Thực Tiễn Xét Xử Đối Với Tội Tàng Trữ, Vận Chuyển, Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy Tại Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Trong Giai Đoạn Từ Năm 2011 Đến

ma túy. Người phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức thường là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn [34, tr. 110].

Trong trường hợp người phạm tội không phải là người có chức vụ, quyền hạn (và không thuộc trường hợp “lợi dụng chức vụ quyền hạn” để thực hiện tội phạm) mà chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, thì người đó được xác định là “lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức” để thực hiện hành vi phạm tội.

Vận chuyển, mua bán qua biên giới

Vận chuyển, mua bán ma túy qua biên giới là đưa ma túy từ nước này qua nước khác dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, khái niệm “qua biên giới” không chỉ rõ giới hạn vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới Việt Nam với các nước có biên giới với Việt Nam, hay còn bao gồm hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ một nước không phải là Việt Nam sang một nước thứ ba. Do đó, trong trường hợp người phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy “qua biên giới”, thì ngoài việc xác định hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy “qua biên giới” Việt Nam với các nước có biên giới với Việt Nam và ngược lại, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét đến hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy “qua biên giới” của một nước không phải là Việt Nam sang một nước thứ ba [34, tr. 110].

Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em

Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội là trường hợp người phạm tội đã dụ dỗ, xúi giục, mua chuộc, hăm dọa, khống chế, lôi kéo... người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Trong trường hợp người phạm tội xúi giục trẻ em thực hiện hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, nhưng trẻ em bị xúi giục đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc hành vi chưa tới mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người phạm tội vẫn bị coi là sử dụng trẻ em vào việc phạm tội [34, tr. 112].

Bán ma túy cho trẻ em được hiểu là người phạm tội dùng chất ma túy mà mình có dưới bất kỳ hình thức nào như: Mua được, xin được, nhặt được, do người

khác gửi hoặc chiếm đoạt được để bán, trao đổi cho người dưới 16 tuổi để lấy tiền hoặc lấy tài sản khác không phải là tiền [34, tr. 112]. Như vậy, trường hợp phạm tội này chỉ có thể xảy ra đối với người thực hiện hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác dưới 16 tuổi.

Tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.

Phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm p khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 là trường hợp người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của Điều 194, hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 còn quy định tình tiết định khung tăng nặng đối với các trường hợp phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy với số lượng ma túy cụ thể tương ứng với từng loại ma túy cụ thể (các quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự). Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng và phải chịu hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự

Các tình tiết định khung tăng nặng đối với tám loại ma túy được quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được áp dụng tương tự đối với các trường hợp phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự. Sự khác biệt về mức độ tăng nặng đối với hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy được thể hiện thông qua số

lượng ma túy cụ thể tương ứng với từng loại ma túy cụ thể. Các loại ma túy cụ thể được quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự cũng chính là các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự với số lượng ma túy tương ứng lớn hơn. Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự

Các tình tiết định khung tăng nặng được quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 194 và các tình tiết định khung tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng tiếp tục được áp dụng tương tự đối với các trường hợp phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự. Sự khác biệt của các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự được thể hiện thông qua số lượng ma túy cụ thể tương ứng với từng loại ma túy cụ thể (các loại ma túy được quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 194 và từ điểm a đến điểm h khoản 3 Điều 194) với mức độ lớn hơn so với số lượng ma túy được quy định tại khoản 3 Điều 194 Bộ luật hình sự. Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, ngoài các trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng được quy định tại các điểm a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em và điểm p) Tái phạm nguy hiểm, các trường hợp phạm tội có tình tiết định khung tăng nặng khác đều được căn cứ vào khối lượng của từng loại ma túy cụ thể theo quy định từ điểm g đến điểm o khoản 2 Điều 194 và từ điểm a đến điểm h khoản 3, khoản 4 Điều 194. Điều này cho thấy Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành mới chỉ quy định số lượng chất ma túy để xử lý và quyết định hình phạt đối với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy, chứ chưa có quy định cụ thể về chất lượng, hàm lượng chất ma túy khi giải quyết các vụ án hình sự về tội danh này.

2.2. Thực tiễn xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015

Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam với khoảng cách gần như chia đều giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đà Nẵng còn là trung tâm của 3 di sản văn hóa thế giới là cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, đồng thời cũng là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây và là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanma, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Từ khi được chia tách từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (cũ) để trở thành một thành phố trọng điểm về kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung – Tây nguyên, Đà Nẵng đã có những bước phát triển nhanh chóng về nhiều mặt và trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương. Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đã làm cho thành phố Đà Nẵng trở thành một nơi đáng sống nhất của Việt Nam. Với hệ thống sân bay, cảng biển, đường sắt, đường bộ thuận tiện cho việc giao lưu trong nước và quốc tế, Đà Nẵng có vị trí quan trọng về giao thông và có nhiều cơ hội phát triển để trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch và dịch vụ lớn của cả nước. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đó cũng đã làm cho thành phố Đà Nẵng dễ trở thành địa bàn thuận lợi cho tệ nạn xã hội và các loại tội phạm xâm nhập và phát triển, đặc biệt là tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy. Nhận thức sâu sắc mặt trái của sự phát triển này, ngay từ năm 2001 Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chủ động thực hiện chương trình “Xây dựng thành phố không có người nghiện ma túy trong cộng đồng” với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 thành phố “không có người nghiện ma túy trong cộng đồng” và không có những điểm nóng về ma túy. Tuy nhiên, tội phạm ma túy nói chung, tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy nói riêng đang ngày càng gia tăng một cách đều đặn và đáng lo ngại.

Đà Nẵng là thành phố đã chủ động khởi xướng việc thực hiện chủ trương “5 không” (trong đó có tiêu chí “không có người nghiện ma túy trong cộng đồng”), nên toàn bộ hệ thống chính trị từ thành phố đến xã, phường đều đã tích cực tham gia

phòng chống tệ nạn ma túy cũng như tội phạm về ma túy, đồng thời xử lý rất kiên quyết, nghiêm minh đối với các hành vi sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Số liệu thống kê dưới đây cho thấy hoạt động xét xử của các cấp Tòa án đối với các vụ án về ma túy tại thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay:

Bảng 2.1: Thống kê số vụ án, số bị cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển,

mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2015


Năm

Số vụ án

(ma túy)

Số bị cáo

(ma túy)

Số vụ án

các loại

Số bị cáo

các loại

2011

46

57

613

1129

2012

79

97

726

1278

2013

98

134

681

1272

2014

106

148

705

1254

2015

120

196

671`

1175

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam - 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bản “Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng” trong giai đoạn 2011 – 2015).

Trong khi số vụ án hình sự các loại và số bị cáo trong các vụ án hình sự nói chung không có quá nhiều biến động, thì số vụ án ma túy và số bị cáo trong các vụ án về ma túy đã tăng lên khá nhiều và tăng đều đặn qua từng năm.

Về số vụ án ma túy: Năm 2012, tỷ lệ số vụ án ma túy tăng so với năm 2011 là 17,1%; năm 2013 tăng 12,4% so với năm 2012; năm 2014 tăng 10,8% so với năm

2013 và năm 2015 tăng 11,3% so với năm 2014.

Như vậy, trong vòng 5 năm, tỷ lệ gia tăng số vụ án ma túy bình quân theo từng năm là 12,9%.

Về số bị cáo trong các vụ án về ma túy bị đưa ra xét xử: Năm 2012, tỷ lệ số bị cáo về ma túy bị đưa ra xét xử tăng 17% so với năm 2011; năm 2013 tăng 13,8% so với năm 2012; năm 2014 tăng 11% so với năm 2013 và năm 2015 tăng 13,2% so

với năm 2014.

Tỷ lệ gia tăng số bị cáo trong các vụ án về ma túy bị đưa ra xét xử bình quân theo từng năm tương đương với mức 13,75%.

So với tổng số các vụ án hình sự các loại, số vụ án ma túy cũng liên tục gia tăng: Năm 2011, số vụ án ma túy chỉ chiếm tỷ lệ 7,5% trong tổng số các vụ án hình sự các loại; năm 2012 chiếm tỷ lệ 13,4%; năm 2013 chiếm tỷ lệ 14,3%; năm 2014 chiếm tỷ lệ 15,0% và năm 2015 chiếm tỷ lệ 17,9%. Bình quân, tỷ lệ gia tăng số vụ án ma túy trong tổng số các vụ án hình sự các loại là 2,6%. Mặc dù tỷ lệ gia tăng này không cao, nhưng sự gia tăng đều đặn qua từng năm của tỷ lệ vụ án hình sự về ma túy trong tổng số các vụ án hình sự cho thấy những dấu hiệu nguy hiểm và đáng báo động về tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Cùng với đó, số bị cáo trong các vụ án hình sự về ma túy so với tổng số bị cáo trong các vụ án hình sự nói chung cũng không ngừng gia tăng. Năm 2011, tỷ lệ số bị cáo trong các vụ án hình sự về ma túy so với tổng số bị cáo trong các vụ án hình sự nói chung chỉ là 5,0%; năm 2012 tỷ lệ này là 7,5%; năm 2013 là 10,5%; năm 2014 là 11,8% và năm 2015 thì tỷ lệ này là 16,6%. Tính bình quân hàng năm, tỷ lệ số bị cáo trong các vụ án hình sự về ma túy so với tổng số bị cáo trong các vụ án hình sự nói chung tăng ở mức tương đương 2,9%. Như vậy, tỷ lệ gia tăng này cũng tương đương với tỷ lệ gia tăng số vụ án ma túy trong tổng số các vụ án hình sự các loại (2,6%). Điều đó cho thấy tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có chiều hướng gia tăng cả về số người phạm tội và số vụ việc phạm tội, đồng thời mức độ gia tăng này cũng luôn được duy trì một cách đều đặn qua từng năm.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, phần lớn tội phạm về ma túy là tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý. Hầu hết những vụ việc sử dụng trái phép chất ma túy hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phát hiện trong thời gian qua đều chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và các đối tượng vi phạm đều chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân các cấp trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 cho thấy cơ cấu của các loại tội phạm cụ thể trong tổng số các vụ án về ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:

Tỷ lệ các vụ án hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong tổng số các vụ án hình sự về ma túy là: 46 vụ/449 vụ, chiếm tỷ lệ tương đương 10,2%.

Tỷ lệ các vụ án hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong tổng số các vụ án hình sự về ma túy là: 107 vụ/449 vụ, chiếm tỷ lệ tương đương 23,9%.

Tỷ lệ các vụ án hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy trong tổng số các vụ án hình sự về ma túy là: 296 vụ/449 vụ, chiếm tỷ lệ tương đương 65,9%.

Như vậy, trong cơ cấu chung của các vụ án hình sự về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các vụ án hình sự về tội phạm mua bán trái phép chất ma túy chiếm đa số, tiếp đến là các vụ án hình sự về tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy và sau cùng là các vụ án hình sự về tội phạm tàng trữ trái phép chất ma túy. Điều này cho thấy một thực tế là số vụ phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy là loại tội phạm phổ biến nhất và chiếm đa số (89,8%) trong các loại tội phạm về ma túy tại thành phố Đà Nẵng.

Tỷ lệ bị cáo bị đưa ra xét xử về hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 cũng được xác định cụ thể là:

Tỷ lệ bị cáo bị xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong tổng số bị cáo là: 77 bị cáo/632 bị cáo, chiếm tỷ lệ tương đương 12,3%.

Tỷ lệ bị cáo bị xét xử về tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong tổng số bị cáo là: 126 bị cáo/632 bị cáo, chiếm tỷ lệ tương đương 19,9%.

Tỷ lệ bị cáo bị xét xử về tội mua bán trái phép chất ma túy trong tổng số bị cáo là: 429 bị cáo/632 bị cáo, chiếm tỷ lệ tương đương 67,8%.

Cũng tương tự như số liệu thống kê về số vụ án hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng theo từng tội danh cụ thể, số người phạm tội về hành vi vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy cũng chiếm tỷ lệ áp đảo (87,7%) trong cơ cấu tội phạm về ma túy. Đặc biệt là số lượng tội phạm thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm cũng đều là các đối tượng phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Nếu so sánh số lượng các trường hợp tái phạm nguy hiểm của loại tội phạm về ma túy với số lượng các trường hợp tái phạm nguy hiểm của các loại tội phạm khác, thì trong vòng năm năm qua tỷ lệ người phạm tội vận chuyển, mua bán trái phép

chất ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm tại thành phố Đà Nẵng cũng gia tăng đến mức đáng lo ngại. Năm 2011, chỉ có một người phạm tội về ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm trong tổng số 21 trường hợp tái phạm nguy hiểm của các loại tội phạm khác (chiếm 4,7%). Năm 2012, con số này tăng lên 4 trường hợp trong tổng số 23 trường hợp thuộc các loại tội phạm khác (chiếm 17,4%). Năm 2013, có 5 trường hợp trong tổng số 41 trường hợp (chiếm 12,2%); năm 2014 có 9 trường hợp tái phạm nguy hiểm là người phạm tội về ma túy trong tổng số 38 trường hợp tái phạm nguy hiểm của các loại tội phạm khác (chiếm 23,7%). Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2015 số người phạm tội về ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là 4 người trong tổng số 16 trường hợp tái phạm nguy hiểm thuộc các loại tội phạm khác (chiếm 25%). Mức độ tái phạm nguy hiểm của loại tội phạm này được thể hiện thông qua các số liệu thống kê cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Thống kê tỷ lệ bị cáo phạm tội về ma túy thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015


Năm

Số bị cáo tái phạm nguy hiểm

(ma túy)

Tổng số bị cáo (ma túy)


Tỷ lệ

Số bị cáo tái phạm nguy hiểm các loại

Tổng số bị cáo các loại


Tỷ lệ

2011

1

57

1,75%

21

1129

1,86%

2012

4

97

4,12%

23

1278

1,80%

2013

5

134

3,73%

41

1272

3,22%

2014

9

148

6,08%

38

1254

3,03%

2015

4

196

2,04%

16

1175

1,36%

Bình quân

4,6

126,4

3,63%

27,8

1221,6

2,27%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các bản “Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng” trong giai đoạn 2011 – 2015).

Số liệu thống kê các trường hợp tái phạm nguy hiểm trên đây cho thấy:

Tỷ lệ trường hợp tái phạm nguy hiểm bình quân tính trên tổng số bị cáo phạm tội về ma túy: 3,63%.

Ngày đăng: 20/05/2022