Dịch thơ:
Khung xiếu cong pin thính xúi tài
Con suối Khuổi Sao có nhiều thứ Cá lội tìm rêu, tôm múa theo
Đá to đá nhỏ ngồi bên suối
Sớm chiều nghe suối chảy reo vui
(Khuổi Sao) [8,tr,14]
Có thể bạn quan tâm!
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 2
- Bản Sắc Văn Hoá Trong Thơ Ca Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam
- Hình Ảnh Thiên Nhiên, Cuộc Sống, Con Người Miền Núi Trong Thơ Bàn Tài Đoàn
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 6
- Những Phong Tục Tập Quán Của Người Dao - Niềm Tự Hào Và Nỗi Lòng Đau Đáu Trong Thơ Bàn Tài Đoàn
- Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 8
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Mới chỉ nghe hai từ “Khuổi sao” người đọc đã cảm nhận được không khí trong lành, mát mẻ từ dòng nước trong vắt nhìn rò những viên đá cuội, những con tôm, con cá bơi lội tung tăng dưới lòng suối. Ngắm nhìn dòng nước trong mát ấy con người thấy lòng mình “reo vui” và dường như tâm hồn của họ được trở về với thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ để từ đó họ cất lên tiếng ca yêu đời.
Tiếng ca ấy, cũng chính là tiếng hát của núi rừng mỗi độ mùa đông đi qua sớm, để đón một mùa xuân mới về.
Đông đi sớm, đón xuân về sớm Xuân về cây cỏ lại nở hoa.
(Xuân về) [15,tr.69]
Mùa xuân về khiến đất trời và vạn vật thay đổi, “cây cỏ lại nở hoa” . Hoa kim anh cũng được dịp nở rộ khoe sắc, măng trúc, măng vầu cũng cựa mình vút lên khỏi mặt đất, tất cả như báo hiệu với mọi người rằng: Một mùa xuân tươi đẹp, hạnh phúc, no ấm đang đến với những người dân vùng cao, quanh năm làm lụng gắn bó với núi rừng:
Núi rừng nghe lời ca tiếng hát Xuân về nở rộ hoa kim - anh
Măng vầu, măng trúc cùng cao vút Như giáo, như gươm giữ rừng xanh.
(Suối LêNin, núi Các Mác) [15, tr.137]
Khi mùa xuân đến, đất núi nơi quê hương nhà thơ như được khoác lên mình bộ quần áo xanh thân yêu. Màu xanh của núi rừng trải dài ngút ngàn đến tận phía chân trời, điểm vào không gian rộng rãi, khoáng đạt đó là âm thanh của những tiếng chim rừng như những bản đồng ca, ca ngợi cuộc sống tươi đẹp:
Đất mọc cây xanh, rừng rộng lớn Chim ơi hãy hót bản đồng ca
(Muốn tìm bạn) [6,tr.9]
Bản đồng ca cuộc sống ấy còn được hoà thêm âm thanh của tiếng gà rừng, tiếng gió ngàn, tiếng thì thầm của cỏ cây.
Sên tào dự mài tsì câu gái Chiên chây mài to khố bạn tình Sên đía chây mài sên đía bạn
Tsuất muồn tu thính bạn tsuôi sinh
Dịch thơ:
Trên núi lại còn gà gô gáy Thật là rừng xanh có bạn nhiều Trên rừng ta có nhiều bạn lắm Bước ra đường là nghe bạn vui
(Chim rừng là bạn tình)[13,tr.122]
Phải có một tâm hồn nhạy cảm, một tình yêu đằm thắm với thiên nhiên nơi rừng núi quê hương mình, mới có được những câu thơ viết về thiên nhiên
hay và sâu sắc đến vậy. Dưới ngòi bút của Bàn Tài Đoàn chúng ta thấy thiên nhiên nơi quê hương ông hiện ra đẹp và thơ mộng một cách lạ thường, nhưng thiên nhiên ấy dường như đẹp hơn, lung linh hơn khi được tô điểm bởi ánh nắng rực rỡ của mặt trời, ánh nắng ấy làm cho cây cối, chim muông như được lột xác để có được một cuộc sống thật vui, thật ý nghĩa.
Mặt trời mọc đỏ lên đằng đông Mặt trời mọc lên soi khắp chốn
(Gà gáy) [8,tr.5]
Sáng nay mặt trời mọc lên sớm
…
Muôn loài đều thấy lòng vui sướng
(Chim bay thấy) [11,tr.193]
Trong thơ Bàn Tài Đoàn chúng ta nhận thấy thiên nhiên không chỉ là đề tài sáng tác mà thiên nhiên còn là người bạn gắn bó máu thịt với đồng bào Dao. Chính vì yêu quí, gắn bó với thiên nhiên, với quê hương như vậy nên ông đã vô cùng đau xót khi chứng kiến cảnh đồng bào chặt cây, phá rừng mà nguyên nhân chính dẫn đến sự chặt cây, phá rừng bừa bãi đó là do lối sống du canh, du cư của đồng bào ông, của những người dân sống vô trách nhiệm với rừng xanh. Rừng núi như bạn thân, chim chóc, muông thú như những người thân của ông - giờ đây tất cả đã rời xa ông mãi mãi! Ông đau đớn, xót xa như mất đi một phần cơ thể mình.
Fây nẩy phủi tài chiên hom hấu Sấy miền phúi náng tỏi ô fun Dộm tsấy tú mài hioang kiaa tóng Kín miền ngoa ố hạn mâu dùn
Dịch thơ:
Trèo lên núi nhìn không thấy Lên tiếng gọi to chẳng thấy thưa Không nghe tiếng bạn đáp lời lại Chỉ nghe gió thổi tiếng vi vu.
(Trên núi vẫn là nơi ta ở) [8,tr.45]
Trong nỗi đau đớn mất đi những người bạn, người thân đó ông đã cất tiếng gọi, cũng là tiếng kêu cứu những người dân Dao giữ lấy rừng xanh vang vọng đến tận trời xanh.
Không thấy bạn rừng tôi ở đâu Không biết bạn rừng đi đâu mất Không biết rừng đi từ lúc nào
Không nghe gà rừng xưa gáy nữa Không thấy hoạ mi kêu ở đâu
Không thấy rừng hoa xưa nở đâu nữa Trong lòng tôi lo ngủ chẳng say
(Tìm bạn rừng) [11,tr.426]
Không chỉ mang tâm trạng đau đớn xót xa, nhà thơ còn lên án, phê phán gay gắt những con người đã làm rừng biến mất. Rừng mất đi không những môi trường sống của con người bị huỷ hoại, mà cả tổ ấm của những loài chim, cuộc sống của những loài hoa làm đẹp cho đời cũng bị đe doạ. Những âm thanh quen thuộc nơi rừng núi khi xưa (đó là tiếng gà gáy, tiếng chim hoạ mi hót líu lo, những sắc hoa rực rỡ của núi rừng) giờ cũng đi theo rừng núi bỏ lại con người giữa thiên nhiên mênh mông, vắng lặng đến rợn người.
Nếu trước kia thiên nhiên nơi núi rừng là những người bạn tâm tình của nhà thơ, thì nay những người bạn đó đã vội vã ra đi bỏ lại ông một mình. Nhà thơ đã thật sự đau xót, ngỡ ngàng trước sự thay đổi quá nhanh chóng của thiên nhiên. Nứa, Gỗ, xưa kia kết tình kết nghĩa với con người, thì giờ đây tất cả đều không còn nữa. Không có chân, cũng chẳng có cánh mà rừng vẫn đi mất, biết tìm rừng ở đâu đây ?
Rừng ơi, rừng chạy đi đâu nhỉ
Rừng xanh không cánh cũng biết bay Không chân mà rừng cũng biết chạy…
(Tìm bạn rừng) [11,tr.427]
Rừng mất, Đất dốc càng trở nên gầy hơn khiến ông đau đớn khôn nguôi, bởi ông luôn coi rừng là người bạn tri ân của người Dao. Ông luôn mong muốn rừng sẽ trở về cùng chung sống vui vẻ, thân thiết với người Dao quê ông như khi xưa, ông viết:
Rừng ơi hãy về thương ta với Cùng ta chung sống xanh trên núi
(Tìm bạn rừng) [11,tr.427]
Phải là một người con thật sự của núi rừng, một người con bằng máu thịt của dân tộc Dao đích thực, Bàn Tài Đoàn mới có được những lời thơ viết về thiên nhiên hay đến vậy, qua đó ông cũng thể hiện được tình cảm sâu đậm đối với cỏ cây, muông thú, núi rừng nơi quê hương Nguyên Bình của ông. Bởi rừng núi nơi quê ông đã nuôi sống con người, tắm mát tâm hồn người Dao.
Sên thấu chuống canh pái luống khí Doang tú pái luồng chàng tải toàng Sên súi chín chà luồng tú jiếm
Dịch thơ:
Jiếm liu fiêm tuông jiết sấy loàng
Đất rừng gieo lúa nuôi tôi sống Nuôi được cho tôi lớn nên người Rừng suối nước tôi uống lúc khát Uống rồi lòng tôi mát cả đời
(Tìm bạn rừng) [11,tr.426]
Cảnh vật thiên nhiên nơi rừng núi hiện ra thật đẹp, hiền lành, giản dị như chính những con người nơi đây vậy. Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người nên trong thơ của ông chúng ta bắt gặp rất nhiều những bài thơ, câu thơ miêu tả cuộc sống, con người miền núi trên quê hương Cao Bằng của ông.
Những con người ở quê ông ngay từ khi sinh ra họ đã được sống hoà mình, gắn bó với thiên trong trẻo, nên tâm hồn họ luôn vui tươi, hồn nhiên, tràn đầy sức sống. Họ sống chan hoà, thân thiết, quấn quýt bên nhau, cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau thêu những chiếc áo chàm chứa đựng bao tình nghĩa:
Nhớ đến làng xưa những bạn thân
…
Nhớ đến trong làng chị em bạn Ngồi bên nhà thêu áo màu chàm
(Nhớ làng xưa) [11,tr.133-134] Nhớ đến làng xưa là nhớ đến cảnh quây quần, ấm cúng của đồng bào người Dao, cuộc sống của họ luôn gắn bó mật thiết với núi rừng, với những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã phản ánh
được những truyền thống tốt đẹp trong đời sống tình cảm của người Dao vào thơ mình. Đó là sự thương yêu, quấn quýt, lòng kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Trong gia đình người Dao, con cháu khi trưởng thành họ vẫn luôn sống chan hoà với ông bà, cha mẹ dưới một mái nhà, đó là một nét đẹp trong những gia đình tam đại, tứ đại đồng đường truyền thống của người Dao:
Cháu ngoan, quấn quýt lớn lên mau Ông bà vui nghe đàn cháu hát
(Xuân về) [15,tr,69]
Chỉ có sống trong những truyền thống văn hoá của người Dao nhà thơ mới cảm nhận đầy đủ, sâu sắc về sự gắn bó mật thiết giữa thiên nhiên với con người, giữa con người với con người nơi vùng cao Nguyên Bình. Mỗi quả núi, mỗi dòng suối, mỗi thửa ruộng bậc thang, mỗi tiếng hát, điệu múa, đường thêu... nơi đây đều là những hình ảnh gắn bó thân thiết với đời sống của đồng bào Dao. Có thể nói, đọc thơ ông người đọc nhận ra tâm hồn trong trẻo, thuần khiết của người Dao như những con suối, những bông hoa rừng, đẹp một cách mộc mạc, giản dị nhưng vẫn trong lành, ngát hương trong hương sắc chung của đất trời Việt Nam. Chính sự hồn nhiên, vui tươi, trong trẻo, cộng với lòng dũng cảm, thuỷ chung, chân thật, với con người, với nước non đã tạo ra được chất Dao riêng biệt trong tâm hồn họ mà không thể hoà lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Người Dao nghèo khổ mà hiên ngang
…
Dũng cảm, yêu thương, lòng chân thật Thuỷ chung với bạn, với nước non !
(Cái gì đẹp nhất) [15,tr.98-99]
Là một người con dân tộc Dao, ngay từ nhỏ Bàn Tài Đoàn đã được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của đồng bào. Không những vậy, ông còn nhận được sự che chở bao bọc của thiên nhiên nơi núi rừng quê hương Nguyên Bình. Đó là hình ảnh dòng suối nhỏ được bắt nguồn từ trên núi nơi Quang Thành quê ông, một dòng suối mát lành gắn bó với tuổi thơ của ông, gắn bó với gia đình ông, gắn bó thân thiết với những người Dao nơi đây.
Kiêm nhất hành Tài tháo súi pậu
Hanh tháo Quang Thành súi pậu tuông
…
Chin tso chía sanh luồng tsuất sấy Jiết tìu tsinh súi sái luồng siên
Tsinh súi chín chà dụ chín pện
Doang luồng toang tải pến chàng miền
Dịch thơ:
Hôm nay về đến bến dòng suối
Về đến Quang Thành dòng suối trong
…
Ngày xưa mẹ đẻ tôi ra đời Bố lấy nước này tắm rửa tôi
Nước suối đun chè, nấu cơm chín Nuôi tôi khôn lớn nên con người
(Nhớ dòng suối trong) [11,tr.475]
Đó là tính cách, là bản sắc riêng của người Dao đã được nhà thơ Bàn Tài Đoàn ghi nhận lại trong thơ của mình.Trước Cách mạng, dân tộc Dao cũng như bao dân tộc anh em khác sinh sống trên đất nước Việt Nam đều