Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 10


những bản làng người Dao, những con đường đất dốc lưng chừng núi … với những nét đẹp vừa gần gũi thân thiết, vừa lãng mạn bay bổng nhưng đều được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ rất đỗi mộc mạc, tự nhiên, chân chất như lời ăn tiếng nói hàng ngày của đồng bào Dao vậy.

Khi viết về con suối Khuổi Sao, Bàn Tài Đoàn đã có sự kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ khẩu ngữ với ngôn ngữ theo lối nhân cách hoá trong thơ. Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn đó đã làm nên bản sắc Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn.

Con suối Khuổi Sao có nhiều thứ Cá lội tìm rêu tôm múa theo

Đá to, đá nhỏ ngồi bên suối

Sớm chiều nghe suối chảy reo vui

(Khuổi Sao) [7,tr.117]

Có thể nói với lối nói ngắn gọn kết hợp với thủ pháp nghệ thuật nhân hoá dòng suối và những hòn đá cuội dường như đã mang tâm hồn của một con người. Rồi những ngọn núi đá nơi quê hương Nguyên Bình cũng được ông dùng thủ pháp nhân hoá như những con người nơi đây ra sức gìn giữ của cải, bạc vàng để làm giàu cho quê hương đất nước.

Quanh năm phủ kín màn sương trắng Núi đá nhe răng muốn cắn ai!

Giữ lấy bạc vàng – ông thần núi Không cho ai chạm đến nơi này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

(Thin Tốc) [8,tr.81]

Hay khi miêu tả về một bản làng người Dao bình yên ấm cúng, Bàn Tài Đoàn đã chọn cho mình một lối diễn tả đầy màu sắc, hình ảnh, đường nét, âm thanh nhưng vẫn mang đậm lối nói mộc mạc, giản dị như cách nói hàng ngày của người Dao:

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 10


Làng ta dựng ở trên đồi núi Mở cửa ra nhìn rộng bao la

Đàn bướm nối đuôi nhau bay lượn. Đàn trâu ăn cỏ chung quanh nhà

Bò ta thả đầy trên đồi cỏ

Lúa vàng dưới ruộng trên nương

( Đất và cây )[11, tr.139]

Hình ảnh những đàn trâu, bò, hình ảnh núi đồi, hình ảnh từng đàn bướm bay lượn, thảm lúa vàng trải rộng . . . là những hình ảnh vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính ẩn dụ về cuộc sống đầy đủ, no ấm của bản làng người Dao khi được Đảng, Bác Hồ vạch đường chỉ lối, đấu tranh giành lại quyền tự do. Khi viết về những thay đổi của bản làng người Dao nhà thơ đã sử dụng ngôn ngữ và cách nói của địa phương một cách tự nhiên và chân thực:

Chiệp fấy kiaa tòng khí fiêm kiúa Ngoa ố hỉn hồng chiên ố kiaa Ngoa ố dàng dàng có kiaa púi Fây nậy khắn tài mâu tsâu sa

Dịch thơ:


Mười bốn gia đình xây nhà mới Ngói mới màu tươi đẹp rực hồng Rừng xanh ngói đỏ, bức tranh núi Lời nào kể hết nỗi vui mừng.

( Ngói đỏ) [15,tr.74]


Sự thay đổi của những bản làng người Dao đó còn được thể hiện rò rệt hơn khi người đọc chứng kiến sự thay đổi của bản Chang, một bản làng của người Dao sống trên núi cao:



Dịch thơ:

Bản Chang chìn tso kiàn tài siêu Kiên tài piáo pãi pái sên miền Chía sấy siên miền dạ kiuồng khấu Hợp tác sấy kiên hoá pến fin


Bản Chang thung lũng, núi cao Người Tày bỏ chạy để người Dao Đời nghèo khổ, chí không nghèo khổ Hợp tác ngày nay thay đời cũ

(Bản Chang) [15,tr.45]


Với thứ ngôn ngữ giản dị, không có sự làm dáng nhà thơ đã nói về những thay đổi lớn lao ở bản Chang! Ông đã đưa người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ở bản Chang, người Tày đã từng phải bỏ đi vì đất dốc, núi cao không canh tác nổi, thế mà nhờ vào ý chí của đồng bào Dao, nhờ vào ánh sáng của Đảng mà người Dao đã khiến cho mảnh đất đó hồi sinh, cho lúa, cho ngô, cho sự no ấm đối với bản làng.

Bằng ngôn ngữ mộc mạc như cách nói hàng ngày của người Dao, nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã đưa vào trong thơ của mình hàng loạt những danh lam thắng cảnh, những địa danh quen thuộc của quê hương mình như: Suối Lê – Nin, núi Các Mác, Phai Khắt, Nà Ngần, đèo Dòn Rù, rừng Trần Hưng Đạo, bản Chang …tất cả những địa danh ấy qua cách nói rất riêng của nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã hiện ra trước mắt người đọc với những vẻ đẹp mộc mạc, dung dị trong trẻo, đầy sức sống và đầy tình nghĩa. Núi non, suối nước cũng như con người vậy, khi có Bác Hồ - tất cả đều được tươi tắn, khoẻ khoắn, đầy sức sống . . . như muốn vùng lên làm chủ cuộc đời:


Con người uống nước suối Lê – Nin Càng mát lòng càng tăng thêm sức Nước suối rửa mặt, mắt sáng lên Nhìn thấy rò bầu trời mặt đất…

Bác về đặt tên: núi Các Mác Núi vui, núi khoẻ, núi vùng lên

(Suối Lê – Nin, núi Các Mác) [11,tr.186-187]

Với một lối nói “rất Dao” của Bàn Tài Đoàn - hình ảnh suối Lê – Nin, núi Các Mác hiện ra rất đỗi chân thực mà sinh động như mang hồn của con người vậy. Hoặc khi viết về mảnh đất quê hương Nguyên Bình của ông - vẫn cái giọng chân thật, mộc mạc nhưng tràn đầy tình yêu thương, sự gắn bó với đất, với đèo cao, suối sâu ấy:

Nguyên Bình tẩy mài cô sên tải Hành tháo Tam Kim kiúa tải ai Chùn Đù tải ai chù hành kiúa Choang tháo ai tào khía dộm tài

Dịch thơ:


Nguyên Bình đất núi dốc đèo cao Đi tới Tam Kim phải vượt đèo Vượt qua Dòn Rù đèo cao dốc Lên đến đỉnh đèo mới thở phào

(Đèo Dòn Rù) [11,tr.467- 531]


Không chỉ viết về quê hương, thiên nhiên miền núi Nguyên Bình nhà thơ mới sử dụng lối nói mộc mạc của người Dao, mà ngay cả khi viết về


những con người nơi đây nhà thơ cũng sử dụng lối viết đó. Trong bài thơ Dặn vợ dặn con, với lối nói bằng thơ ông đã thể hiện tình cảm sâu sắc, trìu mến của mình dành cho gia đình để tham gia Cách mạng:

Xưa kia chúng mình mỗi người một nơi Trời xoay chuyển nên đôi vợ chồng

Anh lìa em đi cứu nước

Em khắc ở nhà trông đứa con thơ.

Bố dặn con một lời

Con còn bé ở nhà với mẹ

Mẹ bảo gì con ngoan đừng làm phiền đến mẹ

(Dặn vợ dặn con) [11,tr.547-548]

Chúng ta có thể nhận thấy rò đây là một bài thơ được nhà thơ viết theo lối tự truyện. Với lối nói và giọng điệu hết sức mộc mạc, chân thành, nhà thơ đã “dặn vợ dặn con” để đi hoạt động Cách mạng. Những lời dặn dò hết sức ngắn gọn, nhẹ nhàng nhưng nó lại có sức truyền cảm rất lớn. Qua những lời dặn dò người đọc có thể cảm nhận được tình yêu thương sâu sắc của ông dành cho vợ con đồng thời nó còn ẩn chứa trong đó sự truyền cảm có sức lay động lớn đối với người đọc.

Cách nói ngắn gọn kết hợp với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả thiên nhiên, núi rừng quê hương ông cũng được ông vận dụng khi diễn tả niềm vui chiến thắng của quân dân ta. Năm 1952 khi quân dân ta chiến thắng ở Nghĩa Lộ ông đã viết bài thơ Chiến thắng Nghĩa Lộ để diễn tả niềm vui ấy.


Bà ngồi trong nhà bà kéo sợi Ông ngồi xem sách lại ngâm thơ Gà mái bên nhà gọi con đến Thóc đây mẹ mổ cho con ăn

(Chiến thắng Nghĩa Lộ) [11,tr.124]

Hình ảnh gà mái gọi con đến mổ thóc cho con ăn là hình ảnh mang tính nhân cách hoá, thông qua hình ảnh đó nhà thơ đã bộc lộ tình cảm yêu quí, quấn quýt và một không khí thanh bình đầy niềm vui và hạnh phúc của đồng bào dân tộc Dao sau ngày chiến thắng.

