Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Khu Vực I Theo Phân Ngành Của Liên Hợp Quốc


hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa bền vững.

Do những yếu tố trên nên tỷ lệ xuất khẩu đạt rất thấp so với sản lượng sản xuất, mặc dù đã có lúc về số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam đã từng đứng thứ hạng cao (số lượng lớn đứng thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á, thứ hai ở châu Á, thứ năm trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Braxin, Đức; số lượng bò đứng thứ tư trong khu vực, thứ 14 châu Á, thứ 53 thế giới, số lượng trâu đứng thứ hai ở khu vực, thứ sáu châu Á, thứ 18 thế giới).

- Trong lĩnh vực lâm nghiệp

Do chính sách đóng cửa rừng để khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới nhằm khôi phục lại diện tích che phủ đã bị khai thác và tàn phá tới mức cạn kiệt nên đóng góp cho GDP của lâm nghiệp còn nhỏ về trị số tuyệt đối và tỷ trọng đóng góp trong tổng GDP ngành nông-lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm đi; từ 3% GDP năm 1990 giảm dần còn hơn 1% năm 2004; số lượng lao động chuyên làm lâm nghiệp rất nhỏ và số người sinh sống trong môi trường có liên quan đến rừng khá lớn.

Lâm nghiệp tiếp tục chuyển từ một nền lâm nghiệp nặng về khai thác tự nhiên sang nền lâm nghiệp dựa vào lâm sinh; từ chỗ chủ yếu dựa vào quốc doanh sang nền sản xuất có tính xã hội cao với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Tính đến năm 2007, diện tích trồng rừng cả năm ước tính đạt 194,7 nghìn ha, tăng 1% so với năm trước; nhờ đẩy mạnh trồng, khoanh nuôi tái sinh nên diện tích rừng cả nước ước tính đạt 12,58 triệu ha, tăng 311 nghìn ha so với năm 2006, nâng tỉ lệ che phủ rừng từ 37,9% năm 2006 lên 38,8% năm 2007.

- Lĩnh vực thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, vai trò đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tao việc làm, xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, ngành thủy sản có bước chuyển biến rất mạnh, các sản phẩm đánh bắt và nuôi


trồng cũng được chú ý tập trung vào những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, dễ được chấp nhận trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Về sản lượng nuôi thủy sản phát huy lợi thế rò rệt và sản lượng khai thác hàng năm đều tăng: năm 1990 đạt 709.000 tấn, năm 2000 tăng 1.280.590 tấn, sản lượng tăng nhanh vào năm 2006, đạt 3.695.927 tấn.

Năm 2007, giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 46,7 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006. Đặc biệt, ngành thủy sản đã phát huy thế mạnh thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu ngành thủy sản phát triển, năm 1990 đạt giá trị 205 nghìn USD, năm 1996 đạt 670 nghìn USD, tăng liên tục đến năm 2006 giá trị xuất khẩu đạt 3.357.960 USD.

Xuất khẩu thủy sản chiếm ưu thế đối với thị trường EU, mặc dù sản lượng xuất khẩu thủy sản giảm mạnh vào năm 2002. Từ năm 2003 đến năm 2005, tỉ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này là 61% về khối lượng và 73% về giá trị (biểu đồ 2.3).


Nguồn Bộ Thủy sản qua các năm Biểu đồ 2 3 Xuất khẩu thủy sản của Việt 1

Nguồn: Bộ Thủy sản qua các năm

Biểu đồ 2.3: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU

Vì vậy, những năm qua, ngành thủy sản đã đóng góp rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, tăng thu nhập cho bà con, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng tăng


trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là nhờ tăng liên tục sản lượng và giá trị sản xuất.

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp thời gian qua ở nước ta là nhờ có chủ trương đúng đắn của Nhà nước. Mặt khác, Nhà nước có những chính sách khuyến khích, đầu tư và tạo thuận lợi về nhiều mặt cho phát triển; sự phát triển của công nghệ sinh học cũng là yếu tố rất cơ bản để chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng và nâng cao năng suất lao động. Tiếp đó, cũng cần tính đến sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, nhất là mô hình kinh tế trang trại. Trang trại của các hộ gia đình đã làm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Sự phát triển của ngành dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn cũng có ý nghĩa trong quá trình chuyển dịch trên.

2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực I theo phân ngành của Liên Hợp Quốc

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng của khu vực I và GDP của Việt Nam và một số nước trong khu vực vẫn còn khoảng cách lớn.

Bảng 2.9: Cơ cấu GDP của khu vực I trong nền kinh tế


Năm

% Khu vực I trong GDP

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

Khai thác mỏ

1995

31,99

23,03

1,24

2,91

4,81

2000

34,18

19,82

1,34

3,37

9,65

2001

32,45

18,26

1,27

3,72

9,21

2003

31,88

17,34

1,27

3,93

9,34

2005

31,53

15,85

1,20

3,89

10,59

2006

30,63

15,36

1,11

3,93

10,23

2007

30,05

15,22

1,05

4,02

9,76

2008

30,91

16,98

1,07

3,94

8,92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004, 2007 trang 76

Bảng 2.10: Cơ cấu GDP của khu vực I qua các năm



Năm

GDP toàn

khu vực I

Nông

nghiệp

Lâm

nghiệp

Thủy sản

Khai thác

mỏ

1995

100

72,00

3,88

9,09

15,03

2000

100

57,99

3,92

9,86

28,23

2001

100

56,27

3,90

11,46

28,37

2003

100

54,40

3,98

12,32

29,30

2005

100

50,27

3,80

12,34

33,59

2006

100

50,20

3,62

12,83

33,40

2007

100

50,65

3,50

13,38

32,47

2008

100

54,93

3,46

12,75

28,86

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004, 2007

Tỉ trọng GDP của toàn khu vực I còn rất cao, năm 2008 đạt 30,91% so với chỉ tiêu đặt ra ở nước ta đến năm 2010 là khu vực I còn 15-16% và tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực này cũng giảm. Thực tế, sự chuyển dịch còn rất chậm, năm 1995 chiếm 30,05% đến năm 2008 là 30,91%. Trong nội bộ khu vực I, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, do vậy khi công nghiệp tăng trưởng âm song với sự tăng trưởng mạnh của nông nghiệp, dịch vụ đã giúp nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng. Năm 1995 tỉ trọng từ 72% giảm xuống còn 54,93% vào năm 2008 khiến tốc độ tăng GDP trong nông nghiệp giảm rò rệt; vì chi phí trung gian trên một đơn vị sản phẩm nông nghiệp có xu hướng tăng, nên giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm nông nghiệp có xu hướng giảm. Do sự sụt giảm các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp các chí phí tăng; nông sản xuất khẩu giảm, giá nông sản không giữ được ở mức cao nguyên nhân lớn nhất sự sụt giảm là do khủng hoảng tài chính nặng nề tại các thị trường chủ chốt như Mĩ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản khiến sức cầu giảm mạnh; các ngành khai thác và thủy sản giảm tỉ lệ không đáng kể.

Thực tế, tốc độ tăng trưởng ngành này ở các nước trong khu vực thấp, ở nước ta lại quá cao dù tính đến thời điểm sau vài chục năm. Đặc biệt so sánh tỉ trọng khu vực I ở nước ta theo phân ngành của Tổng cục Thống kê và Liên


Hợp Quốc đã có sự chênh lệch, năm 1995 có xu hướng thu hẹp là 27,17%/ 31,99% đến năm 2006 là 20,40%/30,63% và năm 2008 có xu hướng nới rộng hơn là 21,99%/30,91%. Sự chênh lệch gần 10% là con số đáng lưu ý.

Ở các nước trong khu vực, tính đến năm 2006 tỉ trọng của khu vực I ở các nước trong khu vực thấp như Thái Lan là 9,83%, Hàn Quốc là 3,25%, Singapore là 0,09%. Qua số liệu trên, so sánh mục tiêu đặt ra đối với khu vực I ở nước ta sự chuyển dịch quá chậm và cao gấp Thái Lan khoảng 3,5 lần, Hàn Quốc khoảng 9,5 lần (bảng 2.11).


Bảng 2.11: Tốc độ tăng trưởng khu vực I và GDP của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (%)

Nước

Thời gian

Tốc độ tăng trưởng

khu vực I (A)

Tốc độ tăng trưởng

GDP (B)

Chênh lệch:

(A): (B) lần

Việt Nam

1991- 2004

4,06

7,48

0,54

Việt Nam *

1991- 2004

5,27

7,48

0,70

Nhật Bản

Thập kỉ 1960

4,00

10.9

0,37

Thập kỉ 1970

1,10

5,00

0,22

Hàn Quốc

Thập kỉ 1960

4,40

8,60

0,51

Thập kỉ 1970

3,20

9,50

0,34

Đài Loan

Thập kỉ 1960

4,10

9,60

0,43

Thập kỉ 1970

1,60

8,80

0,18

Việt Nam *: Theo phân ngành của Liên hợp quốc Việt Nam: Theo phân ngành của Thống kê Việt Nam Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2007

Qua bảng trên, cho thấy tốc độ tăng trưởng khu vực I so với mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân ở nước ta giai đoạn 1991-2004 về cơ bản so với nhóm NICs Đông Á chênh lệch thấp trong thời kì đầu quá


trình đổi mới nền kinh tế. Mức tăng trưởng của khu vực I so với mức tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế khá cao, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy tỉ trọng của khu vực còn cao so với cơ cấu nền kinh tế ở nước ta và các nước trong khu vực. Tính theo phân ngành của Liên Hợp Quốc tốc độ tăng trưởng của khu vực I ở Việt Nam trên tốc độ tăng trưởng của GDP rất lớn (5,27%/ 7,48%) chưa có xu hướng giảm; so với các nước NICs Đông Á cùng với quá trình công nghiệp hóa, tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp giảm dần đi như Hàn Quốc ở thập kỉ 1960 là 4,4%/8,6%, Đài Loan là 4,1%/9,6%. Ở các NICs Đông Á, cùng với quá trình công nghiệp hóa tốc độ tăng trưởng của khu vực I giảm dần.

Ở nước ta, khu vực I được bổ sung thêm ngành khai thác - ngành đóng góp tỉ trọng lớn thứ hai trong khu vực I, do đó sẽ dẫn đến tỉ trọng của khu vực I tăng lên cao hơn khu vực II; ở giai đoạn đầu của sự phát triển khu vực I mới chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác, khu vực III tỉ trọng tương đối lớn nhưng tốc độ tăng chậm.

So với các nước trong khu vực, sự tăng trưởng của khu vực này còn quá cao và tất yếu sự chuyển dịch cơ cấu ngành còn chậm, có sự chênh lệch quá lớn cụ thể tính đến năm 2005 ở Hàn Quốc chiếm 3,41%, Thái Lan là 9,97%, Phi-lip-pin là 14,35%; ở Việt Nam cùng thời gian trên theo phân ngành của Tổng cục Thống kê là 20,97% và theo phân ngành của Liên Hợp Quốc là 31,57% cho thấy còn ở khoảng cách quá xa so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, đánh giá theo cách phân ngành của Liên Hợp Quốc cho thấy tỉ trọng khu vực I trong nền kinh tế ở nước ta lớn hơn và lạc hậu hơn so với cách phân ngành của Tổng cục Thống kê. Như vậy, dù lựa chọn cách tính nào cho thấy cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam còn quá lạc hậu biểu hiện trình


độ phát triển của nền kinh tế còn rất thấp, khu vực I ở nước ta vẫn chiếm tỉ trọng cao trong ba khu vực của nền kinh tế quốc dân.

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng

2.3.2.1. Theo phân ngành của Tổng cục Thống kê

Trong những năm đổi mới ngành công nghiệp đã được đẩy mạnh, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước nhờ phát huy được lợi thế so sánh trong việc khai thác tài nguyên, và sử dụng nguồn lao động. Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh trong nền kinh tế quốc dân nói chung.

Giai đoạn 1990-1995, tỷ trọng bình quân hàng năm của toàn ngành chiếm 27,5% GDP, cao hơn giai đoạn 1986-1990 (25,36%).

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm công nghiệp và xây dựng đạt tốc độ cao hơn tăng trưởng tổng sản phẩm của nền kinh tế, toàn ngành công nghiệp đã vượt qua khó khăn như thiếu vốn đầu tư và cơ chế một giá được thực hiện. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của toàn ngành công nghiệp và xây dựng tăng lên 13,68%/năm, tăng trưởng của nền kinh tế đạt 8,2%.

Sau thời kì suy giảm do chuyển đổi cơ chế, từ đầu năm 1990 phần lớn các ngành công nghiệp được phục hồi và phát triển. Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển mạnh từ chỗ phát triển công nghiệp nặng với sự trợ giúp vốn, kĩ thuật từ các nước xã hội chủ nghĩa, chuyển hướng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm và các ngành có lợi thế về nguồn lực trong nước như khai khoáng, nhiên liệu…

Thời kì này, Mĩ bỏ cấm vận và được vay vốn trở lại của các tổ chức kinh tế quốc tế như IMF, WB để phát triển, Việt Nam lần đầu tiên sản xuất được dầu thô và khí đốt. Thời điểm này, Việt Nam cải cách và mở cửa kinh tế, gia nhập ASEAN…nên sản xuất trong nước bắt đầu phát triển, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.


Giai đoạn 1996 đến nay, với mức tăng trưởng bình quân 11,97%/năm (1990-2004), cao gấp 1,6 lần mức tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế 7,48%. Công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực tạo ra sự biến đổi rò nét nhất về động thái phát triển và tương quan cơ cấu trong những năm đổi mới. Khu vực công nghiệp đã thực sự đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển và dịch chuyển cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 22,67% năm 1990 và đạt 36,73% năm 2000; năm 2007 tăng 41,28% tức là tăng gấp đôi trong thời gian 18 năm.

Cơ cấu công nghiệp đã từng bước chuyển dịch giữa các ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.


Bảng 2.12 : Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP giai đoạn 1996 - 2008 (theo giá thực tế)

Năm

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

% KV công nghiệp và

XD trong GDP


28,75


36,73


38,12


38,49


39,46


40,09


41,10


41,53


41,58


39,90

Công nghiệp khai thác

4,81

9,65

9,21

8,62

9,34

10,17

10,59

10,23


9,76

8,92

Công nghiệp chế biến

14,99

18,56

19,78

20,59

20,45

20,32

20,70

21,25


21,38

21,23

Công nghiệp điện nước

2,05

3,17

3,33

3,40

3,62

3,35

3,45

3,43


3,48

3,26

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí