Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Của Thang Đo Sự Trung Thành



Bảng 4-3: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu



Yếu tố

Giá trị

trung bình

Sai lệch

chuẩn của trung bình

Độ lệch

chuẩn

Phương

sai

Trị

nhỏ nhất

Trị

lớn nhất

Niềm tin

3.9092

.0377

.60158

.362

1.50

5.00

Sự cam kết

3.7451

.0371

.59296

.352

1.50

5.00

Truyền thông

3.6549

.0459

.73242

.536

1.00

5.00

Quản trị xung đột

3.6451

.0390

.62275

.388

2.00

5.00

Sự cảm thông

3.5859

.0424

.67727

.459

1.80

5.00

Sự trung thành

3.6180

.0386

.61643

.380

1.80

5.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của marketing quan hệ (relationship marketing) đến sự trung thành của khách hàng – Một nghiên cứu tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam - 6


Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập của tác giả

Từ kết quả trên cho thấy tất cả 5 thành phần của RM: Niềm tin, Sự cam kết, Truyền thông, Quản trị xung đột, và Sự cảm thông đều được khách hàng đánh giá cao (giá trị trung bình thấp nhất là 3.5859). Trong đó thành phần Niềm tin được khách hàng đánh giá cao nhất (giá trị trung bình 3.9092), còn thành phần Sự cảm thông được khách hàng đánh giá thấp nhất (giá trị trung bình 3.5859).

4.3 Kiểm định thang đo

Hệ số Cronbach Alpha là phép kiểm định mức độ chặt chẽ, mạch lạc giữa các mục hỏi (biến quan sát) trong thang đo, vì vậy nó được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo nhằm loại bỏ những biến quan sát, những thang đo không đạt. Theo qui ước thì một tập họp các mục hỏi được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 đến gần 1, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach Alpha từ 0.6 là dùng được trong trường hợp khái niệm cần đo lường là mới hoặc là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, chỉ giữ lại những biến quan sát có hệ số alpha lớn hơn hoặc bằng 0.6. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.



Kết quả chạy Cronbach Alpha cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy. Mỗi thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.7; nếu bỏ đi bất cứ biến quan sát nào trong thang đo này thì hệ số alpha đều giảm; đồng thời với hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.4 nên tất cả các biến quan sát đều được giữ lại.



Bảng 4-4: Thống kê kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha



Thang đo

Biến quan sát

Tương

quan biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại biến

Cronbach alpha


Đánh giá


Niềm tin

NT1

0.7228

0.8515


0.8781


Chấp nhận

NT2

0.7079

0.8531

NT3

0.6935

0.8556

NT4

0.6616

0.8617

NT5

0.613

0.8687

NT6

0.7152

0.852


Sự cam kết

CK1

0.4765

0.7479


0.7611


Chấp nhận

CK2

0.5203

0.7256

CK3

0.6324

0.6638

CK4

0.6121

0.6755


Truyền thông

TT1

0.5782

0.7942


0.8123


Chấp nhận

TT2

0.6294

0.7709

TT3

0.6681

0.7478

TT4

0.6738

0.7437


Quản trị xung đột

XD1

0.6761

0.7619


0.8223


Chấp nhận

XD2

0.6452

0.7766

XD3

0.6358

0.7827

XD4

0.6341

0.7834


Sự cảm thông

CT1

0.7499

0.8418


0.8757


Chấp nhận

CT2

0.6174

0.8748

CT3

0.7795

0.8309

CT4

0.7029

0.85

CT5

0.7084

0.8491


Sự trung thành

LTT1

0.5212

0.7893


0.8063


Chấp nhận

LTT2

0.6375

0.756

LTT3

0.5852

0.7711

LTT4

0.6687

0.7457

LTT5

0.5604

0.7816



4.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định các thang đo bằng hệ số Cronbach alpha không có biến quan sát nào bị loại nên 28 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố.

Khi tiến hành phân tích nhân tố, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm

định Bartlett ≤ 0.05 (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ hai, hệ số tải nhân tố (factor loadings) ≥ 0.5. Biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Hair và cộng sự, 2006)

- Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

(Anderson và Gerbing, 1988)

- Thứ tư, hệ số Eigenvalue có giá trị ≥ 1 (Anderson và Gerbing, 1988)

- Thứ năm, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố

≥ 0.3 để đảm bảo sự phân biệt giữa các nhântố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).

4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo RM

Đặt giả thuyết H0 là 23 biến quan sát của thang đo RM không có mối tương

quan với nhau.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig=.000) , hệ số KMO là 0.923 > 0.5, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue bằng 1.062, với phương pháp rút trích nhân tố Principal Component, sử dụng phép quay Varimax, cho phép 5 nhân tố được rút trích từ 23 biến quan sát và phương sai trích được là 65.583%, các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.628, mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều ≥ 0.3 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố.



Bảng 4-5: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo RM


Biến quan sát

Nhân tố

1

2

3

4

5

NT1

.646





NT2

.650





NT3

.648





NT4

.699





NT5

.719





NT6

.797





CK1





.628

CK2





.664

CK3





.713

CK4





.637

TT1




.753


TT2




.651


TT3




.681


TT4




.698


XD1



.737



XD2



.733



XD3



.696



XD4



.635



CT1


.699




CT2


.787




CT3


.741




CT4


.681




CT5


.665




Eigenvalue

9.801

1.724

1.335

1.163

1.062

Phương sai trích

16.097

30.475

42.779

54.279

65.583



4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá của thang đo sự trung thành

Đặt giả thuyết H0 là 5 biến quan sát của Thang đo Sự trung thành không có mối tương quan với nhau.

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig=.000), hệ số KMO là 0.791> 0.5, điều này cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy ở mức Eigenvalue bằng 2.841, với phương pháp rút trích nhân tố Principal Component, cho phép 1 nhân tố được rút trích từ 5 biến quan sát và phương sai trích được là 56.821%, các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, thấp nhất là 0.697.

Bảng 4-6: Kết quả phân tích nhân tố của Thang đo Sự trung thành



Biến quan sát

Nhân tố

1

LTT1

.697

LTT2

.793

LTT3

.741

LTT4

.811

LTT5

.722

Eigenvalue

2.841

Phương sai trích

56.821

Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập của tác giả


4.5 Kiểm định giả thuyết tác động của marketing quan hệ (RM) đến sự trung thành của khách hàng

4.5.1 Phân tích tương quan

Trước khi phân tích mức độ tác động của các thành phần marketing quan hệ đến sự trung thành của khách hàng, nghiên cứu thực hiện đo lường mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính của thang đo sự trung thành với các biến thành phần: niềm



tin, sự cam kết, truyền thông, quản trị xung đột, sự cảm thông không xét trên mối quan hệ nhân quả thông qua kiểm định hệ số tương quan Pearson.

Bảng 4-7: Kết quả phân tích tương quan




Niềm tin

Sự cam kết

Truyền thông

Quản trị xung đột

Sự cảm thông

Sự trung thành

Pearson Correlation

0.659**

0.617**

0.602**

0.620**

0.671**

Sig. (2-tailed)

0.000

0.000

0.000

0.000

0.000

N

255

255

255

255

255

Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập của tác giả

Kết quả trên cho thấy biến phụ thuộc Sự trung thành có mối tương quan với 5 biến độc lập ở mức ý nghĩa 5%, trong đó có tương quan mạnh nhất với biến Sự cảm thông (r = 0.671), biến Niềm tin (r = 0.659). Biến Sự trung thành tương quan yếu nhất với biến Truyền thông (r = 0.602).

Tuy nhiên để xác định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của từng nhân tố trong sự tác động đến sự trung thành của khách hàng phương pháp phân tích hồi qui được sử dụng.

Trong phân tích hồi qui, 5 biến độc lập gồm: Niềm tin (NT), Sự cam kết(CK) và Truyền thông (TT), Quản trị xung đột (XD), Sự cảm thông (CT), 1 biến phụ thuộc là Sự trung thành (LTT).

Phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter) với phần mềm SPSS 11.5.

4.5.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Hệ số R2 thường được sử dụng để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đối với dữ liệu, với nguyên tắc R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp với tập dữ liệu mẫu.

Trong mô hình này, có R2 là 0.617, cho thấy mô hình này là phù hợp, R2 điều chỉnh là 0.609 (nhỏ hơn R2), do đó, dùng R2 điều chỉnh để đánh giá sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2008). R2 điều chỉnh là 0.609 tức là giải thích được 60.9% biến thiên sự trung thành bởi các biến thiên niềm tin, sự cam kết, truyền thông, quản trị xung đột, sự cảm



thông, 30.1% còn lại thay đổi trong sự trung thành mô hình không giải thích được. Mô hình hồi qui phù hợp với tập dữ liệu ở độ tin cậy 95% (Kết quả thống kê F trong mô hình có sig. = .000).

(Xem Phụ lục 8).

4.5.3 Ý nghĩa của các hệ số hồi qui

Bảng 4-8: Kết quả phân tích hồi qui



Thành phần

Hệ số chưa

chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa


t


Sig.

B

Sai số

Beta

Hằng số

.175

.180


.968

.334

NT (Niềm tin)

.251

.058

.245

4.359

.000

CK (Sự cam kết)

.161

.057

.155

2.846

.005

TT (Truyền thông)

.121

.045

.144

2.666

.008

XD (Quản trị xung đột)

.146

.055

.148

2.665

.008

CT (Cảm thông)

.247

.051

.271

4.840

.000


Nguồn: xử lý dữ liệu thu thập của tác giả

Kết quả cho thấy, cả 5 yếu tố: Niềm tin (sig. = .000), Sự cam kết (sig. =

.005), Truyền thông (sig. = .008), Quản trị xung đột (sig. = .008) và Sự cảm thông (sig. = .000), hệ số beta lần lượt là 0.251, 0.161, 0.121, 0.146, 0.247. Điều này có nghĩa là, ở độ tin cậy 95%, khi yếu tố Niềm tin thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự trung thành của khách hàng thay đổi 0.251 đơn vị, khi yếu tố Sự cam kết thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự trung thành của khách hàng thay đổi 0.161 đơn vị, khi yếu tố Truyền thông thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự trung thành của khách hàng thay đổi 0.121 đơn vị và khi yếu tố Quản trị xung đột thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự trung thành của khách hàng thay đổi 0.146 đơn vị, khi yếu tố Sự cảm thông thay đổi 1 đơn vị sẽ làm Sự trung thành của khách hàng thay đổi 0.247 đơn vị. Như vậy, trong 5 nhân tố tác động đến sự trung thành của khách hàng thì hai nhân tố Niềm tin và Sự cảm thông có tác động mạnh nhất.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí