Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 18

pháp luật. Đồng thời, kiên quyết đóng cửa các cơ sở nuôi dưỡng không đủ điều kiện, hoặc chỉ thành lập ra để nhằm mục đích “thu gom” trẻ em cho làm con nuôi không đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là các cơ sở không do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

- Chỉ đạo các Sở, ngành tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em.

- Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ được giao của các Sở, ngành nhằm đảm bảo thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2011/CT-UBND ngày 09/9/2011 của UBND tỉnh về việc triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.

KẾT LUẬN


Pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam và các nước đã được kí kết, tạo cơ sở pháp lí quan trọng để việc nuôi con nuôi được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Cùng với quá trình hội nhập hiện nay, quan hệ về nuôi con nuôi ngày càng gia tăng và có tính chất phức tạp, do đó hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi là kênh pháp lý quan trọng bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi không bị xâm phạm. Tuy nhiên, khi giải quyết mối quan hệ cho nhận con nuôi trên thực tế không hề đơn giản, đặc biệt là Luật Nuôi con nuôi vừa mới có hiệu lực thi hành, còn thiếu các văn bản hướng dẫn, tác động của Luật chưa thể hiện rõ trong thực tế. Mặt khác, nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính nhạy cảm và hay gặp vướng mắc trong việc xử lý bởi không chỉ liên quan đến vấn đề pháp luật mà còn liên quan đến nhiều vấn đề xã hội khác. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật để phù hợp với thực tiễn nuôi con nuôi là rất cần thiết.

Trên cơ sở nhận thức của mình thông qua cơ sở lý luận và việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi chỉ ra được các bất cập, khiếm khuyết trong các quy định của pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn, đồng thời phân tích đặc điểm, điều kiện, tâm lý của người Việt Nam để đưa ra một số đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi, góp phần thúc đẩy quan hệ nuôi con nuôi theo đúng đường lối, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Thanh Bình (2002), “Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay - Thực trạng và các phương hướng, giải pháp”, luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

2. Bộ Tư pháp (2002), Thông tư số 07/2002/TT-BTP ngày 16/12 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.

3. Chính phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Hà Nội.

Thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi qua thực tiễn tại Thừa Thiên Huế - 18

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Hà Nội.

5. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch, Hà Nội.

6. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2006), “Pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

7. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2007), “Tìm hiểu Công ước La Hay về nuôi con nuôi”, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội.

8. Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp (2008), “Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế”, Hà Nội.

9. Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp (2011), “Tài liệu tập huấn triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi”, Hà Nội.

10. Chính phủ Việt Nam và Unicef (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt nam, Hà Nội.

11. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2005), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam,

Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

13. Trần Ngọc Đường (2000) “Lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Ngô Thị Hường (2007), “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội.

15. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946,1959,1980,1992 và Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992) (2002), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2004) “Giáo trình Triết học Mác – Lênin”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. ISS (2009), Nhận nuôi con nuôi từ Việt Nam - Những phát hiện và khuyến nghị của nhóm chuyên gia đánh giá, Hà Nội.

18. Nguyễn Công Khanh (2003), “Những khó khăn bất cập trong việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay”, Tham luận Hội thảo tại Hà Nội.

19. Nguyễn Phương Lan (2000), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội

20. Nguyễn Phương Lan (2004), “Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam”, Luật học, (3).

21. Nguyễn Phương Lan (2006), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp lý về nuôi con nuôi ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.

22. Nguyễn Phương Lan (2009), “Một số vấn đề về điều kiện nuôi con nuôi”,

Luật học, (3).

23. Nguyễn Phương Lan (2011), “Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi Việt Nam”, Luật học, (10).

24. Nguyễn Thị Lan (2011), “Về việc nuôi con nuôi giữa bố dượng hoặc mẹ kế và con riêng của vợ hoặc chồng theo Luật Nuôi con nuôi”, Luật học, (8).

25. Nguyễn Phương Lan (2012), “Vấn đề vi phạm quyền trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi”, Luật học, (1).

26. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

27. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

28. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

29. Quốc hội (2010), Luật Nuôi con nuôi, Hà Nội.

30. Sở Tư pháp Hà Nội (2003), “Công tác giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Hà Nội làm con nuôi”, Tham luận hội thảo tại Hà Nội.

31. Sở Tư pháp (2001), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế.

32. Sở Tư pháp (2002), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế.

33. Sở Tư pháp (2003), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế.

34. Sở Tư pháp (2008), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nuôi con nuôi trên địa bàn tỉnh, Thừa Thiên Huế.

35. Sở Tư pháp (2009), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế.

36. Sở Tư pháp (2010), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế.

37. Sở Tư pháp (2011), Báo cáo thống kê số liệu hộ tịch năm, Thừa Thiên Huế.

38. Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, 4 (2003), Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

39. Nguyễn Thanh Xuân (2011), “Cần quy định cụ thể việc nuôi con nuôi”, Dân chủ và pháp luật, (11).

40. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41. Website: http://giadinh.net “Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (2010)”

42. Website: http://badt.hue.gov.vn/portal

43. Website: http://bvqte.thuathienhue.gov.vn

44. Website: www.thuathienhue.gov.vn

45. Website: http://giadinh.net

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024