Về Một Số Ngôi Chùa Việt Thế Kỷ Xvii Ở 10 Huyện Phía Tây Và Phía Nam Hà Nội:

Hoài Đức và thị xã Sơn Tây vào Hà Nội. Năm 1991 chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hoà Bình, định lại ranh giới Hà Nội, chuyển trả lại cho tỉnh Hà Tây các huyện sáp nhập từ năm 1979.

Tháng 1 năm 2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội và 10 huyện Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai, Sơn Tây, Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì trở thành những huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam của thủ đô Hà Nội.

1.2.2. Về một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội:

Hệ thống chùa ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội, ngoài sự phong phú về số lượng còn đa dạng về công năng, bên cạnh thờ Phật, còn thờ Thần tạo thành kiểu thờ “tiền Phật hậu Thần”. Nhiều chùa còn lưu dấu tích của các thiền sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Bình An, Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh...; hoặc một số ngôi chùa vốn từ quán Đạo Lão (chùa Mui - Thường Tín, chùa Sổ - Thanh Oai, chùa Linh Tiên - Hoài Đức...). Nhiều ngôi chùa theo truyền thuyết và các di vật hiện còn, đặc biệt là trên bia đá đã khẳng định một số ngôi chùa được xây dựng từ rất lâu đời, đây là những minh chứng góp phần vào nghiên cứu sự thăng trầm của Phật giáo Việt Nam.

Theo tiến trình lịch sử Phật giáo, đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam khá sớm - từ thể kỷ II sau công nguyên. Có thể từ trung tâm Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Phật giáo đã lan toả tới các vùng lân cận ở đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có khu vực Hà Tây xưa. Trong các ngôi chùa đó dấu vết kiến trúc thời Lý mà ta có thể dễ dàng bắt gặp ở chùa Thầy, chùa Từ Am, chùa Cao, chùa Nả... với những chân đá tảng mài thô, kích thước trung bình là 0,7m x 0,7m x 0,3m. Dấu vết thời Trần có ở chùa Bối Khê (Thanh Oai), trong chùa hiện còn tấm bia "Đại Bi tự" khắc năm Hồng Thuận thứ 7 (1515) cho

biết: chùa được xây dựng vào năm Khai Hựu thứ 10, đời vua Trần Hiến Tông (1329 - 1341) và bệ đá hoa sen khắc dòng chữ "năm Nhâm Tuất, hiệu Xương Phù thứ 6" (năm 1382). Về kiến trúc, toà Thượng điện là một hạng mục công trình còn giữ nguyên kiểu thức và trang trí điêu khắc thời Trần, với bộ vì thượng kiểu "giá chiêng" có lòng ván lá đề chạm rồng. Ngoài ra, chùa Sùng Giáo (Ba Vì) với những mô hình tháp Phật bằng đất nung, mang phong cách thời Trần (thế kỷ XIII - XIV). Như vậy, kiến trúc và điêu khắc gỗ thời Trần còn lại rất hiếm, nhưng điêu khắc đá thời Trần còn một số bệ đá hoa sen nổi tiếng như chùa Ngọc Đình (Thanh Oai), chùa Thanh Sam (Ứng Hoà), chùa

Dương Liễu (Hoài Đức), chùa Thầy (Quốc Oai)

Thời Lê Sơ, Nho giáo thịnh hành ở triều đình nhưng ở các làng quê Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm. Dấu tích kiến trúc - điêu khắc thời Lê Sơ không còn nhiều. Sang thời Mạc, dấu vết kiến trúc hiện còn ở chùa Nả (Ba Vì), chùa My Dương (Thanh Oai), chùa Hương Trai (Hoài Đức) đặc biệt là ở chùa Mui (Thường Tín) với hệ thống mái ngói và các linh vật trang trí bằng đất nung điển hình duy nhất còn tương đối nguyên vẹn. Sang thời Lê - Trịnh, hiện diện kiến trúc chùa thời này còn khá phong phú. Đối với những di tích lớn như chùa Thầy, chùa Hương, chùa Mía... giai đoạn này lại được trùng tu tôn tạo. Trong quần thể di tích Hương Sơn, chùa Thiên Trù được khởi công xây dựng từ thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận năm thứ 8 (1467). Đến năm Chính Hoà thứ 7 (1686), hoà thượng Trần Đạo Viên Quang ở Ty tăng lục đứng ra kiến thiết. Từ đó, toà ngang dãy dọc lộng lẫy nguy nga, tiếc rằng trong các năm 1947, 1948, 1950 thực dân Pháp đã 3 lần tàn phá. Đến năm Kỷ Tỵ (1989) khu vực Thiên Trù lại được xây dựng lại. Dấu tích cổ ở chùa Hương, đáng kể là một số bia đá thời Lê, bút tích của chúa Trịnh Sâm năm Canh Thìn (1770) và pho tượng Phật bà Quan Âm tạc bằng đá xanh thời Tây Sơn trong động Hương Tích. Các di tích khác hiện còn, đều mang dấu ấn

kiến trúc - điêu khắc thời Nguyễn và những năm tu bổ tôn tạo gần đây. Trong việc tu bổ đó, đáng kể là việc phục dựng gác chuông bằng gỗ, còn lại đã sử dụng nhiều vật liệu xi măng, bê tông cốt thép. Hay chùa Thầy mang một số dấu tích văn hoá Lý, Trần nhưng hiện diện kiến trúc, điêu khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Ba toà chùa chính là chùa Thượng, chùa Trung, chùa Hạ... Đều được xây dựng hoặc được trùng tu lớn vào các thế kỷ này. Vào các năm 1958, 1976, 1994, 2004 các hạng mục kiến trúc trên và hai dãy hành lang, gác chuông, gác trống... đều lần lượt được tu bổ bằng nguồn vốn của nhà nước và vốn đối ứng, nguồn vốn từ sự hảo tâm công đức của khách thập phương.

Mặc dù những ngôi chùa ở một số huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội có lịch sử ra đời từ khá sớm, một số ngôi chùa được xây dựng từ thời Lý, thời

Trầnnhưng hầu hết những ngôi chùa này đã trải qua nhiều lần trùng tu, xây

dựng thêm một số hạng mục công trình. Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là những dấu tích kiến trúc gỗ ở các công trình chính còn lại đến hiện nay hầu hết được trùng tu vào giai đoạn thế kỷ XVII.

Bảng 1.2. Các dạng mặt bằng tổng thể 17chùa hiện nay


STT

Tên chùa

Địa điểm

Tổng thể

1

Chùa Bối Khê

Tam Hưng- Thanh Oai


Nội công ngoại quốc

2

Chùa Hưng Giáo

Tam Hưng- Thanh Oai

3

Chùa Sổ

Tân Ước- Thanh Oai

4

Chùa Thị Nguyên

Cao Dương- Thanh Oai

5

Chùa Mui

Tô Hiệu - Thường Tín

6

Chùa Nhị Khê

Nhị Khê - Thường Tín

7

Chùa Đậu

Nguyễn Trãi- Thường Tín

8

Chùa Mía

Đường Lâm- Sơn Tây

9

Chùa Thầy

Sài Sơn- Quốc Oai

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành Hà Nội (khảo sát 10 huyện phía tây và phía nam Hà Nội) - 5

Chùa Trăm Gian

Tiên Phương - Chương Mỹ


10


11

Chùa Tường Phiêu

Tường Phiêu- Ba Vì

Mặt bằng hình chữ Đinh

12

Chùa Mậu Lương

Kiến Hưng- Hà Đông

13

Chùa Cống Xuyên

Nghiêm Xuyên- Thường Tín

14

Chùa La Khê

Văn Khê- Hà Đông

15

Chùa Kim Bôi

Kim Bôi- Mỹ Đức

16

Chùa Lê Dương

Lê Dương- Đan Phượng

17

Chùa Hương

Hương Sơn- Mỹ Đức


Như vậy, các ngôi chùa như đã thống kê ở trên có hai dạng mặt bằng tổng thể cơ bản là kiểu "nội công ngoại quốc" và mặt bằng hình chữ “Đinh”. Nhưng trong đó mặt bằng kiểu “nội công ngoại quốc” lại chiếm tỷ lệ lớn nhất (64.70%), còn những ngôi chùa có bố cục hình chữ Đinh chỉ chiếm 35.30%.

Bố cục mặt bằng tổng thể kiểu “nội công ngoại quốc” bao gồm nhiều công trình được sắp đặt khá thống nhất. Từ Tam quan đến toà Tam bảo (gồm Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện có kết cấu hình chữ “Công”), hai bên có hai dãy hành lang được nối với nhau bằng nhà Hậu đường, hợp thành khung vuông bao lấy toà Tam bảo. Điều đáng quan tâm là những ngôi chùa này hầu hết có sự kết hợp giữa thờ Phật với thờ Thánh theo kiểu "tiền Phật hậu Thánh" như chùa Thầy ngoài chức năng thờ Phật còn thờ Từ Đạo Hạnh; hay chùa Đậu ngoài thờ Phật còn thờ hai nhà sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc

TrườngBên cạnh đó kiểu mặt bằng hình chữ Đinh chỉ gồm Tam bảo (Tiền

đường, Thượng điện) và các công trình phụ trợ nằm tách dời nhau.


Diện mạo của một số ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc gia đặc biệt quan trọng, bởi đa số kiến trúc gỗ các hạng mục chính của công trình còn lại là thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII). Đối với các di tích lớn nói trên, việc tu bổ di tích đều được sự quan tâm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,

Cục Di sản Văn hoá, UBND tỉnh và Sở Văn hoá Thông tin nên việc trùng tu, tu bổ đã tuân thủ nguyên tắc bảo tồn di tích. Vật liệu, kỹ thuật thi công, nguyên tắc bảo tồn tối đa các yếu tố gốc... được đặc biệt quan tâm. Vì vậy, các di tích loại này ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội có thể nói về cơ bản vẫn giữ nguyên được giá trị di tích và sự nổi tiếng vốn có của người xưa để lại.

Ngoài các ngôi chùa thuộc loại được xếp hạng Quốc gia đặc biệt quan trọng nói trên, còn có hàng trăm ngôi chùa làng được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh xếp hạng. Tuy là ngôi chùa làng nhưng nhiều di tích cũng rất to lớn và nổi tiếng như chùa Mui, chùa Đậu (Thường Tín), chùa Sổ (Thanh Oai)... Nhiều chùa còn lưu giữ được những bệ đất nung, bát hương, hệ thống tượng Phật và kến trúc thời Lê thế kỷ XVII - XVIII rò nét. Trong những năm qua, mặc dù được sự quan tâm chống xuống cấp bằng các nguồn vốn, nhưng do số lượng di tích nhiều và việc đầu tư trọng điểm nên nhiều di tích được tu sửa chỉ mang tính chất cấp thiết, chống nguy cơ sụp đổ. Tình trạng sửa chữa vá víu bằng các chất liệu gỗ tạp, gỗ xoan... vẫn phải áp dụng và việc lấn chiếm đất đai của di tích nói chung không phổ biến nhưng đã xuất hiện hiện tượng gây mất mỹ quan như xây nhà cao tầng sát vào khu vực đã khoanh vùng bảo vệ di tích, tình trạng lều quán bán hàng, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo như khu vực chùa Thầy, chùa Hương, chùa Trăm Gian... Điều này đòi hỏi phải tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền việc bảo vệ di tích theo Luật Di sản văn hoá. Cần đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét tiếp tục xét thêm một số ngôi chùa vào loại Quốc gia đặc biệt quan trọng

như chùa Mui (Thường Tín), chùa Sổ (Thanh Oai)Bởi đây là những ngôi

chùa có giá trị rất tiêu biểu về mặt niên đại tạo dựng, hệ thống kiến trúc và điêu khắc độc đáo được giới nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật và Phật học quan tâm.

1.2.3. Phân bố bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

1.2.3.1. Phân bố bia theo không gian:

Số bia đá thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn hiện nay chủ yếu nằm trên thực địa, nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng tìm hiểu thêm thác bản văn bia hiện có ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để so sánh đối chiếu.

Bảng 1.3. Số lượng bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa tiêu biểu thuộc 10 huyện ngoại thành Hà Nội

STT

Tên huyện hiện nay

Số chùa

Số bia

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Chương Mỹ

01

01

3.45

2

Đan Phượng

01

01

3.45

3

Hà Đông

02

02

6.89

4

Hoài Đức

01

01

3.45

5

Mỹ Đức

01

01

3.45

6

Quốc Oai

01

04

13.79

7

Thanh Oai

04

08

27.59

8

Thường Tín

04

07

24.14

9

Sơn Tây

02

03

10.34

10

Ba Vì

01

01

3.45

TỔNG SỐ

17

29

100

Qua bảng thống kê cho thấy, bia đá phân bố tập trung chủ yếu ở huyện Thanh Oai (08 bia chiếm 27.59% tổng số bia), hay huyện Thường Tín (07 bia

- chiếm 24.14% tổng số bia). Số bia còn lại được phân bố rải rác ở khắp các huyện Chương Mỹ, Đan Phượng, Ba Vì... nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

- Phân bố theo làng xã:

Bia đá thế kỷ XVII như đã thống kê ở bảng 1.3 phân bố không đồng đều, trong đó có những xã tập trung nhiều bia đá, bởi xã đó có nhiều chùa được tạo

dựng và trùng tu trong giai đoạn thế kỷ XVII hiện còn giữ được khá nguyên vẹn như xã Tân Ước, xã Bối Khê (Thanh Oai) mỗi xã còn 03 bia, xã Sài Sơn (Quốc Oai) - 04 bia, xã Đường Lâm (Sơn Tây) - 03 bia...

Qua quá trình khảo sát một vài bia đá trong di tích của người Việt, chúng tôi nhận thấy bia đá thế kỷ XVII có sự phát triển hơn so với những thời kỳ trước đó, bởi giai cấp thống trị thời kỳ này cho tiến hành xây dựng khá rầm rộ đền đài, cung điện, chùa chiền... Chính điều đó đã thúc đẩy tầng lớp thợ thủ công phát triển, đỏi hỏi tay nghề cao, nên nghệ thuật khắc bia đá cũng hơn hẳn so với thời kỳ trước.

Tuy nhiên, lý do văn hoá cũng chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện nhiều bia đá, nhưng nếu chỉ có thế thôi thì chưa đủ. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác thúc đẩy sự xuất hiện của hàng loạt bia đá trên khắp các làng xã. Đó là hệ thống quan chức các cấp người địa phương sau những năm dài gặt hái được thành công đã trở về làng, giúp đỡ làng về vật chất như tiền, của, ruộng vườn... Họ và những người dân nơi họ đóng góp muốn lưu lại dấu tích, ghi nhớ công ơn, nên đã cho dựng bia ghi lại. Chính điều này đã có tác dụng tích cực đến lớp người có quyền, có tiền của… để họ tham gia đóng góp cho làng xã và cứ thế bia đá lần lượt được tạo dựng. Ngoài ra, các thành phần khác trong làng muốn được làng thờ cúng, đã tự nguyện đóng góp tiền cho cộng đồng làng xã.

Từ những nguyên nhân trên, có thể nhận thấy một số nơi có tiềm lực kinh tế khá lớn, quan chức phát đạt, con người hiếu học, nên đã sản sinh ra một “văn hoá bia”. Sự xuất hiện nhiều bia thế kỷ XVII gắn với tín ngưỡng thờ Phật trong các ngôi chùa làng Việt ở một số huyện ngoại thành Hà Nội đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ những ngôi chùa thời kỳ này trong các làng xã.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022