Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 6


phải sống cuộc đời tăm tối, chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến, với cảnh phu phen, thuế má, giặc dã, thiên tai.

Từ trong tăm tối gặp ánh sáng Xin thề theo Cách mạng trọn đời

Vua đổ vua lên cũng gọi vua Rước voi dẫm nát tổ trong mồ Phu phen thuế má dân nai chịu Giặc dã, thiên tai dân tự lo.

(Hai mươi lăm năm) [15,tr.103]

Cuộc sống càng vất vả, khó khăn hơn khi họ bị gánh nặng hủ tục đè nặng lên đôi vai của họ. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã cất lên tiếng nói từ lòng mình, tiếng nói từ tâm hồn của đồng bào Dao để lên án ách áp bức của bọn thực dân phong kiến và những tập tục mang tính hủ tục của dân tộc đã đẩy người Dao đến cảnh cùng cực, đói, nghèo, lạc hậu. Hình ảnh cộng đồng dân tộc Dao trước Cách mạng tháng tám luôn hiện ra trong thơ ông, với cảnh nay đây, mai đó, không có một miếng đất định canh, định cư, cuộc sống rách rưới, nghèo đói, khổ sở:

Gác tay lên trán, lòng tôi nghĩ Đêm nằm khó ngủ, nhớ đồng bào

Bao nhiêu đời bước chân chưa nghỉ Cuộc sống du canh dân tộc Dao

(Người Dao suy nghĩ gì) [11,tr213]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cuộc sống du canh, du cư đã khiến cho cái nghèo, cái đói luôn đồng hành cùng người Dao. Nếu trời đất mưa thuận gió hoà thì cuộc sống của họ còn tạm đủ, nhưng nếu gặp cảnh hạn hán, lũ lụt thì họ phải đối mặt với nạn mất mùa, đói kém:


Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 6

Đã trải bao đời tư cực khổ Chặt gốc ăn ngọn sống du cư Mưa hoà gió thuận còn tạm đủ Gặp năm hạn hán đói bơ vơ

(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [11,tr292]

Chính cuộc sống đó đã khiến người Dao đánh mất đi biết bao cơ hội sống tốt đẹp. Không những thế, cuộc sống của họ còn luôn phải đối mặt với những chánh mục, chúa đất, với những cảnh kiện cáo mà phần thắng sẽ không bao giờ thuộc về người nghèo.

Tòng chầy pú quấy chính mài puốn Háy chấy pun kiuồng oạ dộm hình Mài chìn mầu lẩy dạ cố tú

Mài lây mầu chìn cố dổm hình


Dịch thơ:


Thời ấy người giàu mới có thế Những ai nghèo khổ nói không thiêng Có tiền vô lý cũng kiện được

Có lý không tiền kiện vẫn thua

( Kể chuyện đời) [4,tr.6]


Bàn Tài Đoàn đã thấu hiểu nỗi khổ cực của đồng bào mình, ông đã cảm thông, chia sẻ, nói lên tiếng nói phẫn uất, đau thương từ tâm hồn, từ trái tim của đồng bào mình. Cũng chính từ sự cảm thông, chia sẻ ấy, đã giúp người đọc nhận ra một tâm hồn Dao đích thực trong con người Bàn Tài Đoàn: chân chất, mộc mạc, giàu tình cảm, thuỷ chung nhất mực với nhân dân, với gia đình, với Đảng, với Bác Hồ.


Cuộc đời người Dao xưa kia nghèo khổ nhưng từ khi theo Đảng, theo Bác Hồ người Dao đã giác ngộ Cách mạng, họ đi theo, làm theo Cách mạng nên cuộc sống của người Dao đã được thay đổi, họ có cơm ăn, áo mặc, có muối, có vải, có dầu, chứng kiến sự thay đổi đó Bàn Tài Đoàn viết:

Ngày nay có Đảng, cụ Hồ dạy Theo Đảng dẫn đi chẳng sợ lo Ngày ngày bàn tính làm giàu có Làm cho đời đời được ấm no !

(Trả lời thư một bạn người Dao) [11,tr.91]

Có sự lãnh đạo của Đảng – Bác Hồ, người Dao được đổi đời, có cuộc sống tự do - ấm no - hạnh phúc. Nếu trước Cách mạng, họ sống với thân phận của kẻ tôi tớ cơm không có ăn, áo không có mặc, và đặc biệt họ khao khát có muối để ăn.


Dịch thơ:

Sây sấy pun kiuồng pé doảng chiên Pè pện dổm mài hìn dổm mài

Jiết chắn hòm tìm tsia kiêm kioái Kiuổng ố mầu chìn khung khắn đai


Đời người nghèo khổ trăm ngàn thứ Thiếu gạo ăn, muối càng thiếu dữ Hạt muối đắt như thể hạt vàng

Thèm muối không tiền chẳng dám màng

(Đường lên Đồng Văn) [13,tr.77]


Thì sau Cách mạng cuộc sống của người Dao đã được mở sang một trang mới. Họ đã có gạo, có muối, có vải, đời sống được thay đổi rò rệt. Có


thể nói, bài thơ Muối của cụ Hồ là một bài thơ đặc sắc nhất của Bàn Tài Đoàn, diễn tả đúng tâm trạng đau đớn, khổ nhục của người Dao trước Cách mạng. Bài thơ là tiếng lòng của Bàn Tài Đoàn nói hộ cho người Dao lòng biết ơn đối với Đảng, Bác Hồ. Bài thơ đã miêu tả sự đối lập giữa cảnh đời cũ với cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Dao sau Cách mạng. Nếu trước Cách mạng:

Con khóc đòi ăn cơm chấm muối Mẹ tìm đâu hột muối cho con?

Con hỏi muối đâu bố lắc đầu

Không đủ tiền người giàu không bán…

Thì sau Cách mạng:

(…) Từ khi cán bộ cụ Hồ đến Ngoài chợ có bán nhiều thứ hàng Có hàng bán muối tha hồ chọn Có hàng bán vải đỏ vải xanh

Cụ Hồ mang áo về, dân mặc Cụ Hồ đem muối về, dân ăn

(Muối của cụ Hồ) [11,tr.148-149]

Phải là một người con của dân tộc Dao, sống và nói tiếng nói của người Dao thì mới có thể hiểu và diễn đạt một cách sâu sắc những nỗi khổ của đồng bào do chế độ thực dân phong kiến và những hủ tục lạc hậu gây ra. Qua những vần thơ viết về thiên nhiên, con người chúng ta càng thấy trân trọng hơn bản chất Dao trong trẻo, thuần khiết trong tâm hồn thơ Bàn Tài Đoàn.


Cùng với tình cảm đối với Cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ trong thơ ông người đọc còn thấy xuất hiện khá nhiều những bài thơ nói về tình bạn, tình đồng chí, tình mẹ con, tình vợ chồng . . . những tình cảm đó là sự biểu hiện sâu sắc của một tâm hồn Dao đích thực trong thơ Bàn Tài Đoàn.

Tình cảm vợ chồng là thứ tình cảm rất đỗi thiêng liêng cao cả. Đã có rất nhiều nhà thơ viết ra những dòng thơ cảm động về người bạn đời của mình với tấm lòng yêu mến, trân trọng và biết ơn như: Tú Xương, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy… Bàn Tài Đoàn cũng viết rất nhiều về tình yêu, tình cảm vợ chồng, ông viết rất thật thà, mộc mạc, giản dị như chính con người ông vậy. Nhà nghèo không có áo đẹp, không có bạc trắng nên mãi đến khi hơn 30 tuổi ông mới được một nhà không có con trai, cần lấy rể về để thờ cúng, thế là ông đã đưa theo mẹ già về nhà người ta ở rể. Ông đã ghi lại cảm xúc của mình khi đó bằng những câu thơ tự sự mộc mạc:

Đến năm Canh Thìn, Tân Tị ấy Ở làng Khuổi Kén họ Bàn ta Có cô vừa mới goá chồng đó Lại có một bông hoa nhỏ thêm


Người ta không chê tôi nghèo xấu Mới đến cầu xin đến kết hôn

Tôi nghĩ phải thuận lòng đi với Trở thành có duyên được gặp nhau

(Cuộc đời sao khổ thế) [11,tr.455]

Mặc dù ông lấy vợ không qua giai đoạn yêu đương như những cặp vợ chồng khác, nhưng khi chung sống với nhau tình cảm của họ dành cho nhau vô cùng khăng khít, ấm áp. Trong thơ Bàn Tài Đoàn ta thấy ông nhắc nhiều


đến người vợ của mình với lòng biết ơn vô hạn. Một mình bà đã chăm mẹ, chăm con, lo lắng cho gia đình để ông tham gia Cách mạng.

Fang pậu dộm chàng tú chía nhất Canh tsắn nin cô chủn nhất cô Nhụt tào kiúa thin dộm tình chậu Chỉa lo fai thin pá dộm lồ

Dịch thơ:


Mấy chục năm trời cùng xa cách Để nàng khắc chống cái gia đình Để nàng khắc lo một nhà cửa Chỉ sợ nhà ta bị bỏ hoang

(Nhớ nàng đi xa) [13,tr.88-94]


Người vợ ấy không những tần tảo một nắng hai sương lo lắng vun vén cho cái gia đình bé nhỏ của ông mà bà còn là người khơi nguồn cảm hứng thơ trong ông, ông đã tâm sự:

Được làm chồng một người mẹ trẻ Từ đấy phải chăng tôi thích thơ

(Mình ơi) [11,tr.218]

Cũng như bao cặp vợ chồng khác, họ yêu thương nhau tha thiết đôi lúc họ cũng giận nhau nhưng sự giận dỗi đó cũng trôi qua rất nhanh.

Đã sống với nhau đôi vợ chồng Khi yêu chẳng muốn rời một buổi

Lúc giận nặng lời chẳng muốn trông Nhưng làm cỏ nương mong trời tối!

(Mình ơi) [11,tr.219]


Là một người đàn ông Dao luôn trân trọng những truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ nên ông vô cùng thương yêu và trân trọng sự hy sinh của vợ ông giành cho gia đình. Ông thấy trong lòng bứt rứt khôn nguôi khi đặt hết gánh nặng gia đình lên đôi vai nhỏ bé của vợ.

Tôi biết lỗi nhiều những lúc xa Chẳng lo giúp được việc trong nhà Những mình đã hiểu cho tôi bận Không thể về luôn hãy bỏ qua

(Mình ơi) [11,tr.219]

Vợ ông, tiêu biểu cho một người phụ nữ Dao thật thà, chất phác, cần cù, chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng con. Đức tính ấy của bà khiến cho chúng ta càng hiểu hơn sự hẫng hụt, bơ vơ, lạc lòng của ông khi bà mất đi.

Người vợ thân yêu về trời mất Bỏ lại thân tôi sống cô đơn Có nàng có con như không có

Tôi phải lang thang khắp xóm làng.

(Cuộc đời sao khổ thế) [11,tr.457]

Có lẽ, trong thơ ca dân tộc ít có nhà thơ nào lại viết về vợ hay và cảm động như ông. Bên cạnh những vần thơ dành cho vợ, Bàn Tài Đoàn còn có những vần thơ dành cho người mẹ yêu quí của mình với lối nói đậm chất Dao. Ông đã thể hiện lòng biết ơn, lòng hiếu nghĩa dành cho mẹ. Bàn Tài Đoàn được mẹ sinh ra trong hang đá Xí Kèng, cả cuộc đời của bà lam lũ vất vả vì chồng, vì con. Khi nước nhà độc lập nhìn lên tấm huân chương độc lập được nhà nước tặng cho mình, ông đã rưng rưng nhớ đến người mẹ tần tảo một nắng hai sương sinh dưỡng ra mình:


Con viết vài dòng thư gửi mẹ Mẹ nằm dưới mộ nghe tin mừng

Con vừa nhận được phần thưởng quý Huân chương độc lập, nước ghi công!


Tên đứa con trai mẹ đặt cho Từ hang đá ấy con khôn lớn

Nguyên Bình ta được thấy cụ Hồ Tên mới: Tài Đoàn con đã nhận.

(Báo tin mừng cho mẹ) [11,tr.216]

Khi ông sinh ra mẹ ông đã đặt tên ông là Bàn Tài Tuyên, trong quá trình hoạt động Cách mạng ông có bí danh là Đoàn Kết rồi khi nước nhà độc lập ông có tên là Bàn Tài Đoàn, chính vì thế khi được nhận phần thưởng cao quí của nhà nước ông đã nhớ tới mẹ, nhớ tới đồng bào những người đã có công nuôi dưỡng, che dấu ông để ông có được như ngày hôm nay:

Một tấm huân chương đeo trước ngực Con nhớ ơn mẹ, ơn đồng bào

Tuổi cao ý chí thêm sung sức Con chẳng tự ti, chỉ tự hào.

(Báo tin mừng cho mẹ) [11,tr.217]

Bên cạnh những trang thơ viết về mẹ, về vợ ông còn có những trang thơ viết về tình bạn, tình đồng chí, những người đã giúp đỡ, động viên ông vượt qua những khó khăn ban đầu để ông đến được với Cách mạng, giác ngộ Cách mạng:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022