Vị Trí, Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Điều 33 Hiến Chương Liên Hợp Quốc Trong Giải Quyết Các Tranh Chấp Quốc Tế

chức quốc tế đang đặt ra những vấn đề lý luận và thời sự cấp thiết, trong đó, yêu cầu về xây dựng, bảo đảm môi trường pháp luật và thể chế quốc gia đối với các cam kết quốc tế của quốc gia trong khuôn khổ quan hệ giữa các quốc gia với nhau hoặc trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đang trở thành mối quan tâm chung của yêu cầu thực thi luật quốc tế. Khi các quy định của Luật Quốc tế không được một chủ thể thực thi theo đúng yêu cầu (tức là có sự vi phạm về nghĩa vụ thành viên hoặc vi phạm quy định của luật quốc tế) thì pháp luật sẽ ràng buộc chủ thể vi phạm vào những trách nhiệm pháp lý quốc tế cụ thể để buộc chủ thể đó phải có nghĩa vụ trong việc khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế đã bị xâm hại.

Luật quốc tế có các chế tài nhưng việc áp dụng chế tài của Luật Quốc tế do chính quốc gia tự thực hiện bằng những biện pháp riêng lẻ hoặc tập thể (và nhiều trường hợp do cơ quan tài phán quốc tế thực hiện). Các biện pháp chế tài do quốc gia áp dụng trong trường hợp có sự vi phạm quy định luật quốc tế của một chủ thể khác, chẳng hạn như cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử dụng các biện pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại…và ngoại lệ nữa là sử dụng các sức mạnh quân sự để thực hiện quyền tự vệ hợp pháp hoặc để chống lại hành động tấn công vũ trang. Hiện nay, Luật Quốc tế mở rộng các biện pháp chế tài do các tổ chức quốc tế đảm nhiệm, với vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc [24].

Tóm lại, các chủ thể luật quốc tế áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo cho việc thực hiện và tôn trọng đầy đủ các quy định của luật này. Bên cạnh việc sử dụng điều ước quốc tế và các biện pháp pháp lý khác, các chủ thể luật quốc tế còn tận dụng đến những yếu tố chính trị - xã hội để tạo động lực cho việc áp dụng Luật Quốc tế.

* Hoạt động áp dụng Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc: Từ những phân tích nêu trên về hoạt động áp dụng pháp luật, có thể hiểu việc áp dụng Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc là hoạt động của các quốc gia trong mối quan hệ phát sinh tranh chấp quốc tế. Khi tranh chấp quốc tế phát sinh, các quốc gia (là thành viên hoặc không phải thành viên Liên hợp quốc) có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp trong hòa bình mà cụ thể là lựa chọn việc áp dụng biện pháp nào trong số các biện

pháp hòa bình được nêu trong Điều 33 Hiến chương để giải quyết tranh chấp. Do đó, việc áp dụng Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong trường hợp phát sinh tranh chấp chính vừa là nghĩa vụ vừa là một dạng xử sự tích cực của các quốc gia nhằm phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại.

1.2. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của Điều 33 Hiến chương Liên Hợp quốc trong giải quyết các tranh chấp quốc tế

1.2.1. Vị trí của Điều 33 trong Hiến chương Liên Hợp quốc

a. Vài nét khái quát về Hiến chương Liên Hợp quốc

Hiến chương Liên Hợp quốc được ký kết vào ngày 26/6/1945 ở SanFrancisco (Hoa Kỳ) tại phiên họp kết thúc Hội nghị quốc tế về vấn đề thành lập Liên hợp quốc và chính thức có hiệu lực ngày 24/10/1945 sau khi đã được đa số các nước ký kết phê chuẩn.

Dưới góc độ pháp lý quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc chỉ là một điều ước quốc tế đa phương phổ cập nhưng trong hệ thống pháp luật quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc có một vị trí đặc biệt quan trọng. Các yếu tố cơ bản khẳng định ý nghĩa và vai trò không thể thiếu của Hiến chương trong đời sống quốc tế bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Hiến chương Liên hợp quốc chính là văn bản pháp lí quốc tế khai sinh ra Liên hợp quốc - một tổ chức quốc tế mà sự ra đời và tồn tại của nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển của cộng đồng quốc tế. Với 111 điều khoản và bản Quy chế hoạt động của Tòa án quốc tế - bộ phận cấu thành của Hiến chương Liên hợp quốc (theo quy định của Điều 92 Hiến chương), Hiến chương quy định việc thành lập Liên hợp quốc, khẳng định mục đích, cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Với sự tham gia đông đảo của các quốc gia độc lập có chủ quyền có chế độ chính trị xã hội, trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn hóa…khác nhau, uy tín và hiệu quả từ các hoạt động trên khắp các lĩnh vực của đời sống quốc tế của Liên hợp quốc trong những năm qua là điều không thể phủ nhận. Mặc dù còn những tồn tại nhưng Hiến chương luôn là căn cứ pháp lý vững chắc cho mọi hoạt động của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động.

- Hiến chương Liên hợp quốc là nguồn pháp lý quan trọng nhất của Luật Quốc tế và cũng thường xuyên được viện dẫn trong các quan hệ hợp tác quốc tế. Vấn đề này được thể hiện rất rò không chỉ trong thực tiễn quốc tế mà ngay cả trong không ít các điều ước quốc tế song phương và đa phương, Hiến chương cũng thường được viện dẫn như một căn cứ đánh giá tính hợp pháp của các hành vi cũng như của các quy định trong các văn bản pháp lí quốc tế. Trong đa phần các điều ước quốc tế hiện nay điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác đa dạng giữa các quốc gia như chính trị, kinh tế, khoa học…hầu như đều ghi nhận sự phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc. Đặc biệt nội dung của Điều 2 Hiến chương quy định về các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, một số nguyên tắc như: Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực…chính là các quy phạm jus congens mà các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế đều phải tuân thủ.

Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 3

- Trong mối tương quan với các điều ước quốc tế khác, nếu có sự xung đột giữa những nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương Liên hợp quốc với những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế khác thì các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương luôn được thi hành.

Việc khẳng định thứ bậc ưu tiên cho các quy định của Hiến chương so với các quy định trong các điều ước quốc tế khác khi có sự xung đột về nghĩa vụ còn được thừa nhận cả trong một số điều ước quốc tế quan trọng khác. Tại điều 30 Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia khi quy định về “thi hành điều ước quốc tế kế tiếp nhau về cùng một đối tượng điều chỉnh”, ở khoản 1 cũng đã thừa nhận Điều 103 Hiến chương Liên hợp quốc khi ghi nhận “Ngoài các quy định của Điều 103 Hiến chương Liên hợp quốc…”. Có thể so sánh thứ bậc của các quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc với các quy định trong các điều ước quốc tế khác cũng tương tự như thứ bậc của các quy định trong Hiến pháp với các quy định của các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Hiện nay, mặc dù số lượng các điều ước quốc tế được kí kết là rất lớn, nội dung thỏa thuận trong các điều ước cũng rất đa dạng nhưng hiện tượng “xung đột” giữa nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chương với nghĩa vụ phát sinh từ các

điều ước quốc tế khác hầu như ít gặp trong thực tiễn. Rò ràng là các quy định trong Hiến chương chính là những chuẩn mực, những căn cứ pháp lý chính xác và tin cậy cho các quốc gia khi tham gia vào đời sống quốc tế. Là một điều ước quốc tế, Hiến chương đã không chỉ dung hòa lợi ích cơ bản của các quốc gia thành viên mà còn đáp ứng được đòi hỏi của cộng đồng quốc tế, phản ánh được xu thế phát triển của giao lưu và hợp tác quốc tế. Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, sự nhìn nhận giá trị pháp lý vượt trội của các quy định trong Hiến chương nói riêng và toàn bộ bản Hiến chương nói chung là điều tất yếu và được các quốc gia thừa nhận rộng rãi [21].

Chính vì vậy, Hiến chương Liên hợp quốc luôn là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động vì hòa bình và phát triển của Liên hợp quốc nói riêng cũng như của cộng đồng quốc tế nói chung.

b. Vị trí Điều 33 trong Hiến chương Liên hợp quốc

Điều 33 bao gồm 2 khoản, được quy định tại Chương VI: “Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế” của Hiến chương Liên hợp quốc. Như đã phân tích ở trên, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, việc quy định một chương riêng về biện pháp để giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Hiến chương Liên hợp quốc là một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu. Tại Điều 33 Hiến chương quy định:

1. Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.

2. Hội đồng Bảo an, nếu thấy cần thiết, sẽ yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng biện pháp nói trên [30].

Quy định này đã nêu cụ thể các biện pháp để giải quyết tranh chấp quốc tế theo phương thức hòa bình, cũng chính là sự cụ thể hóa tinh thần chính của Hiến chương Liên hợp quốc được quy định tại Chương I Hiến chương. Theo đó, để giải quyết tranh chấp quốc tế, Hiến chương khẳng định việc ưu tiên sử dụng các biện pháp

hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm biện pháp bằng con đường ngoại giao như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải hoặc bằng con đường của các cơ quan tài phán như trọng tài, tòa án hoặc những tổ chức, hiệp định khu vực, chỉ trong trường hợp cần thiết trong khuôn khổ của Hiến chương, các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường vũ trang hoặc phi vũ trang khác mới được áp dụng.

Việc quy định các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc còn là sự thể hiện mối quan hệ đồng nhất giữa các quy định khác của Hiến chương nhằm thực hiện mục tiêu giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế của Liên hợp quốc.

1.2.2. Mối quan hệ giữa Điều 33 Hiến chương Liên Hợp quốc với nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của Luật Quốc tế, là nghĩa vụ pháp lý của tất cả các quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế.

Về phương diện khoa học Luật Quốc tế, hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể của Luật Quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm những cơ chế, biện pháp hoặc phương thức được các chủ thể luật quốc tế sử dụng nhưng không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Hiến chương Liên hợp quốc ra đời, theo đó, ngay tại Điều 2 Khoản 3 Hiến chương đã quy định: Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý. Như vậy, theo Hiến chương Liên hợp quốc, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, là nghĩa vụ pháp lý của tất cả các quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế. Mặt khác, cùng với những quy định cơ bản về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức hoạt động của Liên hợp quốc, quy chế thành viên, các cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hiến chương cũng đã xác lập hệ thống biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc. Với ý nghĩa là văn bản pháp lý có giá trị điều chỉnh cao, việc cụ thể hóa các biện pháp để giải quyết hòa bình tranh

chấp quốc tế tại Điều 33 của Hiến chương cũng chính là sự cụ thể hóa của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp trên thực tế.

Mối quan hệ giữa Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc với nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được thể hiện không chỉ trong Hiến chương Liên hợp quốc mà còn trong cả các văn bản pháp lý quốc tế khác, cụ thể:

Tại Điều 1 tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1970, khi quy định về nội dung của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranhh chấp có nêu rò “...Mọi quốc gia do vậy sẽ tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án; sử dụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc bằng những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn”.

Điều 279 Mục 1 Chương XV Công ước Luật Biển năm 1982 cũng quy định: “ Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hòa bình theo đúng Điều 2 Khoản 3 Hiến chương Liên hợp quốc, và vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các biện pháp đã được nêu tại Điều 33, khoản 1 của Hiến chương”.

Có thể nói, trong luật pháp quốc tế, việc sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp được nêu tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc chính là một trong những yêu cầu của việc tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, Liên hợp quốc đảm bảo mọi quy định của Hiến chương Liên hợp quốc đều được các quốc gia thành viên cũng như không phải thành viên tuân thủ thực hiện. Chính vì vậy, việc quy định các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế tại Điều 33 Hiến chương cũng chính là một trong những biện pháp nhằm hiện thực hóa nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp trên thực tiễn đời sống pháp luật.

1.2.3. Ý nghĩa của Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong giải quyết tranh chấp quốc tế

Thứ nhất, việc quy định cụ thể các biện pháp để giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc là cơ sở để giải quyết các xung đột, mâu

thuẫn về lợi ích của các chủ thể luật quốc tế, nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Thứ hai, Hiến chương Liên hợp quốc được coi là văn bản pháp lý quốc tế điển hình, có hiệu lực áp dụng và thực thi cao nhất, ngay tại Khoản 6 Điều 2 Hiến chương đã quy định Liên hợp Quốc sẽ đảm bảo rằng các quốc gia không phải là thành viên cũng hành động theo những nguyên tắc này, nếu như điều đó là cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Do đó, quy định này có thể được coi là một trong những vũ khí pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể, nhất là các quốc gia đang phát triển khi tham gia quan hệ pháp lý quốc tế, tạo điều kiện cho các nước yếu thế hơn được đối xử công bằng khi phát sinh các xung đột lợi ích với quốc gia khác.

Thứ ba, Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc tạo cơ sở để xây dựng các quy phạm pháp luật về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế của các điều ước quốc tế khác như quy định về giải quyết tranh chấp tại các điều ước quốc tế song phương, đa phương giữa các quốc gia hoặc của các tổ chức quốc tế.

Chương 2

NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 33 HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC


2.1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế phi tài phán

2.1.1. Biện pháp đàm phán

Có thể nói rằng, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế thực chất là diễn đàn ngoại giao do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp thương lượng, thỏa thuận tìm kiếm giải quyết hòa bình các tranh chấp có liên quan.

Thực tiễn quan hệ quốc tế tồn tại nhiều loại hình đàm phán quốc tế như tư vấn, tham vấn, tham khảo ý kiến, trao đổi ý kiến, hội nghị. Luật Quốc tế không quy định quy tắc tiến hành đàm phán, giải quyết tranh chấp mà tất cả các vấn đề liên quan đến đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ do các quốc gia là các bên tranh chấp chủ động xây dựng hoặc dựa vào sự tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia khác.

Mục đính, thành phần, cấp tham gia cũng như hình thức của đàm phán do chính các quốc gia hữu quan thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, việc tiến hành đàm phán, kết quả của đàm phán phải hoàn toàn theo nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, không dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Đàm phán có thể được tiến hành theo mô hình đàm phán song phương, có thể trực tiếp hoặc thông qua việc trao đổi công hàm.

Đàm phán có thể diễn ra ở cấp các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, đại diện toàn quyền của các nhà nước hoặc thông qua các hội nghị ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia ở nước ngoài… Trong đó, các cuộc đàm phán cấp cao thường thảo luận các vấn đề cơ bản làm phát sinh tranh chấp giữa các quốc gia hữu quan và có vai trò quyết định. Kết quả đàm phán trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào uy tín, trình độ, kiến thức chuyên môn sâu rộng và uyên bác của những người thay mặt các quốc gia tham gia đàm phán. Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế thường kết thúc bằng việc các bên tranh chấp sẽ ký kết một trong các loại văn kiện quốc tế như Bản ghi nhớ (l’aide mesmoire), Nghị quyết (la resvolution, la descision); Hiệp ước, Hiệp định (le traité depaix, l’accord)…[7].

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí