Hình Ảnh Thiên Nhiên, Cuộc Sống, Con Người Miền Núi Trong Thơ Bàn Tài Đoàn


sản xuất. Đặc biệt người Dao còn có một phong tục thể hiện đậm nét bản sắc Dao đó là lễ cấp sắc, tết nhảy, tục cúng Bàn Vương …những phong tục đó chỉ có trong cuộc sống của người Dao.

Tục cấp sắc là một tục lệ phổ biến của người Dao, đây là một nghi lễ giành cho con trai Dao từ 10 tuổi trở lên. Lễ cấp sắc mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi ở buổi lễ cấp sắc đó người con trai Dao sẽ được nhận tên âm, tên thánh thần ban cho.Người không được cấp sắc thì cho dù tuổi già vẫn bị coi là trẻ con và khi chết hồn không được đoàn tụ với tổ tiên. Vì vây, việc cấp sắc như một thứ giấy thông hành cho người đàn ông Dao Tiền, phải được cấp sắc thì họ mới gặp may mắn trong làm ăn, thuận lợi trong sinh hoạt và mới thực sự được xã hội thừa nhận.

Trong những ngày lễ tết người Dao có một phong tục khá đặc biệt gọi là “Nhiàng chầm đao” có nghĩa là tết nhảy. Nghi lễ này nhằm mục đích cúng Bàn Vương và luyện binh tướng (âm binh) để bảo vệ cuộc sống và sinh hoạt của gia đình. Tết nhảy được tổ chức vào tháng chạp hàng năm. Ngoài ra trong những ngày lễ tết đó người Dao còn có tục hát Páo dung” để tỏ tình, để ca ngợi lao động sản xuất, để chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Trong tết nhảy người ta múa những điệu múa đã được định sẵn và tập một cách kỹ lưỡng, thường kết thúc tết nhảy bằng một lễ cúng tổ tiên, thần thánh, và Bàn Vương. Như vậy, tết nhảy mang màu sắc tín ngưỡng, thể hiện trình độ múa cao, mang đậm tính dân tộc, cho đến nay tết nhảy vẫn được người Dao tổ chức vào dịp trước tết Nguyên đán.

Những nghi lễ trong đám cưới, đám ma của người Dao cũng mang trong nó bao nét đẹp về phong tục, tập quán.

Có thể nói, lễ cưới là một nghi lễ quan trọng của đời người, là một trong những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, in đậm dấu ấn tín ngưỡng của con người. Đám cưới của người Dao xưa thường diễn ra với nhiều nghi lễ rườm rà, họ thách cưới bằng bạc trắng, gạo, thịt, rượư. Hôn lễ của người


Dao trải qua bốn bước đó là: Xin so đôi tuổi, xin thách cưới và viết hôn thư, định ngày cưới, tổ chức lễ cưới. Đối với, người Dao Tiền trước lễ cưới chàng rể phải đến làm công cho nhà gái.

Bên cạnh những nghi lễ được người Dao tổ chức trong đám cưới, chúng ta còn thấy trong đám ma người Dao cũng có những tập tục rất riêng, không hề giống với bất cứ một dân tộc nào. Người Dao quan niệm rằng con người ai cũng có linh hồn, khi chết hồn hoá thành ma để về thế giới bên kia. Xuất phát từ quan niệm đó người Dao tiến hành hai nghi lễ quan trọng trong đám ma, đó là: làm ma chôn người chết, và làm chay đưa hồn người chết về với tổ tiên.

Môi trường sống cũng là một trong những yếu tố có tác động lớn tới đời sống của con người, vì thế phong tục tập quán còn được thể hiện ở môi trường sống của người Dao. Môi trường sống bao gồm môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Ở đây, môi trường sống của người Dao chủ yếu là ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam nên nó có các tiêu chí như nơi ở, nguồn nước... Nơi ở của người Dao có địa hình hiểm trở, phức tạp, ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh, các khu rừng già, bởi ở những nơi đó khí hậu mát mẻ thích nghi với sự phát triển của các thảm thực vật và động vật quí hiếm phù hợp với lối sống du canh du cư của người Dao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Từ đó, chúng ta thấy dân tộc Dao là một dân tộc thiểu số, tuy số lượng người không đông lắm nhưng là một dân tộc có bản sắc văn hoá rất phong phú và đặc sắc.

1.2. Vài nét về nhà thơ Dao – Bàn Tài Đoàn

Bản sắc văn hoá Dao trong thơ Bàn Tài Đoàn - 4

Nhà thơ Bàn Tài Đoàn tên thật là Bàn Tài Tuyên, người dân tộc Dao. Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1913 tại xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Ông mất ngày 17 tháng 11 năm 2007 tại xã Yasô, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Ông tham gia hoạt động Cách mạng từ năm


1942. Sau năm 1945, công tác tại phòng tuyên truyền Cục chính trị Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1951 đến khi nghỉ hưu ông đã từng giữ các chức vụ như: Phó giám đốc Sở Văn hoá; Phó chủ tịch Hội văn nghệ Việt Bắc; Uỷ viên Mặt trận Tổ quốc Trung ương; Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng văn học các dân tộc thiểu số. Ông được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; được Bộ Lâm nghiệp tặng giải thưởng viết về trồng rừng, bảo vệ rừng. Năm 2001, ông nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt I.

Ông sinh ra trong một gia đình dân tộc Dao nghèo vì tập tục du canh du cư kéo dài, và vì sự bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến. Cha mẹ ông lấy nhau nhưng cuộc sống vất vả mà chẳng đủ ăn, nên ông không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng cuộc sống nghèo đã không làm cho tâm hồn ông chai sạn mà ngược lại do từ nhỏ ông đã được tắm gội trong những làn điệu dân ca dân tộc Dao, những trang truyện thơ Dao trữ tình đặc sắc; trong khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nơi núi non tươi đẹp hùng vĩ, nên đã bồi đắp cho ông tâm hồn thơ phóng khoáng, với những nguồn mạch cảm xúc không bao giờ cạn. Vì thế, cả cuộc đời cùng với sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông luôn gắn bó sâu nặng với dân tộc Dao và quê hương Cao Bằng của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, Bàn Tài Đoàn đã tỏ ra rất thông minh, ông thuộc rất nhiều bài hát “Páo dung” nhưng vì nhà nghèo ông không dám đi hát “Páo dung” cùng các bạn sợ con gái chê, hàng ngày đi làm nương khác tự hát một mình trong rừng, đã có rất nhiều người bạn nhờ ông viết hộ thơ tình để hát “Páo dung”.

Ngay từ khi sinh ra ông đã được chứng kiến sự nghèo khó, áp bức bóc lột, bất công nên ông đã có một quyết tâm đó là phải làm gì để góp phần đưa dân tộc mình thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ, thoát khỏi những hủ tục lạc hậu? để tiến kịp cùng với các dân tộc anh em khác. Ông đã tự học và đọc


thông viết thạo được tiếng Nôm Dao, ông đã tìm đến và giác ngộ Cách mạng, ông đã mang những tư tưởng tiến bộ đó truyền lại cho dân tộc mình.

Bàn Tài Đoàn sớm được giác ngộ Cách mạng, ông đã hăng hái tham gia hoạt động Cách mạng ở địa phương. Với vốn hiểu về con người, về phong tục tập quán, về sinh hoạt, về tâm lý của dân tộc mình ông đã tích cực tuyên truyền tư tưởng tiến bộ, tư tưởng Cách mạng cho dân tộc Dao của mình.

Do từ nhỏ đã sớm được làm quen và tiếp xúc với chữ nôm Dao nên trong hầu hết các sáng tác của Bàn Tài Đoàn chúng ta thấy ông đều sáng tác bằng chữ nôm Dao. Đến năm 1942 khi tham gia Cách mạng ông mới được học chữ Quốc ngữ. Mặc dù, biết chữ Quốc ngữ nhưng trong những sáng tác của mình ông vẫn sử dụng chữ nôm Dao, chỉ khi những bài thơ của ông được dùng vào mục đích tuyên truyền hoặc in báo cho tất cả mọi người cùng đọc thì ông mới dịch những bài thơ đó ra chữ Quốc ngữ. Tại sao lại như vây? Có lẽ ông luôn muốn những tác phẩm của mình viết ra để phục vụ đồng bào của mình và ông muốn người Dao đọc và hiểu những tâm sự mà ông muốn gửi gắm tới đồng bào mình qua những bài thơ.

Trong suốt cuộc đời làm thơ của mình, ông đã xuất bản được 13 tập thơ đó là: Muối của cụ Hồ (1960), Xuân về trên núi (1963), Có mắt thấy đường đi (1962), Một giấc mơ (1964), Kể chuyện đời (1968),, Tháng Tám đổi mới (1971), Rừng xanh (1973), Sáng cả hai miền (1975), Gửi đồng bào Dao (1979), Nơi ta ở (1979), Bước đường tôi đi (1985), Tìm bạn rừng (1990), Bó đuốc sáng (2002). Có những tập thơ đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc như: Muối cụ Hồ (1960) Kể chuyện đời (1967) Tháng Tám đổi mới (1971).

Trong tất cả các sáng tác thơ của nhà thơ Bàn Tài Đoàn chúng ta đều có thể nhận thấy có hai mảng thơ lớn được ông tập trung thể hiện trong các sáng tác của mình, đó là: những bài thơ viết về cuộc đời hoạt động Cách


mạng gắn bó với những miền đất, gương mặt, cuộc đời mà nhà thơ đã từng đi qua, đã từng gắn bó gần gũi. Là những cảm xúc trước một cuộc đời mới, trước sự thay đổi về cách sống, cách cảm cách nghĩ của người Dao mà Cách mạng và Bác Hồ đã đem đến cho bản thân ông nói riêng và người Dao nói chung, tiêu biểu là những bài thơ: Muối cụ Hồ, Khuổi Sao, Từ rừng Trần Hưng Đạo, Gặp đồng chí Văn

Ở mảng thơ thứ hai trong thơ Bàn Tài Đoàn là những bài thơ thể trường ca, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo thể thơ cổ phong ( thể thơ 7 chữ) cổ truyền của dân tộc để phổ biến một cách nhẹ nhàng về những vấn đề thời sự hoặc nói về cuộc đời của mình, cuộc đời của các vị lãnh tụ kính yêu như Lênin, Hồ Chí Minh qua một số bài tiêu biểu trong tập thơ Đường sáng, tập thơ Kể chuyện đời. Theo nhà thơ Nông Quốc Chấn thì đây “là thể thơ vừa hiện thực vừa trữ tình, thể thơ không gò bó, từng đoạn bốn câu, mỗi câu bẩy chữ có vần bằng hoặc vần trắc ở cuối câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư”.Có thể nói đây là thể thơ thể hiện thế mạnh của nhà thơ Bàn Tài Đoàn, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào hai tập thơ Đường sáng Kể chuyện đời.

Nói đến đặc điểm thơ Bàn Tài Đoàn là người ta nghĩ ngay đến tính phô diễn và tính tự sự trong thơ ông. Tất cả các bài thơ của ông đều được sáng tác dựa trên sự quan sát, miêu tả những hình ảnh cụ thể, chân thực thông qua cách diễn đạt hết sức giản dị nhưng chứa đầy cảm xúc. Tất cả những yếu tố đó đã hoà quyện trong thơ ông tạo ra nét đặc sắc riêng rất Bàn Tài Đoàn.

Chúng ta thấy, trong 13 tập thơ của ông mỗi tập thơ thể hiện một nội dung riêng nhưng trong tất cả những tập thơ đó người đọc đều có thể nhận thấy rò một điều đó là: bản sắc văn hoá dân tộc Dao được thể hiện vô cùng cụ thể, sinh động trong toàn bộ sáng tác của ông, từ nội dung thơ đến ngôn


ngữ thơ, hình tượng thơ; đến cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt trong thơ của ông.

Có thể nói Bàn Tài Đoàn là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho thơ ca dân tộc Dao thời kỳ hiện đại nói riêng và văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Sau này, đã có khá nhiều người Dao làm thơ nhưng có lẽ chưa có một người Dao nào viết nhiều và nói nhiều những phong tục tập quán cũng như ca ngợi Cách mạng ca ngợi Đảng Bác Hồ như ông. Với những đóng góp đáng trân trọng như vậy ông xứng đáng là một “cây cao bóng cả” trong nền thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.


CHƯƠNG 2

THƠ BÀN TÀI ĐOÀN - TIẾNG NÓI TÂM HỒN ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI DAO

Như chúng ta đã biết, trong văn học nghệ thuật - bản sắc văn hoá dân tộc được biểu hiện rò nét và sâu sắc cụ thể nhất là ở chủ thể sáng tác. Bàn Tài Đoàn là một nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại, nhưng quan trọng hơn ông là một người con của dân tộc Dao đích thực, là nhà thơ nói lên tiếng nói, tâm hồn của đồng bào Dao qua những sáng tác của mình. Cả cuộc đời ông gắn bó với dân tộc, với quê hương miền núi Cao Bằng của mình và ông đã cất lên tiếng hát tâm hồn của chính dân tộc mình. Từ khi còn trẻ tuổi ông đã làm thơ cho người Dao hát “Páo dung”, đến tận lúc già người Dao vẫn đến xin thơ ông để hát. Có thể nói, thơ của ông chính là tiếng nói tâm hồn của người Dao, đồng thời là những suy nghĩ, trăn trở, những niềm vui, nỗi buồn của người Dao. Hay nói một cách khác, bản sắc Dao đã được thể hiện trong thơ ông một cách hết sức cụ thể và phong phú, bản sắc đó thấm đượm từ nội dung đến hình thức nghệ thuật trong từng sáng tác của ông.

2.1. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người miền núi trong thơ Bàn Tài Đoàn

Nhà thơ Bàn Tài Đoàn là một người con của dân tộc Dao sống ở vùng núi non Cao Bằng. Thiên nhiên miền núi cao vời, xanh thẳm nơi quê hương ông vừa là môi trường sinh sống, vừa là người bạn tâm tình, vừa là nguồn cảm hứng vô tận cho ông sáng tác. Trong các bài thơ của ông chúng ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh của rừng núi, thiên nhiên, với những cánh rừng xanh ngút ngàn hùng vĩ, những dãy núi đá thâm u mà trầm mặc nơi quê hương vùng cao Nguyên Bình của nhà thơ.


Đất châu Nguyên Bình bao la rộng Ruộng đồng thì ít, núi nhiều thay Phía nam núi đất, rừng xanh biếc Phía Bắc đá nhọn chọc trời mây

(Phai Khắt, Nà Ngần) [8, tr.42]

Xưa nay, Cao Bằng vẫn được coi là vùng đất “gạo trắng, nước trong” với những cánh đồng ruộng bậc thang trải dài trên các sườn núi dốc, những thung lũng xanh ngút ngàn bao bọc bản làng của người Dao, người Tày:

Đất Cao Bằng nước trong gạo trắng Cánh đồng, thung lũng, chim, cò bay

(Con trâu sắt) [15, tr.46]

Là một người con yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương, với tình cảm chân thành, tha thiết của mình, Bàn Tài Đoàn luôn có một cái nhìn đầy yêu thương, đầy cảm xúc đối với từng ngọn núi, dòng suối, viên đá, từng bông hoa, ngọn măng… với những mặt trời, mặt trăng… đến tiếng chim thánh thót, đến tiếng gà gáy vang vọng nơi rừng xanh … Với ông - tất cả đều là bạn, là người thân. Vì thế mà thiên nhiên trong thơ ông như có tâm hồn, có tình, có nghĩa với con người. Thiên nhiên ấy luôn gắn bó với ông, chia sẻ cùng ông bao niềm vui, nỗi buồn, bao tự hào cũng như bao nỗi xót xa chất chứa sâu thẳm trong tâm hồn ông nói riêng và tâm hồn của người Dao nói chung. Đây là hình ảnh của con suối Khuổi Sao hiền lành, đầy tôm cá, bao đời gắn bó thân thiết với đời sống của những người Dao quê hương ông:

Fáy xúi Khuổi Sao mài pé doảng Nhiều cháy dạ mài khia dạ mài Chì tào mài to màu xà xấu

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí