổ hủ, mê tín, những thói hư tật xấu cần đấu tranh loại bỏ nó ra khỏi đời sống.

Nhận thức rò được điều đó, nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã làm thơ nhằm chỉ ra cái hay, cái đẹp, cái lạc hậu của những phong tục, tập tục của quê hương mình để tuyên truyền rộng rãi cho đồng bào để tất cả mọi người đi và làm theo con đường do Đảng và nhà nước vạch ra. Chính vì thế mà thi sĩ người Dao Bàn Tài Đoàn có một vị trí vô cùng đặc biệt trong đời sống văn hoá, xã hội của người Dao. Dân tộc Dao có một nhà thơ nổi tiếng là nhờ đến tên tuổi của Bàn Tài Đoàn. Đọc thơ của ông người đọc nhận thấy rò tình cảm của người Dao với cụ Hồ, với Cách mạng. Bản sắc văn hoá dân tộc thấm đượm trong từng sáng tác nghệ thuật của nhà thơ, đây chính là một gương mặt thơ dân tộc tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Theo qui luật “tre già măng mọc”, bốn mươi năm sau nhà thơ Bàn Tài Đoàn, dân tộc Dao lại đón nhận một tên tuổi mới góp phần làm phong phú thêm và rạng rỡ hơn cho đời sống thơ ca dân tộc Dao, đó là nhà thơ Dao Triệu Kim Văn. Ông sinh ra và lớn lên ở nơi núi rừng Bắc Kạn, thi sĩ người Dao này đã được thừa hưởng vốn truyền thống văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng của dân tộc Dao, đồng thời ông cũng biết kế thừa và phát huy những cái hay cái đẹp từ lớp đàn anh đi trước. Triệu Kim Văn đã cất lên một tiếng thơ, một giọng hát Páo dung trẻ trung, sôi nổi, tràn đầy sức sống của con người miền núi. Với 5 tập thơ in riêng, và rất nhiều các bài thơ lẻ


được in trong các tuyển tập thơ, Triệu Kim Văn đã là người kế tục xứng đáng “Muối cụ Hồ” của dân tộc mình là nhà thơ Bàn Tài Đoàn.

Triệu Kim Văn đã biết kế thừa những cái hay, cái đẹp trong thơ ca truyền thống, thơ Bàn Tài Đoàn nhưng ông cũng đã có những sáng tạo riêng về hình thức thể loại, sự sáng tạo trong cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt. Chính vì vậy, nhà thơ Triệu Kim Văn đã phần nào hoà mình vào được dòng thơ ca đương đại nói chung và thơ ca các dân tộc thiểu số vốn đã giàu bản sắc nói riêng. Đằng sau dáng vẻ trầm tư, lặng lẽ của Triệu Kim Văn là một tâm hồn thơ đầy nhiệt huyết, một tình yêu cháy bỏng với cuộc đời, với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Ông luôn mong muốn sẽ tái sinh được nền văn hoá Dao, và trở về với cội nguồn dân tộc của mình:

Nếu tôi chết hãy đưa tôi về núi

Để hồn tôi tìm lại chiếc nhau mình Nơi hoang dã uống nước từ bụng đá

(Nếu tôi chết hãy đưa tôi về núi)

Bên cạnh hai nhà thơ Dao nổi tiếng chúng ta cũng có thể kể đến một số tên tuổi của các tác giả người Dao khác làm thơ như: Đặng Phúc Lường, Bàn Thị Cúc, Phùng Trang Hồng… nhưng có thể khẳng định một cách chắc chắn Bàn Tài Đoàn và Triệu Kim Văn là hai gương mặt sáng giá nhất của nền thơ ca dân tộc Dao. Hai nhà thơ đã thổi vào thơ của mình cái hồn của dân tộc và là hiện thân cho những suy nghĩ, những trăn trở của người Dao từ Cách mạng tháng tám cho đến nay.

Một đời đi theo Đảng, làm thơ để phục vụ Cách mạng nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã có những đóng góp to lớn đối với nền thơ ca dân tộc Dao nói riêng và thơ ca dân tộc thiểu số nói chung. Chính vốn văn hoá Dao đã làm nên hồn thơ Bàn Tài Đoàn và cũng chính thơ Bàn Tài Đoàn đã làm rạng rỡ


thêm cho bản sắc văn hoá Dao, đồng thời thơ của ông cũng mở lối cho nền thơ ca dân tộc Dao để sau này có những gương mặt thơ Dao tiêu biểu khác như Triệu Kim Văn.

Đọc thơ Bàn Tài Đoàn - người đọc như thấy một thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, mang đậm tình người, gắn bó thuỷ chung với con người, với dân tộc Dao. Không những thế chúng ta còn bắt gặp những con người miền núi mộc mạc, chân thành, thẳng thắn, dũng cảm, hiên ngang nhưng cũng hết sức thuỷ chung, tình nghĩa. Người đọc cũng được đắm mình trong không khí của những ngày lễ tết, với những phong tục, hủ tục riêng của dân tộc Dao, mang đậm bản sắc dân tộc. Có thể khẳng định rằng: Bàn Tài Đoàn là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và của dân tộc Dao nói riêng. Ông là niềm tự hào lớn của nhân dân tỉnh Cao Bằng.


CHƯƠNG 3

MỘT NGHỆ THUẬT THƠ ĐẬM BẢN SẮC DAO

Trong cuốn Tuyển tập Bàn Tài Đoàn nhà thơ Nông Quốc Chấn (một người bạn lớn của nhà thơ Bàn Tài Đoàn ) đã có nhận xét: “Đọc thơ Bàn Tài Đoàn chúng ta không thấy những sắc sảo tinh vi, những hình tượng lộng lẫy, những câu bay bướm, những đoạn triết lý cao xa… mà ngược lại là tiếng nói bình dị, từ ngữ dân gian so sánh, miêu tả bằng những hình ảnh quen thuộc của núi rừng. Anh nghĩ, anh viết theo tấm lòng chân thành của mình. Có thể nói không có dáng dấp thơ của người khác trong thơ anh, chỉ có vốn thơ truyền thống của dân tộc anh” [11,tr.17]. Quả đúng như nhận xét của nhà thơ Nông Quốc Chấn, thế mạnh trong nghệ thuật thơ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn chính là bản sắc dân tộc. Bản sắc ấy trong thơ ông được thể hiện trên tất cả các yếu tố, trên các phương tiện nghệ thuật cụ thể như: ngôn ngữ thơ, thể loại thơ và hình tượng thơ.

3.1. Một ngôn ngữ thơ đậm chất Dao

Như đã biết, ngôn ngữ là “ tổng thể tất cả các đơn vị, phương tiện, các kết hợp mà lời nói sử dụng (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, các phương thức tu từ) [26,tr.183]. Ngôn ngữ chính là chất liệu đầu tiên, không thể thiếu để chủ thể sáng tạo ra tác phẩm văn chương của mình. Đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ thơ ca chính là tính hàm súc, tính nhạc điệu, thứ ngôn ngữ giàu chất liên tưởng – nhưng cũng rất giản dị dễ hiểu. Ngôn ngữ thơ còn được coi là thứ ngôn ngữ đời sống được tổ chức một cách chặt chẽ và đầy hình ảnh để nhà thơ bộc lộ cảm xúc và khả năng phản ánh đời sống của con người. Ngôn ngữ thơ phải mang tính biểu cảm cao, để qua đó người đọc thấy được suy nghĩ, tâm trạng của nhà thơ.


Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã vận dụng rất thành thạo thứ ngôn xã hội để sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật của mình. Điều làm nên nét độc đáo, khác lạ, trong thơ ông chính là cách nói thô mộc, giản dị mà chỉ có ở cách nói của người dân tộc thiểu số miền núi nói chung, của người dân tộc Dao nói riêng của chính ông mà thôi.

Bàn Tài Đoàn sáng tác thơ trước hết là để bộc lộ tâm hồn, bộc lộ tình cảm của chính bản thân mình và nhằm mục đích tuyên truyền, ca ngợi Đảng, Bác Hồ; ca ngợi những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Những bài thơ của ông thường được đồng bào dân tộc Dao lấy làm lời để hát Páo dung. Có phải vì thế mà thơ Bàn Tài Đoàn chủ yếu viết bằng tiếng Dao (Sau đó mới dịch ra chữ Quốc ngữ). Chúng tôi tiến hành khảo sát 13 tập thơ của ông thì có tới 4 tập thơ viết hoàn toàn bằng tiếng Nôm Dao, 9 tập thơ viết song ngữ Nôm Dao và chữ Quốc ngữ, chỉ có một số bài thơ được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ. Việc sử dụng chủ yếu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong quá trình sáng tác thơ của mình là một minh chứng rò ràng, thuyết phục nhất về tính dân tộc, về bản sắc dân tộc trong thơ Bàn Tài Đoàn.

Ông là một người con của dân tộc Dao, sống hoà mình giữa thiên nhiên, cộng đồng với những phong tục tập quán của dân tộc Dao, nói tiếng nói của người Dao - nên ông đã sử dụng một thứ ngôn từ rất mộc mạc, giản dị, như cách nói thường ngày của người Dao trong các sáng tác thơ của mình. Ta bắt gặp trong thơ ông rất nhiều cách diễn đạt, cách ví von, cách liên tưởng, cách kể, cách tả hết sức tự nhiên, mộc mạc, giản dị, như chính cách nói, cách diễn đạt của người Dao ở quê hương vùng cao Nguyên Bình của ông vậy.

Ví dụ như: Khi ông viết về quê hương miền núi cao Nguyên Bình (Cao Bằng) của mình với những con suối Khuổi Sao, mỏ Thin Tốc . . .; hay

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí