Ý Nghĩa Của Văn Hóa Ẩm Thực Trong Hoạt Động Du Lịch


văn hoá ẩm thực mới. Thông qua những chuyến đi du lịch, bản thân họ một mặt được thưởng thức các sản phẩm du lịch, mặt khác khám phá và học hỏi được các nền văn hoá ẩm thực mới giúp họ mở rộng thêm kiến thức, kỹ năng về ẩm thực.

Như vậy có thể thấy, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các gói khuyến mãi du lịch hấp dẫn, chi phí du lịch thấp hơn các nước khác cũng như tình hình chính trị ổn định và đặc biệt nơi có những sản phẩm ăn uống độc đáo luôn được coi là những ưu điểm chính hấp dẫn các khách du lịch. Nhiều khách du lịch sẵn sàng chi trả một khoản tiền cao hơn để thưởng thức ẩm thực, tham quan những địa danh nổi tiếng và trải nghiệm văn hóa.

Được tìm hiểu, thưởng thức những tinh hoa của văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền giúp cho khách du lịch hiểu thêm về con người, thói quen, cách sinh hoạt và văn hóa của cả vùng đất nơi đó.

1.3.5. Ý nghĩa của văn hóa ẩm thực trong hoạt động du lịch


Văn hóa ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Các nước có ngành du lịch phát triển đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn và đồ uống, góp phần tạo nên thành công và làm tăng hiệu quả cho hoạt động du lịch này.

Đi du lịch đồng nghĩa với việc phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho lưu trú, ăn uống, dịch vụ ….tại nơi mình đến. Khi khách du lịch đến với đất nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, họ không thể không một lần thưởng thức những món ăn đặc trưng. Bời lẽ, ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong việc đem lại sảng khoái cho con người

Văn hóa ẩm thực là yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền để thu hút khách du lịch: Ẩm thực Việt ngày càng nổi tiếng trên thế giới. Hơn 60% số lượng du khách khi được hỏi về món ăn Việt đều tỏ ra hài lòng và hứng thú. Nhiều du khách đến Việt Nam đã đánh giá “Việt Nam là thiên đường ẩm thực” với những món ăn đặc sắc, hương vị thơm ngon không thể quên ở mỗi điểm đến. Cái độc đáo là ba miền ở Việt Nam là ba thiên đường của ẩm thực với những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

món ăn rất riêng, hương vị đặc sắc mang đậm chất vùng miền. Đó chính là yếu tố mà văn hóa ẩm thực mang lại cho hoạt động kinh doanh du lịch như: Xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống cũng như ẩm thực và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của khách.

Văn hóa ẩm thực còn mang một ý nghĩa cao hơn - đó là sự giao lưu văn hóa của nhân loại: Khẩu vị của từng dân tộc, vùng miền và đặc sản nơi mỗi địa phương đều ít nhiều có sự khác biệt. Việc kết hợp trong công thức và hương vị khi chế biến, đã tạo ra những món ăn vừa mang tính tiên tiến hiện đại vừa đậm đà bản sắc địa phương. Qua đó tạo thêm sự thỏa mãn cho thực khách khi thưởng thức và làm phong phú hơn danh mục món ăn của nhân loại. Và những món ăn kết hợp này ra đời đã giúp nhiều dân tộc xích lại gần nhau hơn.

Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - 4

Văn hóa ẩm thực góp phần đa dạng hóa, tăng sức hấp dẫn cho hoạt động xúc tiến du lịch: Hoạt động xúc tiến du lịch không chỉ là việc cung cấp thông tin đơn thuần mà cần phải có nhiều nội dung khác nhau để tạo ra một hệ thống các hoạt động mang tính tổng hợp tác động đến tâm lý, kích thích tính tò mò và kích cầu khách du lịch tiềm năng.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực trong du lịch


1.4.1. Điều kiện về cầu du lịch văn hóa ẩm thực


Theo định nghĩa của hiệp hội du lịch ẩm thực, du lịch văn hóa ẩm thực là sự theo đuổi những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ, thường khi đi du lịch nhưng cũng có thể chỉ là du lịch văn hóa ẩm thực tại nhà. Du lịch văn hóa ẩm thực bao gồm các loại kinh nghiệm ẩm thực. Nó bao gồm các trường học nấu ăn, sách dạy nấu ăn, các chương trình ẩm thực trên truyền hình, các cửa hàng tiện ích của nhà bếp và các tour du lịch văn hóa ẩm thực… Như vậy, du lịch văn hóa ẩm thực qua các chương trình du lịch là một tập hợp con của du lịch văn hóa ẩm thực nói chung. Theo nghĩa này, du lịch văn hóa ẩm thực là một loại hình du lịch với mục đích tìm hiểu văn hóa ẩm thực của điểm đến.


Với định nghĩa như vậy thì đối tượng khách tham gia loại hình du lịch văn hóa ẩm thực là người tiêu dùng du lịch với mục đích tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của điểm đến du lịch. Họ có thể là các chuyên gia nghiên cứu ẩm thực, các đầu bếp, chủ nhà hàng, khách sạn muốn tìm hiểu thêm về ẩm thực để bổ sung món ăn mới cho thực đơn nhà hàng. Họ cũng có thể là những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn tò mò của mình, không nhất thiết đó là người sành ăn. Đặc điểm chung của đối tượng khách này là thích tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa bản địa. Họ không e ngại khi ăn những món ăn lạ, khác biệt với khẩu vị quen thuộc thường ngày. Họ tôn trọng sự khác biệt của nền văn hóa bản địa, yêu cầu cao về trình độ chuyên môn và sự mến khách của người đầu bếp, người phục vụ và dân cư địa phương. Đó là những đặc điểm chung của đối tượng khách du lịch văn hóa ẩm thực. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện về tài nguyên du lịch của từng vùng thì thị trường khách mục tiêu lại có những đặc điểm riêng. Vì vậy đòi hỏi chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch cần xác định những đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực trên địa bàn, khu vực và nghiên cứu đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu cho phù hợp.


1.4.2. Điều kiện về tài nguyên du lịch


Văn hóa ẩm thực chính là một tài nguyên du lịch của mỗi quốc gia. Người ta thường nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa, mỗi quốc gia có những phong tục, tập quán khác nhau và từ đó hình thành phong cách ẩm thực riêng cho mình.

Đối với những loại hình du lịch khác, ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến đi du lịch. Vì vậy, đôi khi chỉ cần xây dựng thực đơn cho phù hợp với khẩu vị của du khách. Nhưng đối với loại hình du lịch văn hóa ẩm thực, ẩm thực lại là nhân tố quyết định trong việc lựa chọn chương trình du lịch và các điểm đến. Chính vì vậy, điểm đến có nền văn hóa ẩm thực càng phong phú, độc đáo bao nhiêu thì càng hấp dẫn với du khách bấy nhiêu. Mức độ phong phú của một


nền ẩm thực có thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau với những sắc thái ẩm thực khác nhau trên cùng một vùng, miền hoặc cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực. Sự phong phú của nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá, học hỏi. Còn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo ra sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác. Sự độc đáo thể hiện ở cách thức chế biến món ăn, mùi vị đặc trưng, lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà hàng, quán ăn. Tuy nhiên, khi đưa vào để phát triển thành một sản phẩm du lịch thì tính độc đáo cũng chỉ là một khái niệm tương đối vì trong du lịch, các sản phẩm du lịch rất dễ bị bắt chước. Vì vậy, luôn tìm tòi, sáng tạo nhưng không làm mất đi bản sắc riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói chung, du lịch văn hóa ẩm thực nói riêng.

1.5. Những nguyên tắc khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch

Để có thể khai thác tốt và thúc đẩy hoạt động du lịch ẩm thực khi khai thác văn hóa ẩm thực cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Phải đảm bảo có những giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc, hấp dẫn, có sự kết hợp giữa ẩm thực và các loại tài nguyên khác để có thể tạo thành các chương trình du lịch hấp dẫn du khách.

- Có các hoạt động giáo dục, diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng du khách về các giá trị văn hóa ẩm thực.

- Tạo việc làm, lôi cuốn cộng đồng địa phương vào hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực. Việc kiểm soát và quản lý hoạt động phát triển du lịch ẩm thực chủ yếu do cộng đồng địa phương đảm trách.

- Cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm bảo tồn sự đa dạng và bản sắn văn hóa.

- Hoạt động du lịch ẩm thực cũng đòi hỏi những người điều hành có nguyên tắc, phải có sự cộng tác với các nhà quản lý và cộng đồng địa phương để


đảm bảo quy mô, mức độ phát triển du lịch, không vượt quá ngưỡng làm thay đổi truyền thống văn hóa và suy giảm các giá trị văn hóa.

- Hoạt động du lịch ẩm thực cần được tổ chức trên cơ sở tuân thủ quy định về “sức chứa” cả về vật lý, tâm lý và xã hội học.

1.6. Những bài học kinh nghiệm về khai thác văn hóa ẩm thực trong du lịch


1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế


Nghệ thuật ẩm thực của các dân tộc, các nước trên thế giới rất phong phú và đa dạng. Điều này phụ thuộc lớn vào nguyên liệu, thực phẩm, vào kỹ năng, trình độ nhận thức của những người chế biến món ăn nhưng mặt khác cũng phụ thuộc vào phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những món ăn nổi tiếng, mang lại hình ảnh của đất nước trong tâm trí mọi người. Nói đến Pizza hay Spaghetti người ta nghĩ ngay đến nước Ý, nói đến Kimchi người ta nghĩ đến Hàn Quốc,… và phở hay nem rán nhiều du khách sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam.

Việc khai thác các giá trị nghệ thuật ẩm thực phục vụ cho phát triển du lịch ở các nước không giống nhau, thậm chí tại các vùng miền cũng khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả lựa chọn một số địa điểm đặc trưng là đại diện của khu vực châu Âu và châu Á. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát triển du lịch ẩm thực của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

1.6.1.1. Văn hóa ẩm thực Pháp


Pháp là một trong những quốc gia thu hút khách du lịch hàng đầu thế giới. Nhắc đến nước Pháp, người ta nghĩ ngay đến xứ sở của thời trang và ẩm thực. Người Pháp rất tự hào và cho rằng Paris là “kinh đô ánh sáng”, ăn chơi kiểu Pháp vốn được coi là chuẩn mực nhất Châu Âu. Các món ăn của Pháp vốn phong phú, đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng nhưng lại rất ngon, tinh tế, hài hòa về hương vị, phù hợp với nhiều người. Văn hóa ẩm thực Pháp sớm hình thành và ổn định từ thời nước Pháp phong kiến. Ngày nay, nó trở thành chuẩn mực nhất và


trên thực tế nó mang tính đại diện chung cho cả lối ăn Âu - Mỹ. Ở thủ đô của tất cả các nước, ở nhà hàng khách sạn và ở các bữa tiệc lớn… món ăn Pháp luôn chiếm vị trí hàng đầu. Nói về ẩm thực, rượu vang Pháp là một trong những loại đồ uống nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu. Chính những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt nổi bật của rượu nho nước Pháp. Bên cạnh các hoạt động thưởng thức ẩm thực tại các nhà hàng Pháp để trải nghiệm hương vị Pháp ngành du lịch nước này còn xây dựng các chương trình du lịch thăm quan các nhà máy để tìm hiểu quy trình sản xuất rượu vang, đặc biệt là ở khu vực Bordeaux; hoặc các tour thăm quan xưởng sản xuất phô mai ở các vùng Roquefor, Saint–Nectaire. Qua những chuyến du lịch này du khách sẽ phần nào cảm nhận được sự tinh tế và cầu kì trong ẩm thực của người Pháp.

Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp nơi với các món ăn được chế biến lạ mắt, lạ miệng, kết hợp độc đáo rượu vào chế biến và thưởng thức các món ăn, góp phần làm đậm đà thêm hương vị của các món ăn Pháp. Người Pháp rất sành ăn và đặc biệt cẩn trọng trong việc ăn uống, trong cách chế biến và chi tiết đến cả tư thế ngồi sao cho thoải mái và có nghệ thuật. Chính vì vậy, nhân viên tại các nhà hàng Pháp được đào tạo đạt tới chuẩn mực. Về cách trang trí món ăn của Pháp đều rất hài hòa, tinh tế, không quá rườm rà ảnh hưởng đến chất lượng món ăn; hơn nữa món ăn lại luôn được lựa chọn loại dụng cụ chứa đựng thích hợp về chất liệu, hình dáng, đường trang trí hoa văn lại càng tôn thêm sự quyến rũ của món ăn. Có thể nói, nước Pháp đã rất thành công trong việc đưa văn hóa ẩm thực như một công cụ hữu hiệu quảng bá cho hình ảnh đất nước và con người Pháp: Sang trọng, lịch sự và tinh tế.

1.6.1.2. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc


Hàn Quốc tuy là một quốc gia bán đảo, biển bao bọc ba mặt nhưng người Hàn Quốc lại không ăn nhiều hải sản như người Nhật. Hải sản họ ưa dùng là tôm, cua, sò… Tập quán và khẩu vị ăn uống: Gạo là lương thực chính, thực phẩm ưa dùng là bò, gà, vịt, rau củ quả. Đặc biệt người Hàn Quốc ăn nhiều loại rau củ muối chua. Trong bất cứ bữa ăn nào dù là bữa ăn thường hay tiệc thì trên bàn ăn của họ cũng có món rau củ muối và món ăn này rất phong phú và đạt trình độ cao, độc đáo.

Đối với Hàn Quốc, du lịch là một lĩnh vực rất phát triển. Theo số liệu mới công bố của chính phủ Hàn Quốc, lượng khách du lịch đến thăm xứ sở kim chi đã tăng mức cao kỷ lục, nguyên nhân gia tăng số lượng khách du lịch nước ngoài tới Hàn Quốc thời gian gần đây là nhờ việc tăng cường giới thiệu nét đặc trưng của văn hóa Hàn Quốc như ẩm thực, trang phục, phong tục truyền thống… và cuộc sống hàng ngày của người dân xứ sở Kimchi với cách lựa chọn để xây dựng hình ảnh để quảng bá hoàn toàn không trùng lặp với bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy, khách du lịch khi đến Hàn Quốc rất mong muốn tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống cũng như thưởng thức những món ăn tiêu biểu nơi đây.

Một trong những nét văn hóa ẩm thực mang thương hiệu của Hàn Quốc được cả thế giới biết đến đó là món Kimchi. Kimchi là loại dưa chua có gia vị, được chính phủ tuyên bố là món Quốc bảo; hiện nay có hơn 200 loại chia làm 2 nhóm: Kimchi bắp cải nguyên cây và Kimchi củ cải. Ngày nay Kimchi vẫn được muối theo cách truyền thống. Có thể nói, Hàn Quốc đã rất thành công trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước qua món Kimchi. Kimchi xuất hiện nhiều trên các mạng xã hội, trên phim ảnh và tạo một thiện cảm đặc biệt đối với khách du lịch khi thưởng thức văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Bạn bè năm châu khi nhắc đến Hàn Quốc với một cái tên rất thân mật, gắn với ẩm thực: “Xứ sở Kimchi”.

Một số điển hình khác có thể kể đến trong sự thành công khi quảng bá nền ẩm thực quốc gia để phát triển du lịch như sau:


Hồng Kông, nơi được xem như là “Thiên đường của những người sành ăn”. Chính phủ Hồng Kông đã nhận ra rằng thức ăn chính là tâm điểm của kinh nghiệm du lịch của du khách. Chính vì vậy mà Hồng Kông đã rất năng động trong việc tiếp thị và quảng bá cho nền ẩm thực của họ. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Macao. Macao trước đây từng là một thuộc địa của Bồ Đào Nha, và cùng với bối cảnh lịch sử này các món ăn đặc sắc đã được mang đến Macao và phát triển thành các lễ hội du lịch về văn hóa ẩm thực, thu hút khách du lịch. Tiếp đến có thể kể đến Singapore. Tương tự như Hồng Kông, Singapore được xem như là “Thủ đô của các món ăn” và đất nước này sử dụng thức ăn như là một cách để tiếp thị hiệu quả nhất, những chính sách lien quan đã được ban hành nhằm kích thích sự phát triển của du lịch văn hóa ẩm thực. Thái Lan cũng là một đất nước có nền ẩm thực phát triển gắn với sự phát triển ngành du lịch. Thái Lan đã được dành tặng cho tên gọi “Nhà bếp của thế giới” và những món ăn Thái Lan ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nhà hàng Thái Lan được quốc tế công nhận về thương hiệu văn hóa ẩm thực và điều này làm cho Thái Lan trở thành một nơi không thể không đến đối với những du khách yêu ẩm thực.

1.6.2. Kinh nghiệm trong nước


Ở Việt Nam, nghệ thuật ẩm thực của người dân xứ Huế có thể nói là đã đạt đến đỉnh cao. Huế cũng là khu vực điển hình khai thác thành công loại hình du lịch văn hóa ẩm thực.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực Huế cấu thành bởi các món ăn chay (chủ yếu dành cho các tu sĩ Phật giáo), ăn ngự thiện và dân giã. Ở nông thôn, bữa ăn thường ngày đơn giản là cua đồng, cá ruộng, rau vườn nhưng mỗi khi giỗ kỵ hay lễ tết, người ta vẫn có thể chế biến thành những món ăn tinh xảo không thua kém cung đình.

Có thể nói, người Huế đến với ẩm thực không theo cái nghĩa sinh học giản đơn, mà thưởng thức bằng cả khứu giác, thị giác và cả… thính giác. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân lúc sinh thời, người Huế thích ăn bằng mắt. Nhưng dù huy

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí