Phân Loại Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Theo Cách Phân Ngành Của Liên Hợp Quốc


trưởng (hành vi tham gia tăng trưởng) thì các ngành sản xuất ra các sản phẩm vật chất và các ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ có quan hệ khăng khít với nhau theo một tương quan nhất định. Đặc trưng tiêu biểu nhất là các ngành dịch vụ phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất vật chất.

Khi xem xét cơ cấu ngành kinh tế, chúng ta cũng phải chú ý đến tỷ trọng hay mức đóng góp của các sản phẩm chủ lực cho nền kinh tế, cũng như của các sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao. Nếu như các sản phẩm này chiếm tỷ trọng càng lớn thì nền kinh tế càng tốt và ngược lại. Một nền kinh tế được xem là phát triển phải có các ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn trong GDP (trên 30%). Mặt khác, phải chú ý đến cơ cấu nội bộ của các ngành kinh tế. Tính hợp lý trong nội bộ của các ngành và cơ cấu ngành kinh tế sẽ bảo đảm tính hiệu quả cho sự phát triển nền kinh tế.

Cơ cấu giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ quan hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối, hài hoà giữa các mặt, giữa đầu vào và đầu ra. Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân luôn vận động và phát triển, việc phân tích và đưa ra hướng điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế thích hợp trong quá trình đổi mới là cần thiết.

1.1.2.2. Phân loại cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của Liên Hợp Quốc

Theo cách phân ngành quốc tế sử dụng trong các khu vực các ngành có sự điều chỉnh khác biệt so với phân ngành của Tổng cục Thống kê. Vì vậy, có thể nhìn nhận nền kinh tế tổng hòa như của ba khu vực sau:

Khu vực I (Ngành nông nghiệp) gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp khai mỏ.

Khu vực II (Ngành công nghiệp) gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, công nghiệp lọc dầu.


Khu vực III: (Ngành dịch vụ) gồm các ngành thương mại, du lịch, giao thông vận tải, tài chính ngân hàng, bưu điện, xây dựng và các ngành dịch vụ khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về phương diện lí luận cho thấy, sự phân ngành của Liên Hợp Quốc sử dụng có sự khác nhau so với phân ngành của Tổng cục Thống kê trong ba khu vực; cụ thể, khu vực I thêm ngành khai mỏ được cắt đi từ khu vực II và khu vực III bổ sung thêm ngành xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước. Khu vực I thể hiện sự phát triển chủ yếu dựa vào tự nhiên giá trị gia tăng thấp, ở giai đoạn đầu của sự phát triển thì khu vực này luôn chiếm tỉ trọng cao. Khu vực II thể hiện trình độ kĩ thuật, công nghệ sản xuất của một nước khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn; một nước có nền khoa học kĩ thuật, công nghiệp lớn mạnh, phát triển thường tỉ trọng khu vực II cao trong nền kinh tế. Khu vực III thể hiện sự phát triển hơn nữa của một nền kinh tế phát triển cao với các ngành dịch vụ huyết mạch, hiện đại của một nền kinh tế.

Theo xu hướng phát triển hiện đại của một nền kinh tế thì giai đoạn đầu của sự phát triển khu vực I chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác thường phát triển mạnh, chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Sau đó, khi khoa học-công nghệ, công nghiệp chế biến phát triển , năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn thì khu vực II tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. Khi một nền kinh tế phát triển cao thì dịch vụ phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển hơn nữa của toàn bộ nền kinh tế và lúc này khu vực III thường chiếm tỉ trọng cao nhất trong nền kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 3

Việc phân tích cơ cấu của nền kinh tế theo các khu vực dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội, tuy nhiên vẫn chưa thể thấy rò những hạt nhân cần có của chính cơ cấu. Không phải khi nào tỷ trọng công nghiệp cao cũng nói lên cơ cấu kinh tế hiện đại hoặc cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Chẳng hạn, khi tỷ trọng công nghiệp chiếm trong GDP lớn và tỷ lệ nông, lâm, thủy sản qua chế biến tuy cao nhưng năng suất lao động thấp, ngân sách thu được ít, để tạo ra


một đơn vị GDP cần mức tiêu hao điện năng lớn... thì cơ cấu kinh tế đó không hiệu quả .[33, tr.100].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là hướng tới một cơ cấu ngành hợp lý đã xác định. Vì thế, việc xác định cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, phù hợp với các giai đoạn phát triển, nhằm phát huy cao nhất lợi thế của ngành kinh tế là khâu vô cùng quan trọng, không những góp phần đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh, mà còn bền vững. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nhịp độ và quy mô tăng trưởng kinh tế. Sự chuyển dịch và hình thành một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý tạo tiền đề vật chất cho sự tăng hiệu quả của nền kinh tế. Và chính sự tăng trưởng của nền kinh tế do có cơ cấu ngành hợp lý là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện hơn nữa cơ cấu ngành kinh tế để phát triển bền vững trong tương lai.

Để xác định một quốc gia đã thuộc vào nhóm các nước phát triển hay chưa, chúng ta cần dựa trên kết quả phân tích cơ cấu giữa các nhóm ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp và so sánh với cách phân ngành của Liên Hợp Quốc để đánh giá chính xác hơn xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta hiện nay. Theo nhiều nhà kinh tế, một nước khi các ngành phi nông nghiệp chiếm trên 85% lao động xã hội và tạo ra khoảng trên 80% GDP thì nước đó được coi là quốc gia phát triển.

Cơ cấu giữa hai nhóm ngành sản xuất vật chất và khối sản xuất sản phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu kỹ nhằm phát huy toàn diện, đầy đủ quan hệ giữa chúng làm cho nền kinh tế có sức mạnh tổng hợp, phát triển cân đối, hài hòa giữa các mặt, giữa đầu vào và đầu ra.

Cơ cấu kinh tế ngành cũng được thể hiện trên các mặt xác định:

- Phương hướng sản xuất của toàn bộ cơ cấu, trong đó phương hướng sản xuất của các ngành làm điều kiện cho nhau;


- Quy mô và tỷ lệ giữa các ngành được tính dựa vào vốn đầu tư xây dựng cơ bản, số lượng lao động, khối lượng sản phẩm, giá trị tài sản cố định…;

- Các hình thức kết hợp giữa các ngành sản xuất: liên kết sản xuất, liên kết kinh tế… để đảm bảo cho cơ cấu hoạt động.

Những quan hệ tỷ lệ và các mặt biểu hiện có thể được xác định của cơ cấu ngành kinh tế chứng tỏ tính tất yếu khách quan, và tính quy luật của sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế không phải là một phạm trù hay khái niệm có tính chất tự thân; bản thân nó chỉ là biểu hiện sự vận động nội tại của một hiện tượng hay đối tượng kinh tế mà thôi. Vì vậy, cơ cấu kinh tế ngành chính là biểu hiện của một tỷ lệ giữa các ngành, là biểu hiện của sự huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có của một địa phương, một doanh nghiệp hay một ngành cụ thể.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Quá trình phát triển kinh tế đồng thời cũng là quá trình làm thay đổi cơ cấu kinh tế tỷ lệ về số lượng và chất lượng. Sự ổn định của cơ cấu kinh tế chỉ là tương đối, nó thường xuyên ở trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Sự biến đổi ấy phụ thuộc vào cả những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, như: điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, trình độ phân công lao động xã hội, sự liên kết hợp tác kinh tế và nhân tố chủ quan của nhà nước… Trong những điều kiện ấy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đặc biệt là khoa học, công nghệ. C.Mác đã chỉ rò tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ sẽ làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế.[2]. Như vậy, với sự biến đổi tổ chức phân công lao động và sự phát triển khoa học, công nghệ mà nó được triển khai, ứng dụng vào quá trình sản xuất, tất yếu sẽ làm cho cơ cấu kinh tế biến đổi.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự biến đổi vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận trong ngành, các vùng, các thành phần của nền kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và tự nhiên của một nước trong một giai đoạn nhất định.

Mục tiêu của sự chuyển dịch là đạt được sự hài hòa, hợp lý giữa các bộ phận trong một chỉnh thể thống nhất của nền kinh tế quốc dân hay của khu vực nào đó. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánh được sự tác động của quy luật khách quan và phù hợp với các quy luật phát triển khách quan đó. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc các quy luật ấy, người ta phân tích và đánh giá những xu thế phát triển để tìm ra phương án thay đổi cơ cấu có hiệu lực nhất trong từng điều kiện cụ thể.

Ngày nay, kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Sự khẳng đinh này là bước tiến quan trọng trong lí luận nhận thức và tư duy chính sách kinh tế. Thực tế, những quốc gia đạt mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng cơ cấu của nền kinh tế vẫn ít có sự thay đổi, thậm chí có sự tách rời giữa khu vực sản xuất công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp lạc hậu; vì vậy, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khó vẫn không chia sẻ những thành quả của tăng trưởng kinh tế.

Trong quá trình phát triển, tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng, nhất là công nghiệp chế biến trong khi tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn và thay thế những khu vực sản xuất kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp. Đặc biệt, một vài thập kỉ gần đây, sự phát triển của khu vực dịch vụ được xem là một trong những đặc trưng mới của xu hướng phát triển


thế giới nên cách tiếp cận vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong quá trình phát triển nền kinh tế có những thay đổi.

Tuy nhiên, phải lưu ý đến tính khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang tính qui luật thông qua các xu hướng dưới đây:

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu của kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hóa, tức là từ một nền kinh tế có kết cấu giản đơn sang nền kinh tế có mối quan hệ phức tạp và ở một trình độ cao hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc tận dụng, khai thác lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối, tranh thủ sự phân công lao động quốc tế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này được nhiều quốc gia chọn lựa.

- Xu hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nguyên nhân là do chi tiêu cho các loại hàng hóa thiết yếu sẽ giảm khi thu nhập tăng. Do vậy, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ sẽ phát triển nhanh hơn nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, do đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi và đất canh tác có tác hại nên nông nghiệp phát triển chậm hơn công nghiệp và dịch vụ.

- Xu hướng đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người luôn tịnh tiến cùng với thu nhập. Chính quy luật thị trường và lợi ích là động lực tác động đến sản xuất, làm cho sản xuất phát triển nhanh theo xu hướng đa dạng hóa sản phẩm.‌

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một quá trình khách quan và tất yếu, gắn liền với sự biến đổi không ngừng của các yếu tố, bộ phận và những quan hệ hợp thành của nền kinh tế quốc dân.

1.3. Các chỉ tiêu và nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Cơ cấu kinh tế phản ánh cả về lượng lẫn về chất mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành của nền kinh tế khi đánh giá quá trình chuyển


dịch cơ cấu kinh tế. Cần chú ý cả những quan hệ tỷ lệ về mặt lượng cũng như phân tích sự thay đổi về chất (theo quan điểm lượng đổi chất đổi) của các mối tương quan ấy. Hơn nữa, trong quá trình phân tích, đánh giá, không thể không chú ý tới những đặc điểm riêng của mỗi loại cơ cấu kinh tế (và cả cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế…) tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô trong đó có cơ cấu GDP.

Cơ cấu GDP

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng khoa học kinh tế hiện đại đã sử dụng chỉ tiêu GDP như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động và mức độ thành công của công nghiệp hóa. Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, mối tương quan này có xu hướng chung là khu vực nông nghiệp có tỷ lệ ngày càng giảm, còn khu vực phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ) ngày càng tăng lên. Và trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là nông nghiệp.

Ở góc độ cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô và cơ cấu các thành phần kinh tế, một chỉ số kinh tế khác cũng thường được sử dụng cơ cấu GNP chỉ ở chỗ, chỉ tiêu GNP chỉ phần giá trị tăng thêm hàng năm được sản xuất ra thuộc sở hữu của một nền kinh tế, còn GDP thì ở trong nền kinh tế đó. Tuy nhiên, sự ưa dùng cơ cấu GDP đối với những nền kinh tế đang phát triển, đang công


nghiệp hóa không phải bởi nhìn chung quy mô GDP ở đây thường lớn hơn GNP (do phần FDI ở đây thường lớn hơn là đầu tư của họ ra nước ngoài), điều quan trọng là ở chỗ quy mô GDP phản ánh rò hơn những khía cạnh khác nhau của môi trường kinh doanh và đặc biệt là cùng với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động của nền kinh tế cũng được phản ánh rò ràng hơn.

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, việc phân tích cơ cấu các ngành (cấp II, cấp III…) có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế.

Theo phân ngành của Liên Hợp Quốc, đối với cơ cấu kinh tế ngành trong GDP ở nước ta, khu vực I do cộng thêm ngành khai thác sẽ nên tỉ trọng có sự gia tăng cao và do giảm đi ngành xây dựng nên tỉ trọng ở khu vực II (công nghiệp chế biến) giảm, khu vực III tăng trưởng cao do cộng thêm ngành xây dựng, sản xuất và phân phối điện nước. Ví dụ, trong khu vực công nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hoá cao hơn so với những lĩnh vực công nghiệp khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp…Trong khu vực dịch vụ, những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông, hàng không .v.v. chiếm tỷ lệ cao sẽ rất khác với những lĩnh vực dịch vụ phục vụ sinh hoạt dân sự với công nghệ thủ công hoặc trình độ thấp, quy mô nhỏ lẻ..[33].

Cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành được đánh giá qua một chỉ tiêu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022