Một Số Mô Hình Nghiên Cứu Về Rủi Ro Tín Dụng‌‌


Theo quy định của Chính phủ, đến cuối 2010, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đạt vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng và phải đáp ứng hệ số CAR theo Basel 1, nhằm đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.


2.2 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO TÍN DỤNG‌‌


2.2.1 Nghiên cứu của Hess, Grimes và Holmes (2008).


Rủi ro tín dụng được Hess và cộng sự (2008) nghiên cứu tại 32 ngân hàng Australia từ 1980 – 2005. Để đo lường rủi ro tín dụng, các tác giả dùng chỉ tiêu tỷ lệ chi phí dự phòng/dư nợ cho vay và đề xuất mô hình gồm 5 nhóm yếu tố tác động:

Nhóm 1 (các yếu tố vĩ mô): Tăng trưởng GDP (GDPGRW), mức thất nghiệp (UNEMP) và thay đổi mức thất nghiệp (∆UNEMP);

Nhóm 2 (các chỉ tiêu biến động tài sản): Chỉ số chứng khoán (RET_SHINDX) và chỉ số giá bất động sản (HPGRW);

Nhóm 3 (yếu tố tài chính/vĩ mô): chỉ số lạm phát (CPIGRW)


Nhóm 4 (các chỉ tiêu từng ngân hàng): Tổng dư nợ vay (SH_SYSLNS), lãi biên (NIM), tỷ lệ chi phí – thu nhập (CIR) và tỷ lệ tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và dự phòng/tổng tài sản (EBTP_AS);

Nhóm 5 (chỉ tiêu tăng trưởng): tỷ lệ tăng trưởng tài sản (ASGRW).


Mô hình cụ thể như sau:


IAE_LN=const


1.0GDPGRWi,t+ β1.1GDPGRWi,t-1+ β1.2GDPGRWi,t-2


2.0∆UNEMPi,t+ β2.1∆UNEMPi,t-1+ β2.2∆UNEMPi,t-2


3.0UNEMPi,t+ β3.1UNEMPi,t-1+ β3.2UNEMPi,t-2



Yếu tố vĩ mô




4.0RET_SHINDXi,t4.1RET_SHINDXi,t-1+ β4.2RET_SHINDXi,t-25.0HPGRWi,t+ β5.1HPGRWi,t-1+

β5.2HPGRWi,t-2


hỉ tiêu biến động ài sản

6.0CPIGRWi,t+ β6.1CPIGRWi,t-1+ β6.2CPIGRWi,t-2

Y

m

ếu tố tài chính/vĩ ô

7SH_SYSLNSi,t


8.0NIMi,t+ β8.1NIMi,t-1+ β8.2NIMi,t-2


9.0CIRi,t+ β9.1CIRi,t-1+ β9.2CIRi,t-2


10.0EBTP_ASi,t+ β10.1EBTP_ASi,t-1+ β10.2EBTP_ASi,t-2



hỉ tiêu từng ngân àng




11.0ASGRWi,t+ β11.1ASGRWi,t-1+ β11.2ASGRWi,t-2


11.3ASGRWi,t-3+ β11.4ASGRWi,t-4


+ui,t

C

hỉ tiêu tăng trưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng nhóm yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

C

t





C

h




Kết quả nghiên cứu cho thấy:


- Tăng trưởng GDP, thay đổi thất nghiệp và mức độ thất nghiệp có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng với độ trễ 1 năm.

- Tăng trưởng CPI có tác động âm với rủi ro tín dụng nhưng mức ý nghĩa rất hạn chế.


- Các ngân hàng lớn và các ngân hàng có lãi biên lớn có mức rủi ro tín dụng thấp. Các ngân hàng không hiệu quả với tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập lớn cũng có mức rủi ro tín dụng lớn.

- Kết quả quan trọng nhất là ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng trong quá khứ. Các tác giả thấy là tăng trưởng tín dụng nhanh làm giảm chất lượng tín dụng với độ trễ 2-4 năm.

2.2.2 Nghiên cứu của Foos và các cộng sự (2010).


Foos và các cộng sự (2010) nghiên cứu tác động của tăng trưởng tín dụng đến rủi ro của ngân hàng tư nhân dành cho khách hàng cá nhân trên 16 quốc gia có ngành tài chính phát triển (Mỹ, Canada, Nhật và 13 nước Châu Âu), sử dụng số liệu báo cáo tài chính của hơn 16.000 ngân hàng trong khoảng thời gian 1997-2007. Bài ng


hiên cứu không chọn các quốc gia đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi vì môi trường kinh tế không ổn định và chất lượng báo cáo không đáng tin cậy. Các tác giả chỉ xem xét các khoản tăng trưởng bất thường nghĩa là tăng trưởng cao hơn trung bình mẫu. Rủi ro ngân hàng được chia làm 3 phần: rủi ro tài sản, khả năng sinh lợi và thanh khoản của ngân hàng.

Rủi ro tài sản (LL) được tính bằng tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng năm t/tổng dư nợ cho vay năm t-1. Tác giả cho là khách hàng không bị phá sản trong năm đầu tiên vay vốn, nên để đảm bảo tính phù hợp của tỷ số, tác giả đã tính khoản dự phòng với độ trễ 1 năm so với tổng dư nợ vay.

Khả năng sinh lời (RII) được tính bằng tỷ lệ thu nhập gộp từ lãi cho vay trên toàn bộ khoản vay. Thu nhập gộp từ lãi cho vay được tính từ tổng thu từ lãi cho vay và không trừ chi phí huy động vốn, vì mục đích nghiên cứu là hiệu quả của hoạt động cho vay. Lãi từ các khoản cho vay trong năm đầu tiên thường thấp hơn lãi từ các khoản cho vay từ năm thứ hai trở đi vì các khoản vay thường được giải ngân


dàn trải trong năm, nên lãi được tính từ thời điểm giải ngân đến cuối năm. Các tác giả sử dụng giá trị trung bình của các khoản vay trong năm t và t-1 làm bội số của RIIt.

Tính thanh khoản của ngân hàng được tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, phản ánh khả năng đảm bảo các khoản thất thoát ngoài mong đợi. Các ngân hàng thường được yêu cầu đảm bảo tỷ lệ vốn tối thiểu 8% theo quy định về mức vốn trong Basel I và Basel II.

Các tác giả đưa ra mô hình để đánh giá rủi ro tài sản như sau:


4

LOGLLi,t = α + β1LOGLLi,t-1 +

k 1

k 1ALGi,t k

+ β 6SIZEi,t + β7EQASSETSi,t

+ γ Biến giả phân loại + δ Biến giả quốc gia-năm + εi,t Trong đó:

LOGLLi,t: Logarit của tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng i, năm t. Tỷ lệ rủi ro tín dụng được tính bằng tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng năm t/tổng dư nợ cho vay năm t-1. Vì theo tác giả, khách hàng thường không phá sản ngay trong năm đầu vay vốn.

ALGi,t: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ vay vượt trên mức trung bình của ngân hàng i, năm t.

SIZEi,t: được tính bằng logarit của tổng dư nợ cho vay của ngân hàng i, năm t.


EQASSETSi,t: tính bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữutrên tổng tài sản của ngân hàng i, năm t.

Biến giả phân loại: các ngân hàng thu thập được số liệu sẽ phân thành 5 loại: Ngân hàng do các công ty sở hữu (Bank Holdings and holding companies), ngân hàng hợp tác (cooperative banks), ngân hàng cho vay trung và dài hạn (medium and long term credit banks), ngân hàng cho vay có thế chấp bất động sản (Real estate/mortgage banks) và ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm (savings banks).


Biến giả quốc gia-năm: dùng để phân tách tác động của điều kiện kinh tế vĩ mô theo từng năm tại từng quốc gia.

Bài nghiên cứu dùng 2 kỹ thuật để ước lượng mô hình: Hồi quy bình phương bé nhất và ước tính bảng GMM theo hệ thống 2 bước năng động.

Khi đưa số liệu vào phân tích theo mô hình trên, Foos và các tác giả thấy tăng trưởng tín dụng bất thường có tác động dương và tác động rất mạnh đến rủi ro tín dụng. Họ có tính đến độ trễ của tác động này trong bài nghiên cứu và thấy tăng trưởng tín dụng tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng sau 3 năm. Các tác giả không tìm thấy mối quan hệ giữa biến rủi ro tín dụng với biến quy mô (SIZE) và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (EQASSETS).

(LG) và chênh lệch tỷ lệ từ lãi cho vay trên toàn bộ khoản vay (∆RIIt=RIIt-RIIt-1). Bên cạnh đó, là mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng tín dụng và chênh lệch tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (∆ETAt=ETAt-ETAt-1).

2.2.3 Tổng hợp kết quả các bài nghiên cứu có liên quan.


Bài nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Các biến ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

Hess và cộng sự (2008)

32 ngân hàng Australia trong giai đoạn 1980 - 2005

GDP, CPI, thất nghiệp, qui mô, tỷ lệ chi phí họat động/thu nhập hoạt động,

tăng trưởng tín dụng.

Foos và cộng sự (2010)

16.000 ngân hàng của 16 quốc gia có nền tài chính phát triển giai đoạn 1997

– 2007.

Tăng trưởng tín dụng, chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ.

Qua tham khảo các bài nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy có 7 biến tác động đến rủi ro tín dụng là: Tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng, thu nhập trước


thuế và dự phòng trên tổng dư nợ, mức độ cạnh tranh, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập họat động, chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ. Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm riêng của từng ngân hàng tác động đến rủi ro tín dụng mà không quan tâm đến những biến vĩ mô ảnh hưởng chung đến mọi ngân hàng. Vì vậy, các biến Tăng trưởng GDP, CPI, thất nghiệp không được thu thập để đưa vào nghiên cứu. Trong các biến còn lại, biến mức độ cạnh tranh chưa được thống kê tại Việt Nam nên tác giả không thể thu thập cho nghiên cứu ở Việt Nam; biến chênh lệch lãi cho vay trên tổng dư nợ cũng khó xác định tại Việt Nam vì lãi suất cơ bản do NHNNVN công bố không phù hợp, trong thực tế các NHTM phải lách sàn, vượt trần, biến tướng theo nhiều kiểu khác nhau, khó thu thập thông tin trung thực.

Luận văn chọn được 3 biến phù hợp với dữ liệu của Việt Nam để thu thập số liệu và phân tích tác động đến rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Ngoài các biến có tác động đến rủi ro tín dụng như trên, tác giả kỳ vọng biến quy mô ngân hàng có tác động đến rủi ro tín dụng. Ở Việt Nam, các ngân hàng lớn thường giao dịch với Tổng Công ty hay tập đoàn lớn. Các đơn vị này thường có ưu thế khi vay vốn, buộc các ngân hàng nhỏ nới lỏng điều kiện cho vay nhằm lôi kéo khách hàng. Thực tế này dễ gây rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

2.2.4 Các biến nghiên cứu được chọn.‌‌


Cuối cùng, tác giả chọn được 4 biến cho nghiên cứu của mình là: Tăng trưởng tín dụng, qui mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và tỷ lệ thu nhập trước dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ cho vay.

2.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN


2.3.1 Tăng trưởng tín dụng (LG) và rủi ro tín dụng.


Rủi ro tín dụng ngân hàng luôn được nhiều học giả quan tâm, thể hiện qua nhiều nghiên cứu liên quan. Dell’Ariccia và các cộng sự (2009) dùng số liệu từ các ngân hàng tại Croatia từ 2001 – 2006 để nghiên cứu quan hệ giữa khủng hoảng tín


dụng thế chấp thứ cấp hiện tại dẫn đến việc giảm chuẩn cho vay khi cấu trúc của thị trường này đang mở rộng và thay đổi nhanh chóng khiến hoạt động cho vay càng khó kiểm soát hơn.

Trước đây, hoạt động cho vay chỉ tập trung vào một nhóm ngành nghề nhất định, khách hàng cũng chỉ là một nhóm ít người mà ngân hàng nắm rõ hoạt động kinh doanh, đối tượng cho vay cũng gói gọn trong vài mục đích vay đơn giản, dễ kiểm soát. Theo quá trình phát triển cùng với sự cạnh tranh và mở rộng mạng lưới ngân hàng, hoạt động cho vay trở nên đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Ngân hàng mở rộng đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản rất khó kiểm soát.

Khi sản phẩm cho vay và khách hàng trở nên đa dạng và phức tạp, ngân hàng tiếp tục mở rộng cho vay hơn nữa bằng cách chứng khoán hoá các khoản cho vay của mình. Trong nghiên cứu tại Croatia, các tác giả thấy tiêu chuẩn tín dụng sụt giảm nhiều ở những khu vực có tăng trưởng tín dụng cao. Họ nhận thấy tăng trưởng tín dụng nhanh đồng nghĩa với nới lỏng chính sách cho vay.

Với dữ liệu thu thập từ các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985- 1997, Salas và Saurina (2002) thấy các thành phần trong danh mục cho vay cũng tác động đến rủi ro tín dụng. Theo họ, các khoản đầu tư vào bất động sản có mức rủi ro cao nhất, kế đến là các khoản vay thương mại, sản xuất và cuối cùng là các khoản vay đảm bảo bằng bất động sản của hộ gia đình.

Liz và các cộng sự (2000), khi nghiên cứu chu kỳ phát triển kinh tế, đã thấy tăng trưởng tín dụng thường đi kèm với chu kỳ phát triển kinh tế. Tín dụng sẽ có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP khi kinh tế thuận lợi và giảm nhanh hơn đà giảm GDP khi kinh tế suy thoái.

Hiện tượng này có thể được giải thích bằng quy luật cung – cầu. Cầu phụ thuộc nhiều vào khuynh hướng đầu tư, tiêu dùng của nền kinh tế và lãi suất cho vay của ngân hàng. Cung phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng điều kiện tín dụng, tích lũy rủi ro để bộc phát lúc kinh tế suy thoái.


Các khoản cho vay có chất lượng thấp sẽ chịu tổn thất trong điều kiện kinh tế khó khăn với độ trễ 3 năm.

Căn cứ theo cách tính rủi ro tín dụng mong đợi do Uỷ ban giám sát hệ thống ngân hàng Basel đề xuất, nếu ngân hàng tăng trưởng bằng các khoản vay tốt (có hệ số rủi ro thấp) thì rủi ro tín dụng của ngân hàng không những không tăng mà còn có khuynh hướng giảm. Keeton (1999) cho rằng tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng rủi ro tín dụng hoặc làm giảm rủi ro tín dụng tùy vào nguyên nhân tăng trưởng tín dụng.

Hầu hết lý do giải thích mối quan hệ thuận chiều giữa tăng trưởng tín dụng và rủi ro tín dụng đều liên quan đến sự dịch chuyển đường cung, tức là cầu tín dụng không đổi nhưng ngân hàng vẫn muốn cho vay nhiều hơn. Ngân hàng thực hiện điều này bằng 2 cách: giảm lãi suất cho vay mới hoặc hạ tiêu chuẩn xét duyệt cho vay. Không thể giảm lãi suất vì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và sẽ bị cổ đông phản đối. Chỉ còn cách hạ chuẩn cho vay như giảm tiêu chuẩn tài sản đảm bảo, chấp nhận khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt hoặc giảm bớt chứng cứ về dòng thu nhập đảm bảo cho khoản vay. Tăng trưởng tín dụng theo cách này làm tăng rủi ro tín dụng, dẫn đến trích lập dự phòng cao hơn trong tương lai cho các khoản vay mới này.

Tăng trưởng tín dụng có thể làm giảm rủi ro tín dụng cho toàn bộ dư nợ vay nếu không bắt nguồn từ việc tăng nguồn cung, mà từ việc tăng cầu tín dụng hoặc tăng sản lượng sản xuất. Tăng trưởng tín dụng do tăng sản lượng sản xuất trong nền kinh tế, đòi hỏi khách hàng bỏ thêm vốn kinh doanh theo nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Tăng cầu tín dụng do khách hàng muốn tăng tỷ trọng vốn ngân hàng trong tổng vốn kinh doanh. Trường hợp này xảy ra khi chi phí góp thêm vốn chủ sở hữu hoặc huy động từ thị trường vốn cao hơn lãi vay ngân hàng. Khi cầu tín dụng tăng cao, ngân hàng thường tăng lãi suất cho vay hoặc nâng chuẩn xét duyệt tín dụng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022