Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ THỊ MINH THÚY


ÁP DỤNG ĐIỀU 33 TRONG HIẾN CHƯƠNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC NHẰM GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH TRANH CHẤP QUỐC TẾ


Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 01 08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay - 1


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Vũ Thị Minh Thúy

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG ĐIỀU 33 HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ 4

1.1. Khái niệm 4

1.1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp quốc tế 4

1.1.2. Áp dụng pháp luật 10

1.2. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của Điều 33 Hiến chương Liên Hợp

quốc trong giải quyết các tranh chấp quốc tế 13

1.2.1. Vị trí của Điều 33 trong Hiến chương Liên Hợp quốc 13

1.2.2. Mối quan hệ giữa Điều 33 Hiến chương Liên Hợp quốc với nguyên

tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế 16

1.2.3. Ý nghĩa của Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong giải quyết

tranh chấp quốc tế 17

Chương 2: NỘI DUNG CỦA ĐIỀU 33 HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC 19

2.1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế phi tài phán 19

2.1.1. Biện pháp đàm phán 19

2.1.2. Biện pháp trung gian hòa giải 21

2.1.3. Biện pháp thành lập các ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế 22

2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán 23

2.2.1. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án công lý quốc tế 23

2.2.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án quốc tế về Luật biển 36

2.2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế 41

2.2.4. Giải quyết tranh chấp tại Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII

Công ước Luật biển 1982 44

2.2.5. Giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài đặc biệt thành lập theo phụ

lục VIII Công ước Luật biển năm 1982 47

2.3. Giải quyết tranh chấp tại các tổ chức quốc tế 51

2.3.1. Giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN 52

2.3.2. Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Liên hợp quốc 58

Chương 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG ĐIỀU 33 HIẾN CHƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ

HIỆN NAY 61

3.1. Các vụ việc giải quyết tranh chấp quốc tế điển hình 61

3.1.1. Giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan bằng biện pháp

đàm phán 61

3.1.2. Vụ eo biển Corfu (Vương quốc Anh/Anbani) giải quyết tranh chấp

tại Tòa án Công lý quốc tế 62

3.1.3. Philippines kiện Trung Quốc về việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982 68

3.2. Kiến nghị giải pháp giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và các nước bằng các biện pháp hòa bình theo quy định tại

Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc 75

3.2.1. Tổng quan về tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa

Việt Nam và các nước 75

3.2.2. Đề xuất biện pháp giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên

biển giữa Việt Nam và các nước 81

3.2.3. Một số khó khăn Việt Nam có thể đối mặt khi tiến hành giải quyết

tranh chấp quốc tế 96

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. AU: Liên minh châu Phi.

EU: Liên minh châu Âu.

ILO: Tổ chức Lao động quốc tế.

UNCLOS: Công ước Liên hợp Quốc về Luật biển

MỞ ĐẦU


Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế, có rất nhiều các lĩnh vực, nhiều mối quan hệ mà quyền và lợi ích của các chủ thể đan xen lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường… Tất cả đều phản ánh lợi ích đa dạng và phong phú của các chủ thể luật quốc tế khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, khi thiết lập và thực hiện các quan hệ diễn ra giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau thì tranh chấp, bất đồng giữa các chủ thể là điều không thể tránh khỏi. Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển, đồng hành với đó là những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến những tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng. Để bảo đảm được lợi ích của các bên tranh chấp nói riêng mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế nói chung, đòi hỏi các quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp đã được ghi nhận trực tiếp và cụ thể tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc – điều lệ của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh với nhiệm vụ chính là giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế.

Trong pháp luật quốc tế, hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất nhằm giữ gìn ổn định và trật tự quốc tế. Việc nghiên cứu các biện pháp và vấn đề áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế được nêu tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc là cách hữu hiệu nhất và cần thiết để từ đó đưa ra được những biện pháp giải quyết hiệu quả các tranh chấp quốc tế mà Việt Nam đang là một bên tranh chấp, đặc biệt là trong giai đoạn đang diễn ra những tranh chấp căng thẳng trên biển Đông như hiện nay.

Dưới góc độ nghiên cứu lý luận về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả trong nước và quốc tế, học viên chọn đề tài “ Áp dụng Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay” trong khuôn khổ Luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

1. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các biện pháp, cơ chế giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế được đề cập trong Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc và đề xuất vấn đề giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia bằng những biện pháp này.

Luận văn đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể được nêu trong Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc, cách thức áp dụng, ưu điểm cũng như hạn chế của từng biện pháp trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế và nêu lên một số tranh chấp quốc tế điển hình. Sau đó, Luận văn đi đến tổng kết và phân tích tất cả các vấn đề trình bày để đi kết luận được các giải pháp mang tính khoa học nhằm vận dụng vào trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông, một tranh chấp đang diễn ra vô cùng phức tạp.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử; phương pháp biện chứng; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được nêu tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn thông qua việc nghiên cứu nội dung Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế.

4. Ý nghĩa nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vai trò, vị trí của Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, phân tích cụ thể từng biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế được thừa nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc và thực tiễn đời sống pháp lý quốc tế hiện nay, qua đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia vào giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay.

Đối với học viên, sẽ góp phần tăng cường kiến thức về môn học Luật Quốc tế và các môn học liên quan, cũng như các kiến thức về chính trị, xã hội. Điều này có giá trị bổ trợ kiến thức cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, góp một phần công sức và chính kiến của mình vào công việc nghiên cứu tranh chấp Biển Đông của các học giả, qua đó khẳng định sự quan tâm của học viên đến vấn đề hệ trọng của đất nước.

5. Bố cục của luận văn

Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 Chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về áp dụng Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong giải quyết tranh chấp quốc tế

Chương 2. Nội dung Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc

Chương 3. Thực tiễn áp dụng Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc trong giải quyết tranh chấp quốc tế hiện nay

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022