Đo Lường Đánh Giá Của Khách Du Lịch Về Sức Hấp Dẫn Của Tài Nguyên Du Lịch Văn Hóa Ở Điểm Đến


TÀI NGUYÊN VĂN HÓA

CỦA ĐIỂM ĐẾN

TÀI NGUYÊN DI SẢN VĂN HÓA

- Di sản văn hóa vật thể: di tích, địa điểm kiến trúc, văn hóa, lịch sử…

- Di sản phi vật thể: nghệ thuật, văn hóa dân gian

- Các địa điểm chứa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: bảo tàng, bộ sưu tập, thư viện, địa điểm trình diễn nghệ thuật dân gian, làng nghề…

TÀI NGUYÊN VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI

- Sự kiện, lễ hội đương đại: liên hoan điện ảnh, sân khấu, âm nhạc…

- Chương trình, địa điểm vui chơi, giải trí: công viên, sòng bạc, rạp hát, rạp chiếu phim…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

- Sản phẩm sáng tạo của thời hiện đại: trò chơi, nghệ thuật thị giác…

Hình 2.1. Phân loại tài nguyên văn hóa

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 4

(Nguồn: ICOMOS, 2005)

Ngoài hai yếu tố tài nguyên di sản văn hóa và tài nguyên văn hóa đương đại, tại mỗi điểm đến, các yếu tố bên ngoài gồm bầu không khí tâm lý xã hội, lối sống, thái độ của cộng đồng bản địa, các hoạt động thời trang, đồ họa, phần mềm, phim ảnh, truyền thông, giải trí… được xem là những thuộc tính nằm ngoài hai nhóm tài nguyên trên nhưng có vị trí rất quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến (ICOMOS, 2005; Richards, 2007; OECD, 2009; Reisinger, 2009).

2.1.2. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa

Nghiên cứu xác định sức hấp dẫn của điểm du lịch, của TNDL đã được thực hiện từ đầu những năm 1970 (Formica, 2000). Ở giai đoạn này, các tác giả tiếp cận đo lường sức hấp dẫn của tài nguyên từ góc độ địa lý nhằm thực hiện quy hoạch điểm đến du lịch. Sức hấp dẫn của TNDL chủ yếu được đo lường dựa trên việc xác định số lượng tài nguyên, sự đa dạng loại hình tài nguyên, quy mô, sức chứa, sự thuận lợi khi tiếp cận với TNDL (Ritchie and Zins, 1973; Gearing và cộng sự, 1974).

Đến những năm 1990, xuất phát từ quan điểm marketing hiện đại, các nhà nghiên cứu cho rằng, để hiểu rõ hơn sức hấp dẫn của điểm đến, của tài nguyên đối với mỗi thị trường cần phải tiếp cận đo lường sức hấp dẫn này thông qua cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng du lịch (Lew, 1987; Keng, 1993; Ark and Richards, 2006; Formica and Uysal, 2006; Wu và cộng sự, 2015). Theo Lew (1987, tr3): “Sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch được tạo thành từ các thuộc tính có khả năng tạo ra thu hút


đối với khách du lịch mà điểm đến có được. Những thuộc tính đó là những thứ mà khách cảm thấy cần phải được nhìn thấy, các hoạt động mà khách thấy cần phải làm và những trải nghiệm mà khách thấy cần được ghi nhớ ở điểm đến”. Ở định nghĩa này, sức hấp dẫn của điểm đến hay của TNDL sẽ được xác định thông qua cảm nhận, đánh giá của KDL. Mức độ quan trọng của mỗi thuộc tính mà khách cần phải được thấy, được trải nghiệm ở điểm đến phụ thuộc vào mỗi nhóm khách khác nhau trong mối quan hệ với những yếu tố văn hóa, tâm lý xã hội và đặc điểm của mỗi chuyến đi... Từ các thuộc tính được đánh giá là quan trọng, KDL sẽ so sánh với những giá trị thực có của tài nguyên và hình thành đánh giá về sức hấp dẫn của điểm đến hay của TNDL (Formica, 2000; Formica and Uysal, 2006; Vengesayi và cộng sự, 2009).

Cũng trên cơ sở tiếp cận sức hấp dẫn là khả năng thu hút KDL của điểm đến, tác giả Hu and Ritchie (1993, tr 25) đã định nghĩa: “Sức hấp dẫn của một điểm đến du lịch phản ánh ý kiến đánh giá của cá nhân khách du lịch về khả năng mà các thuộc tính ở điểm đến có thể thỏa mãn nhu cầu, tạo ra sự hài lòng cho họ trong kỳ nghỉ tại điểm đến”. Mức độ hấp dẫn của điểm đến sẽ được xác định bằng những ý kiến đánh giá của du khách (Hu and Ritchie, 1993). Khi thuộc tính của điểm đến, của tài nguyên được cảm nhận là phù hợp với sở thích thì KDL sẽ đánh giá thuộc tính đó có sức hấp dẫn cao và ngược lại (Hu and Ritchie, 1993). Định nghĩa của Hu and Ritchie (1993) đã được nhiều tác giả phát triển trong các nghiên cứu sau này để xác định sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Formica and Uysal, 2006; Ahmad và cộng sự, 2014).

Từ các nghiên cứu về sức hấp dẫn của điểm đến, một số tác giả đã đề cập sâu hơn khi xem xét đo lường sức hấp dẫn của TNDL hay cụ thể hơn trong đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Theo các tác giả Ark and Richards (2006), sức hấp dẫn của TNDL văn hóa phụ thuộc rất lớn vào cảm nhận của người tiêu dùng du lịch và sức hấp dẫn này được đo bằng mức độ mà người tiêu dùng mong muốn được hưởng thụ, trải nghiệm các hoạt động, thuộc tính văn hóa ở điểm đến (Ark and Richards, 2006).

Wei and Zhu (2014), khi đo lường sức hấp dẫn của các di sản văn hóa ở Thượng Hải đã cho rằng sức hấp dẫn du lịch là những cảm nhận tích cực mà KDL có được về giá trị của di sản văn hóa trên cơ sở sự tương tác với tài nguyên. Những cảm nhận này chủ yếu xuất phát từ ý tưởng và trải nghiệm mà KDL có về giá trị của tài nguyên và là yếu tố thu hút sự chú ý của khách đối với tài nguyên (Wei and Zhu, 2014). Cùng quan điểm với Wei and Zhu (2014), tác giả Wu và cộng sự (2015) khi nghiên cứu về sức hấp dẫn du lịch của tài nguyên văn hóa có liên quan đến di sản của


ngành muối ở Đài Loan đã đề cập đến khái niệm sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Theo đó, TNDL văn hóa được xem là hấp dẫn khi có các yếu tố tích cực khiến KDL thấy rằng cần “phải xem” và tạo ra những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ đối với khách (Wu và cộng sự, 2015). Tác giả cũng khẳng định, sức hấp dẫn của TNDL văn hóa cần phải được đo lường từ cảm nhận, đánh giá của KDL trên cơ sở các thuộc tính sẵn có của tài nguyên. Những thuộc tính tạo ra ấn tượng, cảm nhận tích cực đối với khách sẽ có sức hấp dẫn cao và ngược lại sẽ là không hấp dẫn (Wu và cộng sự, 2015).

Như vậy, có thể thấy xuất phát từ góc độ phân tích nhu cầu và cảm nhận của KDL, các nhà nghiên cứu đã có chung quan điểm cho rằng: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa là các thuộc tính của tài nguyên văn hóa ở điểm đến phù hợp với những tiêu chí, sở thích của khách du lịch, có khả năng tạo ra ấn tượng, cảm nhận tích cực cho khách du lịch. Những ấn tượng, cảm nhận tích cực này thu hút sự chú ý của khách đối với tài nguyên và tác động đến mong muốn tới du lịch hoặc tìm hiểu về các giá trị của tài nguyên văn hóa ở điểm đến của khách du lịch.

2.1.3. Đo lường đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Từ giai đoạn 1990 - 2000, sức hấp dẫn của tài nguyên, của điểm đến đã được các nhà nghiên cứu xác định dựa trên cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng du lịch nhằm đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu du lịch (Formica and Uysal, 2006; Cracolici and Nijkamp, 2009; Jani và cộng sự, 2009; Kim and Perdue, 2011; Goeldner, 2011). Theo hướng này, tài nguyên hay điểm đến du lịch được xem là có sức hấp dẫn đối với KDL khi những thuộc tính của tài nguyên, của điểm đến phù hợp với đặc điểm nhu cầu, sở thích của khách. Và “sức hấp dẫn của điểm đến, của TNDL cần được đánh giá thông qua những nhận định của người tiêu dùng về các thuộc tính của điểm đến mà họ cho rằng phải được xem, phải được trải nghiệm ở điểm đến và đánh giá là làm hài lòng họ, trong mối quan hệ với những nhu cầu, đặc điểm riêng của cá nhân" (Hu and Ritchie, 1993, tr 26). Điều này là đúng đối với tài nguyên hay điểm đến DLVH, bởi lẽ sức hấp dẫn của tài nguyên văn hóa ở một điểm đến phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận, đánh giá của KDL (Ark and Richards, 2006; Jani và cộng sự, 2009).

Phát triển từ nghiên cứu của Lew (1987), tác giả Hu and Ritchie (1993) đã điều tra ý kiến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của các thuộc tính ở 5 điểm đến là Hawaii, Úc, Hy Lạp, Pháp và Trung Quốc. Khách là những người đến du lịch ở 5 điểm đến nói trên với hai nhóm động cơ khác nhau gồm nhóm khách đi du lịch với mục đích giải trí đơn thuần và nhóm khách đi du lịch với mục đích tìm hiểu về văn


hóa, nâng cao hiểu biết về điểm đến. 16 thuộc tính của điểm đến đã được đề xuất trong bảng hỏi để điều tra đánh giá của KDL. Phần đầu của bảng hỏi, Hu & Ritchie đã điều tra đánh giá của KDL về mức độ quan trọng của mỗi thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến - mức độ mà thuộc tính khiến cho KDL cảm thấy cần phải được xem, cần phải được trải nghiệm ở điểm đến. Thang đo likert 5 điểm gồm các mức từ hoàn toàn không quan trọng (almost no importance) đến rất quan trọng (very importance) được sử đụng để đánh giá mức độ quan trọng của mỗi thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến. Phần thứ hai của bảng hỏi là những câu hỏi nhằm đo lường đánh giá của KDL về khả năng các thuộc tính thực có của điểm đến làm hài lòng họ. Thang đo likert 5 điểm gồm các mức từ khả năng rất thấp (very low ability) đến khả năng rất cao (very high ability) được sử dụng để đánh giá. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã cho thấy mục đích chuyến đi và kinh nghiệm du lịch quá khứ ở điểm đến có ảnh hưởng tới đánh giá về sức hấp dẫn của điểm đến. Mô hình nghiên cứu của Hu and Ritchie (1993) được thể hiện như sau:


ĐO LƯỜNG SỨC HẤP DẪN CỦA ĐIỂM ĐẾN QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH DU LỊCH

Kinh nghiệm quá khứ ở điểm đến của khách du lịch (Individual’s Revious Visitation Experience)

Đo lường đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch

(To determine the relative importance of selected attributes in contributing to the overall attractiveness of a tourism destination)

Đo lường đánh giá của khách du lịch về khả năng thuộc tính của điểm đến làm hài lòng khách du lịch (To examine the perceived ability of selected destination to provide satisfaction on each touristic attribute of Tourism Destination)

Mục đích của khách trong chuyến đi (Vacation Purpose Types)


Hình 2.2. Đo lường đánh giá của du khách về sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Hu & Ritchie, 1993)

Từ nghiên cứu của Ritchie and Zins (1978), Lew (1987), Hu and Ritchie (1993), Formica và cộng sự đã đề xuất phương pháp đo lường sức hấp dẫn của điểm đến trong


Đánh giá của khách du lịch về trọng số của thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến (Contrucst Weights)

Xác định thuộc tính hấp dẫn của điểm đến du lịch (Attraction Contrucst)

mối quan hệ cung cầu, trong đó nhấn mạnh giá trị hấp dẫn cốt lõi là TNDL. Theo đó, đo lường sức hấp dẫn của một điểm đến hoặc của TNDL bao gồm: (1) xác định các thuộc tính của điểm đến du lịch (Attraction Contrucst); (2) xác định đánh giá của KDL về trọng số của thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến (Contruct Weights), (3) xác định đánh giá của KDL về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của điểm đến (Contrucst Scores), trên cơ sở đó, xác định sức hấp dẫn của điểm đến du lịch. Mô hình nghiên cứu của Formica (2000) được thể hiện như sau:



Sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Destination Attractiveness)

Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của điểm đến (Contrucst Scores)

Hình 2.3. Đo lường đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Formica, 2000)

Như vậy, đo lường sức hấp dẫn của điểm đến, của tài nguyên, theo Formica (2000), là việc xác định đánh giá của KDL về sự thu hút, hấp dẫn của các thuộc tính của điểm đến, của tài nguyên trong mối quan hệ ảnh hưởng từ những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý cá nhân KDL (Formica, 2000). Những đánh giá này bao gồm: đánh giá trọng số của thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên và đánh giá về sức hấp dẫn đối với KDL của mỗi thuộc tính thực có ở điểm đến (Formica, 2000).

Tiếp tục với hướng nghiên cứu đo lường sức hấp dẫn của điểm đến thông qua cảm nhận của người tiêu dùng, một số tác giả đã áp dụng phân tích phân cấp theo quá trình tâm lý AHP (Analytic Hierarchy Process). Đây là mô hình lý thuyết tâm lý đã được phát triển trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng du lịch bởi Chen (2006). AHP cũng đã được sử dụng để đánh giá các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với KDL của điểm đến (Emir & cộng sự, 2016). Bước đầu, người ta xác định danh sách các thuộc tính được sử dụng làm tiêu chí đo lường sức hấp dẫn của điểm đến. Dựa trên các tiêu chí đó, người tiêu dùng sẽ xác định mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc


Xác định các tiêu chí hấp dẫn của điểm đến du lịch (Attraction Contrucst)

Đánh giá về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến

(Criterion Contrucst)

thu hút, lôi kéo sự chú ý hoặc lựa chọn điểm đến của họ. Thuật ngữ “Criterion Contructs” được sử dụng để thay thế cho thuật ngữ “Contructs Weighs” với nghĩa người tiêu dùng sẽ xác định mức độ quan trọng của thuộc tính trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến, của tài nguyên du lịch ở điểm đến và gọi đó là tiêu chí tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến (Emir & cộng sự, 2016). Tiếp đó, trên cơ sở so sánh với các tiêu chí đã được xác định, người tiêu dùng sẽ đánh giá sức hấp dẫn của từng thuộc tính thực có của điểm đến (Emir & cộng sự, 2016).


Đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của điểm đến (Evaluation Contrucst)

Hình 2.4. Đo lường đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của điểm đến

(Emir & cộng sự, 2016)

Phương pháp đo lường sức hấp dẫn của điểm đến được phá triển bởi Hu and Ritchie (1993) và Formica và cộng sự (2000, 2006), Emir & cộng sự (2016) được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch sử dụng nhằm đánh giá sức hấp dẫn của TNDL ở điểm đến (Jani và cộng sự, 2009). Trong đó các tác giả Ark and Richards (2006); Vengesayi và cộng sự (2009); Wei and Zhu (2014); Wu và cộng sự (2015) đã ứng dụng phương pháp này nhằm đo lường đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL nói chung và TNDL văn hóa nói riêng. Nội dung đo lường bao gồm: thứ nhất, xác định các tiêu chí tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến; thứ hai, đo lường đánh giá của KDL về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến và thứ ba, đo lường đánh giá của KDL về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến (Ark and Richards, 2006; Iatu, 2011; Wei and Zhu, 2014; Wu và cộng sự, 2015).

Các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến du lịch

Các thuộc tính của TNDL văn hóa được hiểu là những đặc điểm, tính chất của tài nguyên văn hóa ở các điểm đến du lịch (McKercher and Ho, 2004). Các thuộc tính này có thể phân loại dựa trên loại hình tài nguyên hoặc phân loại dựa vào tính chất của


TNDL văn hóa và được sử dụng làm tiêu chí để đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến (Ariya và cộng sự, 2017).

Xuất phát từ góc độ tâm lý học, các nhà nghiên cứu cho rằng, để cảm nhận, đánh giá về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của điểm đến du lịch, khách thường có xu hướng tổng hợp, hình ảnh hóa các yếu tố đơn lẻ thành những thuộc tính phản ánh tính chất chung của điểm đến (Gearing và cộng sự, 1974; Mayo and Javis, 1981). Tương tự đối với TNDL văn hóa ở một điểm đến, KDL sẽ có xu hướng tổng hợp và hình ảnh hóa những tính chất của một số tài nguyên mà khách biết đến hoặc đã trải nghiệm thành những thuộc tính mang tính tổng hợp và gắn nó trở thành thuộc tính chung của TNDL văn hóa ở điểm đến (McKercher and Ho, 2004; Ark and Richards, 2006, Miquel and Raquel, 2013; Wei and Zhu, 2014; Guan and Jones, 2015, Wu và cộng sự, 2015). Những thuộc tính này sẽ được khách lựa chọn và sử dụng làm tiêu chí xác định sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở các điểm đến du lịch (Emir & cộng sự, 2016).

Đánh giá mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn

của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Trên cơ sở các thuộc tính của TNDL văn hóa đã được KDL xác định là tiêu chí hấp dẫn của tài nguyên, KDL đánh giá mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Nói cách khác, đây chính là việc KDL xác định mức độ mà các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến thu hút họ, khiến họ muốn đến để tìm hiểu hoặc trải nghiệm ở các TNDL văn hóa (Hu and Ritchie, 1993; Formica và cộng sự, 2006; Wu và cộng sự, 2015). Thang điểm đo lường mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến là thang likert 5 điểm gồm các mức từ hoàn toàn không quan trọng (almost no importance) đến rất quan trọng (very importance). Việc đánh giá mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của KDL và phụ thuộc vào đặc thù của chuyến đi, của điểm đến (Formica and Uysal, 2006; Vengesayi và cộng sự, 2009; Tomigová và cộng sự, 2016).

Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến

Trên cơ sở sự cảm nhận và so sánh các thuộc tính thực có của TNDL văn hóa với các tiêu chí đã được xác định, KDL thực hiện đánh giá sức hấp dẫn của TNDL văn hóa. Những thuộc tính gợi lên cho KDL cảm nhận tích cực và phù hợp với những tiêu chí về sức hấp dẫn tài nguyên sẽ được khách đánh giá là có mức độ hấp dẫn cao và


ngược lại (Hu and Ritchie, 1993; Formica and Uysal, 2006; Krešić and Prebežac, 2011). Thang điểm đo lường được sử dụng là thang đo likert 5 điểm gồm các mức từ mức độ hấp dẫn rất thấp (Highly non-attractive) đến mức độ hấp dẫn rất cao (Highly attractive) được sử dụng để đánh giá sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa (Krešić and Prebežac, 2011; Wo và cộng sự, 2015).

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa tại điểm đến

Đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của KDL chính là việc đo lường mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn và đo lường những đánh giá của KDL về sức hấp dẫn từ các thuộc tính tài nguyên. Việc xác định mức độ quan trọng của tiêu chí và đánh giá sức hấp dẫn của thuộc tính tương tự như quá trình cảm nhận về điểm đến du lịch sẽ khác nhau ở các cá nhân và chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như đặc điểm tâm lý cá nhân, văn hóa xã hội, các yếu tố bối cảnh của chuyến đi (Formica and Uysal, 2006; Vengesayi và cộng sự, 2009; Kim and Perdue, 2011; Bùi Thanh Hương & cộng sự, 2011; Brida & cộng sự, 2012). Cụ thể là:

Ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm cá nhân của khách du lịch gồm đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, trình độ, thu nhập (Ark and Richards, 2006; OECD, 2009; Isaac, 2008; Milman and Pizam, 1995; Peters and Weiermair, 2000; McKercher and Du Cros, 2003; Neves, 2012; Wu và cộng sự, 2015), văn hóa cá nhân, tầng lớp xã hội (Isaac, 2008; Reisinger, 2009) và đặc điểm cá nhân khác như động cơ du lịch, kinh nghiệm du lịch quá khứ (Kozak, 2001; McKercher, 2002, McKercher and Du Cros, 2003; Richards, 1996; Kim và cộng sự, 2007). Các đặc điểm cá nhân được chứng minh là có ảnh hưởng tới quá trình người tiêu dùng xác định các tiêu chí tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến, của tài nguyên và ảnh hưởng đến việc đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của TNDL văn hóa ở điểm đến (Ark and Richards, 2006; Vengesayi và cộng sự, 2009; Kim and Perdue, 2011; Krešić and Prebežac, 2011; Loon và cộng sự, 2015; Wu và cộng sự, 2015; Tomigová và cộng sự, 2016).

Ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh như khoảng cách địa lý, mức độ khác biệt văn hóa giữa nơi đi và nơi đến (khoảng cách văn hóa quốc gia) (Turner, 2002; Reisinger, 2009; Ng và cộng sự, 2009; Manrai and Manrai, 2011) những tình huống đặc thù về chi phí, thời gian của chuyến đi (Boniface, 2003; Ark and Richards, 2006; Isaac, 2008; Vengesayi và cộng sự, 2009). Các yếu tố này có ảnh hưởng tới cảm nhận và đánh giá mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023