Tặng Hàng Hóa Cho Khách Hàng Dùng Thử Nhưng Lại Yêu Cầu Khách Hàng Đổi Hàng Hóa Cùng Loại Do Doanh Nghiệp Khác Sản Xuất Mà Khách Hàng Đó Đang Sử Dụng

thành nạn nhân của việc kiếm lời từ các doanh nghiệp bất chính. Phía cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp để kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm để bình ổn môi trường cạnh tranh.

Tuy đây là một hình thức được quy định trong Luật Cạnh tranh, nhưng trên thực tiễn thì trường hợp phân biệt đối xử này thường ít diễn ra bởi điều kiện khách quan của nền kinh tế đất nước và mong muốn chủ quan của các doanh nghiệp là cần có thêm nhiều khách hàng và mở rộng thị trường của mình. Những trường hợp phân biệt đối xử trong khuyến mại chủ yếu là hành vi xuất phát từ phía chủ quan của thương nhân muốn dành những ưu đãi của mình cho những khách hàng đặc biệt là khách hàng lâu dài và tin cậy của họ.

2.1.3. Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình

Một trong những phương pháp để khách hàng nhanh chóng biết đến hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là việc cho khách hàng dùng thử hàng hóa, dịch vụ. Tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử sẽ tạo cơ hội cho khách hàng biết về sản phẩm, cảm nhận được giá trị của sản phẩm, từ đó có thể sẽ tích cực tham gia sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi này của doanh nghiệp xét ở góc độ sâu xa, đó là hành vi nhằm làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng, từ đó để khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều hơn. Kết quả là làm giảm thị phần của đối thủ cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại. Bên cạnh đó, hành vi này phần nào tác động đến quyền tự do lựa chọn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Việc pháp luật cấm các doanh nghiệp thực hiện hành vi này là hoàn toàn xác đáng, bởi lẽ khi

thực hiện khuyến mại như trên đã tạo ra những hành động xấu tác động trực tiếp đối thủ của mình.

Ví dụ điển hình cho hoạt động cạnh tranh không lành mạnh này, đó là việc mạng di động Viettel đã tố giác mạng di động MobileFone về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong đơn tố giác ngày 17/6/2009, mạng di động Viettel đã nêu rõ hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh của mạng MoblieFone tại địa bàn tỉnh Hải Dương. Tại đây, MobiFone đã bán hàng lưu động với chương trình "Đổi sim mạng khác lấy sim MobiFone có

230.000 đồng trong tài khoản”. Theo đó, khách hàng có sim của mạng khác (trong đó có Viettel), còn tài khoản dưới 15.000 đồng và còn hạn sử dụng, có thể đổi miễn phí lấy 1sim MobiZone của MobiFone có sẵn trong tài khoản

50.000 đồng, mỗi tháng tặng thêm 15.000 đồng, tặng trong 12 tháng. Như vậy, có thể thấy đây là hành vi khuyến mại trực tiếp gây ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh của MobiFone. Hãng này thu hút khách hàng của mạng di động khác chuyển sang sử dụng dịch vụ của mình bằng việc khuyến mại không lành mạnh. Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng về pháp Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh.

Ví dụ tiêu biểu khác là vụ việc Bột nêm Massan. Theo một công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, năm 2007, Công ty Massan đã đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất. Công ty Massan đưa ra chương trình khuyến mại

bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”. Ngay sau đó, Công ty Unilever Bestfood đã khiếu nại về chương trình khuyến mại này tới Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh. Có thể nhận xét rằng: Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình. Hành vi vi phạm này có thể phân tích như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 75 trang tài liệu này.

- Hình thức khuyến mại là tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử.


Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại - 6

- Để được tặng hànng hóa, khách hàng phải chấp nhận đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà họ đang sử dụng. Với điều kiện này, đối tượng được tham gia khuyến mại chỉ là các khách hàng đang giao dịch, đang sử dụng hàng hóa của đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, Masan đã trực diện lôi kéo khách hàng đang tiêu thụ sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác bằng cách tặng sản phẩm bột canh của mình cho khách hàng dùng thử với mong muốn khách hàng thay đổi thói quen tiêu dùng. Hành vi này bị coi là một dạng không lành mạnh bởi nó được thực hiện nhằm xoá bỏ một cách không chính đáng thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Khi tham gia thị trường các doanh nghiệp được quyền tác động đến nhu cầu của khách hàng bằng cách dành lợi ích vật chất, cung cấp các thông tin về sản phẩm của mình để khách hàng có thể lựa chọn chúng trong vô số các sản phẩm cùng loại khác. Trước rất nhiều sản phẩm cùng loại có khả năng đáp ứng cho cùng một nhu cầu, doanh nghiệp chỉ có thể làm nổi bật sản phẩm của mình trước khách hàng để cạnh tranh. Trong khuyến mại không lành mạnh việc tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác

sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hoá của mình là toan tính nhằm xoá bỏ hình ảnh của doanh nghiệp khác trong thói quen tiêu dùng đã có của khách hàng để tạo thói quen tiêu dùng mới đối với sản phẩm của mình. Rõ ràng với hành vi trên, Masan đã vi phạm pháp luật cạnh tranh. Theo khoản 4 điều 46 Luật cạnh tranh việc tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình thì đây là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Với hành vi này thì Thanh tra Sở Thương mại TP.Hồ Chí Minh đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ chương trình khuyến mại của Masan.

Hay tương tự chương trình khuyến mại “Tam thái tử giá lâm”. Khách hàng có thể đem bất kỳ chai nước tương dở nào đang sử dụng bất kỳ nhãn hiệu nào sẽ được đổi lấy chai nước tương Tam thái tử chất lượng cao. Như vậy rõ ràng với những chương trình khuyến mại như thế thì bất kỳ người tiêu dùng cũng sẽ tham gia, nếu nó diễn ra trên quy mô lớn thì sẽ tạo một làn sóng khuyến mại rất mạnh mà theo đó người tiêu dùng sẽ phải đổi sản phẩm dở mà mình đang dùng để lấy sản phẩm có chất lượng cao hơn. Vì thế uy tín của những doanh nghiệp khác sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, còn người tiêu dùng thì đang bị doanh nghiệp dùng hình thức khuyến mại để dần xóa đi những thói quen tiêu dùng trước đây của mình mà người tiêu dùng đôi khi không để ý đến.

Loại hình khuyến mại này cũng đã không ít lần được các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình xúc tiến thương mại của mình. Đây là loại hình khi thương nhân sử dụng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của đối thủ, thay đổi thói quen người tiêu dùng, gây ra việc cạnh tranh không lành mạnh. Tuy vậy, loại hình này được thương nhân sử dụng cũng xuất phát từ nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật cạnh tranh mà thương nhân vô tình vi phạm pháp luật. Nhiều thương nhân chỉ cho rằng đây là hành vi khuyến mại thông

thường, cạnh tranh một cách lành mạnh, do vậy đã dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Cần có sự tuyên truyền sâu rộng pháp luật cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh này để thương nhân và người tiêu dùng hiểu rõ, tránh những vi phạm pháp luật không đáng có xảy ra.

Tóm lại, cả bốn hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh vừa được nêu trên nhìn chung đều ảnh hưởng trực tiếp và trước tiên đến quyền lợi của người tiêu dùng, bên cạnh đó là lợi ích của các doanh nghiệp khác. Mỗi hành vi có một tác động khác nhau và mặt tiêu cực riêng nhưng tất cả đều đã làm cho môi trường cạnh tranh và thị trường chung bị xáo trộn, mất bình đẳng và không lành mạnh nữa. Trong khi cạnh tranh lành mạnh là một động lực để kinh tế phát triển bền vững và ổn định thì đương nhiên những hành vi không lành mạnh như vậy sẽ bị cấm thực hiện để bảo vệ những nhà kinh doanh chân chính. Bên cạnh, hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh còn bao gồm các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm, đây là một quy định mở nhằm để dự phòng các hành vi khác mà luật chưa bao quát hết được vì những vi phạm luôn tinh vi, phức tạp và ngày càng mất ổn định hơn. Luật quy định thêm khoản này là để có thể xử lý những hành vi vi phạm có thể xảy ra trong tương lại mà luật chưa kiệt kê hết. Trong thời gian tới Luật cạnh tranh cần hoàn thiện hơn để phù hợp với tình hình thực tế đang thay đổi từng ngày để nền kinh tế được phát triển trong một môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng.

2.2. Xử lý các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh


2.2.1. Cơ quan có thẩm quyền xử lý


Hiện nay, khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì những hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra phổ biến và khó kiểm soát. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước ta phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ hơn đặc biệt trong hoạt động tổ chức khuyến mại của các doanh nghiệp. Cần phải có một mô hình quản lý thật tốt và nguồn nhân lực

đầy đủ khả năng để có thể đáp ứng được nhu cầu trước tình hình hiện nay. Trên thế giới có nhiều mô hình để quản lý cạnh tranh với những ưu và nhược điểm khác nhau. Ở Mỹ, cơ quan quản lý cạnh tranh là Ủy ban Thương mại Liên bang, cơ quan này thuộc ngành hành pháp nhưng có vị trí hoàn toàn độc lập với các bộ trong Chính phủ, kể cả Bộ thương mại. Ủy ban Thương mại Liên bang có nhiệm vụ điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và áp dụng chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật cạnh tranh, đồng thời đảm trách thực thi Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tại Đan Mạch, cơ quan quản lý cạnh tranh là một bộ phận trực thuộc Bộ thương mại và công nghiệp. Ngoài việc thực thi Luật cạnh tranh, cơ quan này còn phụ trách cả việc quản lý hoạt động đấu thầu của Chính phủ. Còn tại Nhật Bản, quản lý Nhà nước về cạnh tranh là Ủy ban Thương mại Công bằng, là một cơ quan nằm trong Bộ Nội vụ, quản lý công, bưu chính và viễn thông. Tuy nhiên, ủy ban này lại có một quy chế đặc biệt để đảm bảo tính độc lập. Luật chống độc quyền của Nhật Bản quy định các ủy viên phải do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm dưới sự phê chuẩn của Nghị viện[8]. Tuy mỗi quốc gia có cách thức tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh khác nhau nhưng nhìn chung thể hiện sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này. Còn ở Việt Nam thì cơ quan quản lý cạnh tranh là Cục quản lý cạnh tranh. Cơ quan này có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 49 Luật cạnh tranh như sau:

Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh;

Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Cục quản lý cạnh tranh có vai trò như một cơ quan tham mưu, thay mặt cho Bộ Công Thương đứng ra thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Xét về chức năng, theo quy định tại Điều 49 Luật cạnh tranh thì Cục quản lý cạnh tranh vừa là cơ quan điều tra,vừa là cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính.

Cục quản lý cạnh tranh


Đây là cơ quan do Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan này. Cơ quan này nằm trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở chính tại Thành phố Hà Nội. Cục quản lý cạnh tranh có các đơn vị trực thuộc sau: Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên và các Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, cục quản lý cạnh tranh có những mục tiêu sau:

• Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh.


• Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước những hành vi hạn chế cạnh tranh.

• Chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.


• Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.


• Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho ngành sản xuất

trong nước.


• Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nuớc phòng, chống các vụ kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.


2.2.2. Trình tự, thủ tục xử lý hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh


Khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng bị ảnh hưởng lợi ích có thể khiếu nại, tố cáo lên Cục quản lý cạnh tranh để cơ quan này xem xét và giải quyết. Đối với người tiêu dùng khi muốn khiếu nại, tố cáo lên cơ quan này thì cần làm hồ sơ khiếu nại, tố cáo bằng văn bản bao gồm:


Đơn/thư khiếu nại, tố cáo:

- Ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, tố cáo; tên, địa chỉ của người khiếu nại, tố cáo; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, tố cáo; nội dung, lý do khiếu nại, tố cáo và yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo.

- Do người khiếu nại, tố cáo ký tên.

- Trong trường hợp việc khiếu nại, tố cáo được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện.

Các chứng cứ kèm theo: Hóa đơn mua hàng, giấy bảo hành, vật phẩm, các giấy tờ có liên quan khác,…


Bên cạnh Cục quản lý cạnh tranh thì người tiêu dùng có thể khiếu nại tới các cơ quan, tổ chức sau:

Khiếu nại trực tiếp đến tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà mình đã mua hoặc sử dụng.

Thông qua các Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, các Văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/11/2023