Đề Xuất Mô Hình, Giả Thuyết Nghiên Cứu Và Thực Hiện Kiểm Định Giả


phương: phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng…”. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành du lịch Việt Nam sẽ phải vượt qua rất nhiều thách thức, trong đó, thách thức rất lớn đó là tạo nên sức hấp dẫn, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm DLVH so với sản phẩm của các nước lân cận.

Trong quá trình phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa, ngoài việc tận dụng các giá trị giàu bản sắc của văn hóa Việt Nam, những nhà quản lý và kinh doanh còn rất cần có những hiểu biết về cảm nhận và những yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận của KDL quốc tế về giá trị của TNDL văn hóa. Đây chính là cơ sở để các nhà kinh doanh có thể phát triển các chương trình, điểm đến DLVH phù hợp với nhu cầu của từng thị trường, nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam đối với KDL quốc tế. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu xác định sức hấp dẫn của TNDL văn hóa thông qua đánh giá của KDL quốc tế, trong mối quan hệ ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia mà tác giả thực hiện trong luận án này mang ý nghĩa thực tiễn lớn. Bởi lẽ, ở Việt Nam, những nghiên cứu theo hướng này chưa có nhiều. Đặc biệt, còn thiếu các nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết đo lường khoảng cách văn hóa quốc gia để xác định sự khác biệt trong việc đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa.

Xuất phát từ khoảng trống lý luận trong chủ đề ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa, đồng thời xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu đối với sự phát triển du lịch dựa vào TNDL văn hóa ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: nghiên cứu ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế chuyên ngành Kinh tế Du lịch.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là khám phá ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến. Kết quả của luận án có thể là tài liệu để các nhà kinh doanh, tiếp thị điểm đến xây dựng thành công những chiến lược tiếp thị hình ảnh DLVH, quảng bá về TNDL văn hóa và thiết kế các chương trình DLVH phù hợp với đặc điểm của thị trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.


Mục tiêu cụ thể của luận án là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

(1) Hệ thống và phát triển thang đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến qua đánh giá của KDL, từ đó khám phá mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa ở Việt Nam qua đánh giá của KDL quốc tế;

(2) Xác định ảnh hưởng của các yếu tố khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến;

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 3

(3) Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

1.2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến được đo lường như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Khoảng cách văn hóa quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến?

Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Các đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến?

1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó là:

1.2.2.1. Tổng quan lý thuyết

Tác giả thực hiện tổng quan lý thuyết về các chủ đề:

- Sức hấp dẫn của TNDL văn hóa, đo lường đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến;

- Khoảng cách văn hóa quốc gia và ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn TNDL văn hóa ở điểm đến;

- Ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân (động cơ, kinh nghiệm quá khứ, nhân khẩu học) tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa điểm đến.


1.2.2.2. Đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thực hiện kiểm định giả

thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan lý thuyết, xác định vấn đề nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm:

- Tổng hợp, phát triển thang đo đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến;

- Xác định ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến;

- Xác định ảnh hưởng của một số yếu tố thuộc cá nhân người tiêu dùng tới đánh giá của họ về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

1.2.2.3. Thảo luận về các kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả thực hiện thảo luận về các nội dung:

- Thang đo đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến;

- Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

- Ảnh hưởng của các yếu tố động cơ, kinh nghiệm quá khứ và các đặc điểm nhân khẩu học đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

1.2.2.4. Kết luận và gợi ý từ kết quả nghiên cứu

Từ các kết quả phân tích của luận án, tác giả thảo luận và đề xuất một số gợi ý cho phát triển du lịch dựa vào tài nguyên văn hóa ở Việt Nam.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: của luận án là những ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia và một số yếu tố đặc điểm cá nhân tới đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

Đối tượng phỏng vấn sâu: các chuyên gia văn hóa, hành vi và các nhà nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (inbound).


Đối tượng điều tra bằng bảng hỏi: là KDL quốc tế (không bao gồm Việt Kiều) đến du lịch ở Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau như đi qua công ty lữ hành, đi tự túc… và là những người đã tới tham quan các TNDL văn hóa ở Việt Nam.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: đề tài thực hiện dựa trên cơ sở tổng quan, phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu đối với các chuyên gia văn hóa, hành vi và các nhà nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế (inbound) và điều tra KDL quốc tế đến Việt Nam. Điều tra chính thức sẽ được thực hiện ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đây là những thành phố đón số lượng lớn KDL quốc tế đến và cũng đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam.

Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ 12.2015 đến 12.2017; thời gian điều tra chính thức từ tháng 07.2016 đến tháng 07.2017.

1.4. Quy trình và nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu gồm những phần thể hiện trong hình 1.1 như sau:


Vấn đề nghiên cứu

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa: nghiên cứu tại Việt Nam

Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Mô hình đo lường văn hóa quốc gia của Hofstede (2010);

Phương pháp của Jackson (2001) nhằm xác định khoảng cách của các yếu tố văn hóa quốc gia từ chỉ số đo lường của Hofstede

Sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến đo lường qua đánh giá của KDL

Bản chất và mối quan hệ của các yếu tố đặc điểm cá nhân với đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa

Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu ở chủ đề tài nguyên du lịch, điểm đến du lịch; sức hấp dẫn của điểm đến du lịch, của TNDL văn hóa

Các nghiên cứu về chủ đề ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của điểm đến

Các nghiên cứu về chủ đề ảnh hưởng của động cơ, kinh nghiệm du lịch, đặc điểm nhân khẩu học tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa


Xây dựng mô hình nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu xác định khoảng trống đề xuất mô hình, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu phù hợp

Nghiên cứu định tính kiểm tra sự phù hợp của mô hình, của các biến số và mối quan hệ của các biến số trong mô hình nghiên cứu



Đo lường sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của khách du lịch

Nghiên cứu định lượng đánh giá sơ bộ các thang đo (Cronbach Alpha) nhân tố trong mô hình nghiên cứu

Phân tích khám phá nhân tố (EFA) đối với các biến trong mô hình nghiên cứu

Xác định mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa của Việt Nam qua đánh giá của KDL quốc tế

Đo lường ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới sức hấp dẫn của TNDL văn hóa qua đánh giá của khách du lịch

Phân tích hồi quy đa biến ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến

Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến


Gợi ý cho phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam

Từ các kết quả nghiên cứu đề xuất gợi ý đối với phát triển du lịch dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa phù hợp với các thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam.


Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu


1.5. Kết cấu của luận án

Ngoài các phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm năm chương:

Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

Chương 4. Kết quả nghiên cứu

Chương 5. Thảo luận kết quả nghiên cứu và gợi ý đối với phát triển du lịch dựa vào tài nguyên văn hóa ở Việt Nam


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Chương hai đề cập đến những nội dung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định khoảng trống và xây dựng mô hình nghiên cứu. Cụ thể là: (1) Cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa đo lường qua đánh giá của KDL; (2) Tổng quan lý thuyết về khoảng cách văn hóa quốc gia; (3) Tổng quan và bàn luận về các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của điểm đến, của TNDL văn hóa; (4) Xác định khoảng trống, đề xuất mô hình, giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến.

2.1. Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn

hóa ở điểm đến

2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa

TNDL văn hóa là một yếu tố cốt lõi của quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và là mấu chốt quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Boniface, 2003). TNDL văn hóa bao gồm các yếu tố văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, các công trình sáng tạo của cộng đồng; các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có thể khai thác phục vụ KDL (Boniface, 2003). Hiểu theo nghĩa rộng, TNDL văn hóa được xem là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng dân cư tại một vùng, một điểm đến sáng tạo, gìn giữ trong quá khứ và ở hiện tại có thể sử dụng vào mục đích đáp ứng nhu cầu du lịch (ICOMOS, 2005; Richards, 2007).

Ở Việt Nam, khái niệm TNDL văn hóa đã được một số nhà nghiên cứu đề cập. Tác giả Trần Đức Thanh & Trần Thị Mai Hoa (2017) đã định nghĩa: “Tài nguyên du lịch văn hóa là các sản phẩm do con người tạo ra cùng các giá trị của chúng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch hoặc được khai thác đáp ứng cầu du lịch” (Trần Đức Thanh & cộng sự, 2017, tr 110). Trong Luật Du lịch Việt Nam 2018 khái niệm TNDL được nêu: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành các sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. TNDL văn hóa chính là các yếu tố, giá trị văn hóa tồn tại gắn liền với một cộng đồng, một địa phương và có khả năng được khai thác để đáp


ứng nhu cầu của KDL. TNDL văn hóa được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Phạm Trung Lương & cộng sự, 2000).

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể hiểu “TNDL văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng dân cư tại một vùng, một điểm đến sáng tạo, gìn giữ trong quá khứ, ở hiện tại và có thể được sử dụng để thiết kế sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu khi đi du lịch của con người. Những tài nguyên có giá trị văn hóa có thể là lực hấp dẫn, thu hút người từ nơi khác đến để chiêm ngưỡng và trải nghiệm những giá trị này ở điểm đến. TNDL văn hóa sẽ bao gồm cả các yếu tố môi trường văn hóa xã hội, lối sống, phong tục, tập quán, các di sản văn hóa lịch sử và sáng tạo hiện đại” (ICOMOS, 2005; UNESCO, 2009).

TNDL văn hóa có thể được phân chia thành tài nguyên văn hóa hữu thể gồm các di tích, công trình, các mặt hàng ăn uống, sản phẩm làng nghề, tác phẩm nghệ thuật … và tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể gồm các lễ hội, phong tục, tập quán, truyền thuyết, lối sống… (Trần Đức Thanh & cộng sự, 2017) hoặc có thể được phân chia theo loại hình của tài nguyên như di tích lịch sử, công trình đương đại, làng nghề, phong tục tập quán, …(Trần Thúy Anh & cộng sự, 2011). Theo cách phân chia của ICOMOS (2005), tài nguyên văn hóa có thể thu hút KDL được chia thành các loại:

Tài nguyên di sản văn hóa: gồm những yếu tố đại diện cho văn hóa, lịch sử của một điểm đến nhất định và được truyền lại từ các thế hệ trước. Tài nguyên di sản văn hóa gồm có: các di sản vật thể (các địa điểm kiến trúc, di sản vật thể, các đài tưởng niệm, di tích lịch sử quốc gia); các di sản phi vật thể (văn học, nghệ thuật dân gian) và điểm chứa di sản (bảo tàng, nhà hát, địa điểm diễn ra sự kiện, những ký ức kết nối với lịch sử, các bộ sưu tập…).

Tài nguyên văn hóa đương đại: là các yếu tố, các sản phẩm sáng tạo của thời kì hiện đại gắn với cộng đồng dân cư bản địa sinh sống tại một điểm đến nhất định. Tài nguyên văn hóa đương đại có thể bao gồm các sự kiện đương đại (liên hoan điện ảnh, sân khấu, các đại hội thể thao, sự kiện cộng đồng, sự kiện hợp tác…), các chương trình, địa điểm vui chơi giải trí (công viên, sòng bạc, trung tâm chiếu phim, cơ sở mua sắm, trung tâm trình diễn nghệ thuật, khu thể thao phức hợp… và các sáng tạo hiện đại (nghệ thuật thị giác, nghệ thuật sắp đặt, âm nhạc, sân khấu, nghệ thuật đương đại (ICOMOS, 2005). Sơ đồ phân loại tài nguyên văn hóa được thể hiện như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023