Có thể thấy, ngôn ngữ trong thơ Bàn Tài Đoàn thật ngắn gọn, chắc nịch, rất quen thuộc đối với đồng bào miền núi. Thứ ngôn ngữ đó tưởng chừng như thô kệch nhưng lại rất giàu cảm xúc, sinh động và thú vị. Đó cũng là thế mạnh trong các sáng tác của Bàn Tài Đoàn. Ví dụ như khi nói về tình cảm của người Dao đối với Đảng, Bác Hồ thi sĩ người Dao đã sử dụng những từ ngữ rất mộc mạc nhưng lại giàu hình ảnh:

Lậu tào chìn tso hành kiúa liu Lậu khố sấy kiêm dho có hành

Fiên lậu dho hành puồng to khấu Tải kiaa ỉa ấy hiáng chìn hành

Dịch thơ:


Đường cũ ngày xưa ta đi rồi Đường mới ngày nay ta mới đi

Đường mới mới đi nhiều uốn khúc Cùng nhau hướng thẳng trước mà lên

(Cùng nhau xây) [11,tr.268-358]

Bởi cuộc sống của đồng bào dân tộc Dao khi chưa có Cách mạng luôn đói nghèo lạc hậu, nhưng từ khi có ánh sáng của Đảng đã đem đến bao điều


mới mẻ cho cuộc sống của đồng bào. Nhà thơ đã có cách nói hết sức cụ thể, ngắn gọn để động viên, tuyên truyền đồng bào: Hãy đi theo “con đường mới” để có cuộc sống hạnh phúc ấm no.

“Con đường mới” đó chính là con đường Cách mạng, chỉ đi theo con đường đó thì cuộc sống của người Dao mới thực sự ấm no, hạnh phúc. Với lối nói mộc mạc chân thành này Bàn Tài Đoàn đã giúp đồng bào dân tộc Dao nhận thức được một điều giản dị mà đã trở thành chân lý:

Ngày nay ta theo đường Cách mạng Có Đảng, Bác Hồ dạy ta hay

Dạy cho ta biết điều thật, giả Mọi thứ ngày nay đang đổi thay

(Cùng bạn trò chuyện) [15,tr.27]

Với những lời thơ ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với sự hiểu biết của đồng bào dân tộc - nhà thơ đã truyền tải đến cho đồng bào của mình những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Chính vì vậy mà thơ ông đã chiếm được lòng tin yêu, sự mến mộ của đồng bào Dao nơi ông sinh sống.

Khi ca ngợi những thành quả lao động của đồng bào - ông cũng đã sử dụng lối nói của người Dao (ngắn gọn, xúc tích nhưng rất dễ đi vào lòng người) như:

Lúa ngô cuộn sóng vàng ruộng, rẫy Ta gánh về tràn bịch tràn bồ

Sân đầy gà lợn xếp thành dãy Mỹ dù ác mấy cũng phải thua

( Xuân về) [15,tr.69]

Với cách nói ngắn gọn, như khẩu ngữ hàng ngày của người Dao ông đã khẳng định một cách tự tin rằng: nếu thóc ngô đầy bồ, lương thực có đầy đủ phục vụ cho chiến đấu thì chắc chắn “Mỹ dù ác mấy cũng phải thua”.


Với cách nói giàu hình ảnh cùng lối so sánh, ví von - ông đã ca ngợi chiến công của quân dân miền Bắc (trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Dao quê ông) vào việc bắn rơi máy bay Mỹ, khiến Mỹ phải cút khỏi miền Bắc.

Lập tức máy bay giặc Mỹ rụng Như là trám rụng xuống gốc cây Trên trời lồng lộn như quạ đói Xuống đất ủ rũ như gà toi.

(Hà Nội đất anh hùng) [15,tr.64]

Và khi đất nước được độc lập ông lại cất lên tiếng nói của dân tộc mình, kêu gọi mọi người hãy bảo vệ nền độc lập của tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Giữ lấy đất mình cho vững chắc Không cho quân giặc đến xâm lăng


Đất nước nhân dân được làm chủ Tự lo tự bàn xây dựng lên

Xây cho tổ quốc đẹp hơn trước Cuộc đời sung sướng đẹp như tiên

(Được làm chủ) [6,tr.22]

Là một người con của dân tộc Dao nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, ông luôn có ý thức, trách nhiệm bảo vệ biên cương, bảo vệ đất nước. Với lối nói rất ngắn gọn, mà giọng văn đanh thép ông đã giúp người đọc nhận thức rò việc bảo vệ biên cương, đất nước là việc làm vô cùng quan trọng và là trách nhiệm của tất cả mọi người dân.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí