Thể Chế Pháp Lý Liên Quan Tới Giải Quyết Tranh Chấp Quốc Tế Nói Chung Và Trong Khuôn Khổ Wto Nói Riêng

ủng hộ của các thành viên là bên thứ ba trong vụ tranh chấp. Thực tế cho thấy, các biện pháp của một quốc gia thành viên không nhiều thì ít cũng ảnh hưởng tới một số thành viên còn lại tùy thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa các bên, vì thế trong mỗi vụ tranh chấp thường không thể thiếu các bên thứ ba. Bên thứ ba trong vụ tranh chấp đa số thường có những lợi ích đáng kể trong vụ tranh chấp, mặc dù họ chỉ được phép nêu ra quan điểm của mình đối với các tình tiết trong tranh chấp nhưng ý kiến của họ cũng được Ban hội thẩm xem và đánh giá trong báo cáo của họ.

Giai đoạn thực thi phán quyết

Hầu hết các phán quyết của DSB trong các vụ việc liên quan tới TRIMs đều được các bên liên quan thực hiện một cách tự nguyện. Tuy nhiên trước đó bên thua kiện thường cố gắng đưa ra một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện phán quyết (thông thường là 15 tháng kể từ khi DSB thông qua báo cáo). Giai đoạn thực hiện phán quyết của bên thua kiện thường chỉ là các biện pháp về mặt pháp lý khi ban hành sửa đổi các điều luật cho phù hợp với quy định của WTO. Vì vậy, chúng ta cần phải có sự chuẩn bị trước về mặt thể chế pháp lý cho các vấn đề có liên quan, để kịp thời sửa đổi các quy định theo hướng phù hợp với quy định của WTO.

2.2.2. Kinh nghiệm liên quan tới TRIMs

Thực tế cho thấy các biện pháp mà các bên sử dụng thường nhằm vào các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, bằng việc áp dụng những biện pháp đối xử kém thuận lợi hơn đối với các sản phẩm tương tự trong nước bằng việc áp đặt những điều kiện cụ thể nào đó gắn với yêu cầu trong nước để nhận được một khoản lợi ích về thuế (vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia về thuế), thường thì những biện pháp này chỉ áp dụng cho những loại hàng hóa đã nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia thành viên; hoặc bằng cách áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp làm ảnh hưởng tới việc nhập khẩu hàng hóa qua biên giới như áp dụng hạn ngạch, các yêu cầu về cân đối thương mại. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia sử dụng TRIMs là các quốc gia đang phát triển, TRIMs cũng như các hiệp định khác cũng có những ngoại lệ riêng. Trong đó, các quốc gia thành viên đang phát triển được phép sử dụng TRIMs trong thời hạn nhất định; hoặc trong một số hiệp định khác có

liên quan tới thương mại hàng hóa cũng có một số ngoại lệ đối với các quốc gia đang phát triển, bằng việc sử dụng TRIMs một cách có hiệu quả, tận dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài định hướng theo kế hoạch phát triển, họ thường hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển kinh tế riêng của mình.

Các biện pháp chủ yếu thường tập chung vào yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa nhất định để được hưởng ưu đãi về thuế, họ thường tạo ra những lợi thế đáng kể đối với những ngành sản xuất đã có sẵn trong nước, hoặc những ngành sản xuất được ưu tiên phát triển theo định hướng riêng của mình. Ví dụ như Indonesia, họ sử dụng TRIMs nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước của họ thường gắn với việc liên doanh với các công ty của Hàn Quốc vì vậy các sản phẩm ô tô nhập khẩu từ các thị trường như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản bị đối xử kém thuận lợi hơn về thuế đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước (cùng với các doanh nghiệp liên doanh với các công ty của Hàn Quốc).

Có thể thấy rằng, TRIMs được sử dụng để tạo ra lợi thế đối với các sản phẩm trong nước khi và chỉ khi tại quốc gia thành viên đó có các sản phẩm được sản xuất và được hưởng ưu đãi nhiều hơn (ví dụ về thuế) so với các sản phẩm tương tự được nhập khẩu từ quốc gia thành viên khác. Điều đó cho thấy rằng, khi thị trường trong nước không có các sản phẩm tương tự giống với các sản phẩm nhập khẩu thì việc sử dụng TRIMs không còn ý nghĩa, không gây ra thiệt hại về lợi ích (không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu).

Thực tế qua quá trình nghiên cứu các vụ việc liên quan tới TRIMs cho thấy, tính tới thời điểm hiện tại mặc dù theo quy định không được sử dụng TRIMs nhưng nó đã được sử dụng và vẫn đang được sử dụng tại một số quốc gia thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển. Có thể thấy rằng việc sử dụng TRIMs của các quốc gia thành viên thường hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất trong nước, được ưu tiên phát triển nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong quy mô cũng như cơ cấu nền kinh tế (theo định hướng chiến lược phát triển của mỗi thành viên). Thông thường trong các vụ việc, các ngành nghề được hưởng lợi từ việc sử dụng TRIMs thường là những ngành thế mạnh sẵn có trong nước của các

quốc gia, Ví dụ: EU trong vụ việc liên quan tới các sản phẩm chuối, Canada trong vụ việc liên quan tới ngành sản xuất năng lượng tái tạo và ngành nông nghiệp liên quan tới các sản phẩm ngũ cốc; hoặc những ngành nghề được quốc gia ưu tiên định hướng phát triển (đối với các nước đang phát triển), thông thường những ngành nghề này đều được liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật của họ nhằm phát triển theo định hướng của mình, Ví dụ: Indonesia trong vụ việc liên quan tới ngành công nghiệp ô tô...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xét thấy, trong quá trình hội nhập quốc tế cùng với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền công nghiệp tiên tiến hiện đại. Một mặt, chúng ta cần thiết phải tạo điều kiện thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, như: nguồn vốn, máy móc, công nghệ, quản lý... Mặt khác chúng ta cần thiết phải sử dụng TRIMs để bảo vệ, bảo đảm, ưu tiên cho một số doanh nghiệp trong nước. Việc sử dụng TRIMs không có nghĩa là chúng ta có sự phân biệt đối xử với sản phẩm của tất cả thành viên, mà cần thiết phải sử dụng TRIMs hướng tới tạo điều kiện cho sản phẩm của một số thành viên là đối tác chiến lược (ví dụ các công ty liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài) nhằm tạo điều kiện phát triển cho một ngành hàng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (theo định hướng phát triển). Ngoài ra cần phải áp dụng TRIMs linh hoạt với một số ngoại lệ trong các Hiệp định có liên quan để TRIMs thực hiện có hiệu quả hơn, đồng thời cần phải cân nhắc thực hiện một cách cẩn trọng, có tính tới lợi ích thương mại của các thành viên có liên quan.

Như vậy, thông qua quá trình thống kê, phân tích, tìm hiểu nội dung, quá trình giải quyết tranh chấp cùng với việc rút ra được kinh nghiệm của các quốc gia thành viên sử dụng các biện pháp liên quan tới TRIMs trong khuôn khổ WTO kể trên. Chúng ta có thể đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho việc phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp thương mại quốc tế đối với Việt Nam.

Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) - 9

Chương 3

VẤN ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI TRIMS TẠI VIỆT NAM


3.1. Thực tiễn tại Việt Nam

3.1.1. Thể chế pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và trong khuôn khổ WTO nói riêng

Để có những kết quả đáng kể và tích cực trong việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, thực tế trong thời gian qua Việt Nam đã có những chuẩn bị về mặt chính sách, cơ sở pháp lý và khung thể chế ngay từ trước khi gia nhập WTO và không ngừng hoàn thiện cho đến hiện nay.

- Ngày 10/2/1998, Thủ tướng thành lập Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (UBQGHTKTQT, tên viết tắt tiếng Anh chính thức là NCIEC) theo Quyết định số 31/1998/QĐ-TTg ngày 10/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ, được hướng dẫn thực hiện bởi Quyết định số 116/1998/QĐ-TTg thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế (Quyết định này được thay thế bởi Quyết định số 82/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Đoàn đàm phán chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế). Và Ủy ban này sau đó không ngừng được kiện toàn tổ chức, bộ máy trong các khoảng thời gian sau đó như Quyết định số 70/2002/QĐ-TTg ngày 06/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn UBQGHTKTQT; Quyết định số 70/2002/QĐ-TTg ngày 06/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 174/2007/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ; và cuối cùng là Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Trong đó nhiệm vụ chính của Ủy ban là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, triển khai các chủ trương, chính sách lớn về hội nhập quốc tế; giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến hội nhập quốc tế [33, Điều 2].

- Ngày 12/6/2003 Chính phủ có Quyết định số 123/2003/QĐ-TTg Về việc phê chuẩn Điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) là tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính. Trong đó có nhiệm vụ đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế [12, Điều 5].

- Ngày 09/6/2005, ngay gần thời điểm Việt Nam hoàn tất các bước đàm phán gia nhập WTO, Thủ tướng chính phủ có Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài. Chỉ thị nêu rõ những nguyên tắc, biện pháp trong việc chủ động phòng tránh và xử lý các tranh chấp thương mại với nước ngoài; phân công rõ vai trò, trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong đó có Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính…; các doanh nghiệp; hiệp hội ngành hàng; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức xã hội trong công tác phòng tránh và xử lý các tranh chấp [27].

- Tháng 01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Ngày 08/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg thành lập Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới – WTO và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ, tên tiếng Anh là: Permanent Mission of the Socialist Republic of Viet Nam to the United Nations, the World Trade Organization and other International Organizations at Geneva (gọi tắt là Vietnam Mission to the UN and the WTO at Geneva). Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phái đoàn, trong đó, Phòng WTO và các vấn đề hợp tác thương mại đa phương, gọi tắt là Phòng WTO, tên giao dịch tiếng Anh là WTO and Multilateral Trade Affairs Office (gọi tắt là WTO Affairs Office), chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến sự tham gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại WTO, Phòng WTO là

đầu mối tiếp nhận và xử lý các văn thư tài liệu liên quan đến WTO (bao gồm cả đầu mối thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO) [29].

- Ngày 23/7/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1099/QĐ-TTg phê duyệt Nghị định thư về việc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Hiệp định Trung tâm tư vấn luật WTO (ACWL), Việc trở thành thành viên của ACWL sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với Việt Nam. Thứ nhất, ACWL sẽ giúp Việt Nam đào tạo cán bộ pháp lý các Bộ ngành (luật sư của Chính phủ) để dần dần đảm nhận công tác tham mưu pháp lý về WTO cho Chính phủ. Thứ hai, Việt Nam sẽ nhận được các tư vấn pháp lý miễn phí liên quan tới các quy định của WTO. Thứ ba, trong trường hợp Việt Nam tham gia vào một vụ việc tranh chấp tại WTO với tư cách nguyên đơn, bị đơn, hay bên thứ ba, ACWL có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp [30].

- Ngày 18/01/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020. Trong đó mục tiêu, xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài [31].

- Ngày 20/01/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về thỏa thuận thương mại quốc tế. Quyết định này nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực, lợi ích của Việt Nam nói chung và của cộng đồng các doanh nghiệp nói riêng trong các thỏa thuận quốc tế [32].

- Ngày 05/02/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 848/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục

Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương (Vietnam Competition Authority), trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh liên quan tới các vụ kiện thương mại với nước ngoài: “Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá; chủ trì hoặc phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam” [7, Điều 2]. Theo đó, đây là cơ quan trực tiếp thực hiện việc điều tra, cảnh báo sớm các vụ kiện thương mại liên quan tới chống bán phá giá, trợ cấp thương mại và các biện pháp phòng vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc khởi kiện các vụ kiện quốc tế. Có thể thấy đây là cơ quan đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp và Chính phủ trong các vụ kiện thương mại, bằng việc cung cấp, chuẩn bị các tài liệu chứng cứ có liên quan.

- Mới đây, ngày 07/01/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 40/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quá trình hội nhập quốc tế đã giúp nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam thông qua sự tham gia bình đẳng vào các cơ chế, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó cần phải vận dụng có hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế; nâng cao vị thế đàm phán của Việt Nam; đại diện, hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại. Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực của cơ quan đầu mối về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Thường xuyên rà soát, đánh giá các cam kết quốc tế về đầu tư, chính sách áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài, đề xuất biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu các tranh chấp quốc tế. Thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nguồn nhân lực tham gia công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy vai trò của các Cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và các trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại [34].

Bằng sự chuẩn bị tích cực, các mặt về chính sách, cơ sở pháp lý và khung thể chế về việc chủ động tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế, chúng ta cũng đã có bước chuẩn bị sẵn sàng tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế.

3.1.2. Sự tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp

Kể từ khi gia nhập WTO cho tới tháng 12 năm 2016 Việt Nam đã tham gia vào tổng số 27 vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO, trong đó 03 vụ việc Việt Nam là nguyên đơn trong vụ kiện, 24 vụ việc tham gia với tư cách là bên thứ ba. Tính tới tháng 11/2016 Việt Nam hiện chưa là bị đơn trong bất cứ vụ kiện nào trong khuôn khổ WTO.

Từ khi gia nhập WTO tới vụ kiện đầu tiên với tư cách là nguyên đơn của Việt Nam, chúng ta đã tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách là bên tứ ba trong 07 vụ việc. Phần lớn các vụ việc này chúng ta chỉ tham gia một cách thụ động như những người quan sát, duy nhất chỉ có vụ việc WT/DS360 chúng ta có nêu ra quan điểm của mình tại phiên điều trần, và được Ban hội thẩm ghi nhận [65, tr. 59].

Việt Nam chính thức tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp lần đầu tiên vào ngày 26/01/2007 khi yêu cầu Ban hội thẩm tham gia với tư cách là bên thứ ba tại vụ kiện mang ký hiệu số WT/DS343, Bị đơn: Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới tôm từ Thái Lan. Vì đây là lần đầu tham gia vào một vụ tranh chấp cụ thể nên Việt Nam mới chỉ tham gia ở giai đoạn xét xử của Ban hội thẩm và của cơ quan phúc thẩm như những người quan sát mà không đưa ra quan điểm nào.

Vụ việc thứ hai chúng ta tham gia đó là vụ việc mang ký hiệu số WT/DS360 Bị đơn: Ấn Độ - Thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tuy không tham gia vào vụ việc ngay từ thủ tục tham vấn mà chỉ tham gia vào quá trình xét xử, nhưng tại vụ kiện này Việt Nam cũng đã đưa ra được những quan điểm của mình đối với vụ việc thông quan các văn bản đệ trình cũng như việc phát biểu trong các phiên điều trần, và đã được Ban hội thẩm ghi nhận.

Tiếp theo đó chúng ta cũng đã tham gia vào các vụ việc như WT/DS375; WT/DS376; WT/DS377, Bị đơn: EU – Mức thuế điều chỉnh một số sản phẩm công nghệ thông tin, nguyên đơn lần lượt là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022