Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 2

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG ĐIỀU 33 HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm

1.1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

1.1.1.1. Khái quát chung về tranh chấp quốc tế

a. Tranh chấp quốc tế

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992, giải thích rò ở điểm 2 nghĩa của từ “tranh chấp” là: “đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên”[29].

Trong vụ kiện Mavrommatis case, Tòa án Công lý quốc tế giải thích rằng tranh chấp là việc bất đồng về quan điểm pháp luật hay về mặt thực tế, là tranh chấp về quan điểm pháp lý hoặc mâu thuẫn về lợi ích giữa hai người trở đi. Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế năm 1924 về vụ kiện Mavrommatis case đã giải thích về khái niệm của tranh chấp (dispute) là “Sự bất đồng về mặt pháp lý hay về thực tế, còn gọi là sự xung đột về quan điểm pháp lý hay là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa hai người trở đi” [39].

Về khái niệm tranh chấp quốc tế, theo giáo trình Luật Quốc tế của Ấn Độ, tác giả Kapoor đã nêu rò:

- Thứ nhất là sự tranh chấp giữa các quốc gia. Trường hợp có hành vi sai trái với một dân tộc hay với một quốc gia nào đó nhưng nếu chính phủ của quốc gia đó không có hành động phản ứng lại thì cũng không được coi là tranh chấp quốc tế;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Thứ hai, sự tranh chấp phải xảy ra những hành vi cụ thể từ phía quốc gia gây sự;

- Thứ ba, sự tranh chấp phải liên quan đến các đối tượng tranh chấp cụ thể của quốc gia bị hại [7].

Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 2

Căn cứ vào thực tiễn thì tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó các chủ thể tham gia vào quan hệ quốc tế có những quan điểm pháp lý và quyền lợi

mâu thuẫn với nhau. Như vậy, một tranh chấp quốc tế sẽ phát sinh khi xuất hiện các xung đột giữa các bên trong Luật Quốc tế về quyền và quan điểm pháp lý liên quan tới đối tượng tranh chấp. Tranh chấp sẽ chấm dứt khi sự xung đột này không còn tồn tại. Ngoài ra, tranh chấp quốc tế còn được khái quát là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của Luật Quốc tế thể hiện những bất đồng xung đột về những vấn đề cơ bản của Luật Quốc tế cũng như các ý kiến, quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng các quy định pháp luật quốc tế.

Tranh chấp quốc tế có nhiều loại nhưng trong công trình nghiên cứu này, học viên chỉ đề cập đến những tranh chấp quốc tế có thể gây nguy hại đến hòa bình và an ninh khu vực và thế giới mà đối tượng tranh chấp đó là: vấn đề tranh chấp về biên giới, chủ quyền lãnh thổ, việc đối đầu quân sự, việc chạy đua vũ khí hạt nhân, vấn đề can thiệp quân sự hay xung đột sắc tộc…Các tranh chấp trên luôn là mối đe dọa đến sự sống còn của nhân loại và bị Luật Quốc tế cấm, các nguy cơ phát sinh từ tranh chấp này là vấn đề mà các nhà lãnh đạo quốc gia, Liên hợp quốc, nhà làm luật quốc tế…cần hợp sức để tìm biện pháp ngăn cản trước khi nó xảy ra cũng như tìm mọi giải pháp để chấm dứt các tranh chấp bằng các nguyên tắc của Luật Quốc tế.

b. Chủ thể tranh chấp quốc tế

Điều 2 và 3 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định rằng tất cả thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên bằng biện pháp hòa bình, tức là các quốc gia thành viên Liên hợp quốc là các bên tranh chấp quốc tế, các biện pháp giải quyết trên không thể áp dụng được với tính chất của cuộc tranh chấp nội bộ của một nước nào đó như đã nêu tại Khoản 6 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc. Cũng theo Khoản 6 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc đã cho phép các quốc gia không phải thành viên Liên hợp quốc cũng có quyền hành động theo biện pháp này.

Theo Điều 34, Khoản 1 của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế quy định rằng: chỉ có các nước mới có thể là các bên trong một vụ việc đang được tòa án phân giải.

Như vậy, từ những phân tích trên có thể rút ra chủ thể của tranh chấp quốc tế đều là các các quốc gia là chủ thể của Luật Quốc tế.

1.1.1.2. Các biện pháp chủ yếu giải quyết tranh chấp quốc tế trong lịch sử quan hệ quốc tế

a. Các biện pháp bạo lực (chiến tranh) (the use of forces between states)

Trước Hiệp ước Hòa bình Briand – Kellogg 1928, trong quan hệ quốc tế, việc dùng vũ lực hay chiến tranh được coi là biện pháp hợp pháp để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Hành động xâm lược một quốc gia độc lập chủ quyền hay xâm chiếm một bộ phận lãnh thổ của nước khác được Luật Quốc tế cổ điển coi là “can thiệp – Intervention”. Trong các loại mô hình can thiệp đó, việc sử dụng lực lượng vũ trang đánh chiếm lãnh thổ của quốc gia khác thậm chí có thể dẫn đến hệ quả là xóa bỏ cơ cấu tồn tại của quốc gia bị thua trận [39].

Những chế định điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế cổ điển đã được thay đổi đáng kể và bị thay thế bởi Hiệp ước Briand – Kellogg 1928 và sự ra đời của Hiến chương Liên hợp quốc.

Trước khi có định ước quốc tế về từ bỏ chiến tranh, chế định về chiến tranh đã bổ sung cho luật quốc tế nhiều chức năng trái ngược nhau. Khi nào có sự vắng mặt của cơ chế quốc tế để thi hành pháp luật thì chiến tranh trở thành phương tiện tự lực của các quốc gia nhằm tạo hiệu lực cho những yêu sách mà họ tự cho là phù hợp với Luật Quốc tế hay còn gọi đó là việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của quốc gia. Trong Luật quốc tế đã xuất hiện 2 khái niệm về chiến tranh, đó là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.

Như Giáo sư Henton viết “…không còn nghi ngờ gì nữa, đã có phê bình đối với sự khác thường của luật quốc tế vì việc thành lập các nguyên tắc về qui tắc xử sự quốc tế trong thời bình nhưng lại không cấm các quốc gia dùng chiến tranh xâm lược “aggression” chống lại trật tự quốc tế” [39].

Việc giải thích ban đầu về sự phân biệt thế nào là chiến tranh chính nghĩa (just wars – mà được pháp luật quốc tế cho phép, ủng hộ) và chiến tranh phi nghĩa (unjust wars – tự coi là ngoài vòng pháp luật) là rất phức tạp. Khi chiến tranh xảy ra giữa hai quốc gia, các bên thứ ba luôn muốn tránh tham ra chiến tranh với các bên tham chiến mà không nhất thiết cần quyết định chiến tranh nào là chính nghĩa và có

thể, chẳng có ai nói đến sự khác thường đó đã vô hiệu hóa luật pháp quốc tế. Thực ra, các quốc gia cùng tuân theo Luật Quốc tế về hòa bình nhưng nếu họ biết là lợi ích quốc gia của họ sẽ gặp nguy cơ nghiêm trọng thì họ sẽ có hành động sử dụng bạo lực (dùng chiến tranh) để bào chữa lợi ích của họ và thành lập những nguyên tắc mới cho những quan hệ mới trong một trật tự quốc tế, sẽ sửa đổi lại những nghĩa vụ quốc tế khác nhau.

Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý”

Điều 2 Khoản 4 của Hiến chương Liên hợp quốc ghi rò “tất cả các thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc”.

Tuy nhiên, Hiến chương Liên hợp quốc không cố gắng đặt thuật ngữ “chiến tranh” hay “xâm lược” ra ngoài vòng pháp luật, Hiến chương chỉ cấm việc đe dọa hay sử dụng vũ lực.

Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc cho phép Hội đồng Bảo an có quyền quy định những tồn tại của mối đe dọa nào đến hòa bình, vi phạm hòa bình hay hành vi xâm lược và có kiến nghị hay quyết định chọn những kế hoạch nhằm duy trì, khôi phục nền hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 51 Hiến chương “không có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công vũ trang...), xét về mặt pháp lý điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc cũng có nhiều cách giải thích trái ngược nhau với Điều 2 Khoản 4 Hiến chương. Điều 2 khoản 4 cấm các quốc gia đe dọa bằng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhưng Điều 51 lại cho phép các nước thành viên được quyền tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể chính đáng nếu bị tấn công vũ trang...Điều này dẫn tới một số nước nhất là Hoa Kỳ hay lợi dụng đưa quân can thiệp gây tội ác khắp nơi với cái cớ là giúp đồng minh của Mỹ chống khủng bố,

chống lại sự đe dọa hay sự tấn công vũ trang của nước thứ 3. Ví dụ, Mỹ đã gây chiến tranh tại Việt Nam với cái cớ là giúp ngụy quyền Sài Gòn chống Bắc Việt, vụ Mỹ can thiệp quân sự chống Nicaragia 1984 hay tại Iraq...

Điều 42 của Hiến chương đã nêu rò về việc cho phép sử dụng vũ lực trong khuôn khổ Liên hợp quốc để giải quyết các tranh chấp quốc tế như “...những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong tỏa và những cuộc hành quân khác do các lực lượng hải lực, không quân của thành viên Liên hợp quốc thực hiện”. Chỉ lợi dụng nội dung Điều 42 trên, tại chiến tranh Triều Tiên (1951- 1953) một số nước thành viên thường trực Liên Hợp quốc đã mượn cớ cho phép Mỹ đứng ra đưa đội quân Liên hợp quốc (90% là lực lượng của Mỹ và 10% là lực lượng của 15 quốc gia đồng minh của Mỹ) ồ ạt vào tham chiến chống lại nhân dân Triều Tiên mà không quan tâm đến các biện pháp hòa bình, giải quyết tranh chấp quốc tế như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác kêu gọi giải quyết từ ngày đầu của cuộc khủng hoảng.

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế cho thấy, một số trường hợp sử dụng vũ lực được coi là ngoại lệ được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, đó là những trường hợp sau:

- Tự vệ cá nhân và tự vệ tập thể (Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc);

- Cấm vận, trả đũa dưới sự cho phép của Liên hợp quốc (Liby, Sudng, Iraq,...);

- Can thiệp quân sự vì mục đích khôi phục nhân quyền (Đông Timo).

Tuy nhiên, những trường hợp sử dụng vũ lực nói trên đều phải được thông báo cho Hội đồng Bảo an ngay lập tức để Hội đồng bảo an quyết định can thiệp tái thiết và duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

b. Các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế

Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp của họ bằng những biện pháp làm sao để khỏi gây sự đe dọa cho hòa bình, an ninh thế giới và công lý”.

Theo Công ước Lahay 1907, Định ước Hội quốc liên 1928, Định ước 1949, Tuyên bố Manila 1982, khoản 1 Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố

của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 nêu lên một số biện pháp hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế mà chúng ta có thể phân loại thành nhóm như sau:

- Đàm phán ngoại giao trực tiếp;

- Các biện pháp hòa giải (trung gian, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải);

- Các biện pháp tư pháp (trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế);

- Giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức quốc tế hoặc trên cơ sở dàn xếp của tổ chức khu vực;

- Những biện pháp hòa bình khác mà các bên tự chọn.

Theo cách phân loại trên, chúng ta có thể thấy các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế có thể là biện pháp mà các bên trực tiếp giải quyết (đàm phán trực tiếp), hay có thể là biện pháp nhờ vào sự can thiệp của bên thức ba – gián tiếp (điều tra, trung gian, hòa giải), có thể là biện pháp nhờ vào sự can thiệp của cơ quan tư pháp quốc tế (trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế) và cuối cùng là nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và tổ chức khu vực. Vai trò của Tổng thư ký Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng rất quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.

Theo tinh thần của Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế đã nêu rò tranh chấp quốc tế sẽ được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và phù hợp với các nguyên tắc khác của luật quốc tế.

Luật Quốc tế hiện đại chưa quy định được một giải pháp nhất định nào cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế mà chỉ nêu lên một số biện pháp thông dụng nhất dành cho các quốc gia quyền tự do lựa chọn những biện pháp hòa bình khác hợp lý, có lợi và chấp nhận được. Trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình và giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia cũng không bắt buộc các bên tranh chấp phải nhất thiết sử dụng biện pháp nào. Quyền lựa chọn giải pháp thuộc về các bên tranh chấp miễn là họ có thể chấm dứt được chiến tranh một cách hòa bình.

Luật Quốc tế đã đề ra nhiều biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế cho các quốc gia tranh chấp lựa chọn. Việc lựa chọn biện pháp này hay khác, thậm chí cả sự kết hợp giữa các biện pháp là tùy thuộc vào các ý chí của các

bên tranh chấp, sự lựa chọn phải phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan để chọn ra giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế cho thấy, biện pháp đàm phán ngoại giao trực tiếp là biện pháp thường được sử dụng rộng rãi và đầu tiên để giải quyết tranh chấp quốc tế. Đàm phán ngoại giao trực tiếp có thể được áp dụng ban đầu của tiến trình hòa bình giải quyết tranh chấp hoặc áp dụng vào giữa hay giai đoạn cuối của tiến trình giải quyết, khi nào đàm phán không mang lại kết quả thì các bên tranh chấp mới sử dụng các biện pháp hòa bình khác. Trong khi đàm phán trực tiếp hay gián tiếp không mang lại kết quả và không chấm dứt được tranh chấp thì các bên tranh chấp phải nhờ đến cơ quan pháp lý quốc tế (Trọng tài quốc tế - Tòa án quốc tế) để giải quyết hoặc nhờ các tổ chức quốc tế nhất là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giải quyết theo tinh thần của Hiến chương Liên hợp quốc.

1.1.2. Áp dụng pháp luật

Theo từ điển Black’s Law, từ “áp dụng” (apply) có thể được hiểu theo nghĩa là đưa vào sử dụng với một vụ việc của chủ thể riêng biệt (áp dụng pháp luật trong thực tế). Trong cuốn từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam xuất bản năm 1992, từ “áp dụng” có thể được hiểu là “Đem dùng trong thực tế điều đã nhận thức được”. Từ các cách hiểu về từ “áp dụng” trong hai từ điển trên có thể hiểu một cách nôm na rằng áp dụng pháp luật là đem pháp luật ra dùng trong thực tế [29].

Đối với pháp luật trong nước, hoạt động áp dụng pháp luật có thể được hiểu là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật trong nước vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Đối với các quy phạm pháp luật quốc tế, yêu cầu áp dụng pháp luật là hoạt động tất yếu của các chủ thể, tuy nhiên, khác với hoạt động áp dụng pháp luật trong nước, việc áp dụng pháp luật quốc tế là một hoạt động chỉ có thể có của các chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm chủ yếu là các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế mà không chỉ giới hạn ở hoạt động của các cơ quan tài phán.

Từ khái niệm về áp dụng pháp luật trong nước, có thể hiểu áp dụng pháp luật quốc tế là quá trình các chủ thể luật quốc tế, thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do luật quốc tế quy định) để thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. Quá trình này được tiến hành bằng nhiều hoạt động pháp lý có liên quan với nhau trong yêu cầu chung là đảm bảo lợi ích riêng của từng chủ thể phù hợp với lợi ích chung của cả cộng đồng, hướng đến phát triển và ngày càng hoàn thiện Luật Quốc tế.

Về phương diện pháp lý, hoạt động áp dụng pháp luật thực chất là quá trình hiện thực hóa các quy định pháp luật vào đời sống sinh hoạt quốc tế. Hoạt động này diễn ra bằng hành vi pháp luật của chủ thể Luật Quốc tế, theo cơ chế chung hoặc riêng, trong từng lĩnh vực mà Luật Quốc tế điều chỉnh. Tính chất của hoạt động này có thể thể hiện dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoặc là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ thể để không tiến hành những hoạt động trái với quy định của Luật Quốc tế, gây ảnh hưởng đến trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của chủ thể khác [24].

Việc áp dụng pháp luật quốc tế thể hiện đặc trưng mang tính bản chất là thông qua cơ chế thỏa thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia. Vì vậy, không có cơ chế mang tính quyền lực quốc tế áp đặt cho quá trình trên, trừ những cơ chế kiểm soát quốc tế trong những lĩnh vực nhất định, có sự thỏa thuận của các quốc gia. Trong thực tiễn áp dụng luật quốc tế, các quốc gia phải tự điều chỉnh trên cơ sở các quy định chung của chủ thể luật quốc tế và những nghĩa vụ cá thể phát sinh từ tư cách thành viên điều ước quốc tế hay tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, trong lĩnh vực luật quốc tế về quyền con người, bên cạnh cơ chế quốc tế nhằm duy trì các hoạt động bảo vệ, phát triển các quyền con người cơ bản mà luật quốc tế quy định, từng quốc gia đều xây dựng cơ chế quốc gia (theo quy định của luật quốc tế) để đảm bảo cho các quyền con người cơ bản được thực hiện ở quốc gia đó. Việc tạo dựng và duy trì hoạt động của cơ chế quốc gia trong lĩnh vực nhân quyền là nghĩa vụ và trách nhiệm của từng quốc gia.

Hiện nay, việc thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế hoặc tổ

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí