Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 2


Thuật

ngữ

Diễn giải tiếng Việt

Diễn giải tiếng Anh



Europe

PDI

Khoảng cách quyền lực

Power Distance Index

SHD

Sức hấp dẫn

Attractiveness

TC

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên

du lịch văn hóa ở điểm đến

Criterion Contructs

TCCQ

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí cảnh quan, bầu không khí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn

hóa ở điểm đến


TCCT

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí cụ thể trong việc tạo nên sức hấp dẫn của

tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


TCTT

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của các tiêu chí trừu tượng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm

đến


TNDL

Tài nguyên du lịch


TT

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài

nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


TTCQ

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cảnh quan, bầu không khí xung quanh tài

nguyên du lịch văn hóa


TTCT

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính cụ thể của

tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa nghiên cứu ở Việt Nam - 2


Thuật

ngữ

Diễn giải tiếng Việt

Diễn giải tiếng Anh

TTTT

Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính trừu tượng của tài nguyên du lịch văn hóa ở

điểm đến


UAI

Tránh sự rủi ro (không chắc chắn)

Uncertainty Advoidance

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hợp quốc

United Nations Educational,

Scientific and Cultural Organization

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Các yếu tố văn hóa quốc gia theo Schwartz (1994, 1999) 26

Bảng 2.2. Các yếu tố văn hóa quốc gia theo lý thuyết Hofstede 28

Bảng 2.3. Đo lường khoảng cách văn hóa quốc gia theo Jackson, 2001 32

Bảng 2.4. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến sự lựa chọn điểm đến và sở thích đối với tài nguyên của khách du lịch quốc tế 38

Bảng 2.5. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu 55

Bảng 3.1. Chủ đề phỏng vấn chuyên gia 60

Bảng 3.2. Phân bố mẫu tại các địa bàn thực hiện nghiên cứu điều tra 63

Bảng 3.3. Tổng hợp các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu điều tra 67

Bảng 3.4. Tổng hợp chỉ số khoảng cách văn hóa quốc gia giữa Việt Nam với các quốc gia theo chỉ số của Hofstede và đo lường của Jackson 69

Bảng 3.5. Thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 70

Bảng 3.6. Thang đo đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 72

Bảng 3.7. Thang đo đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 74

Bảng 3.8. Thang đo động cơ du lịch của khách khi đến thăm các tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 75

Bảng 3.9. Thang đo kinh nghiệm du lịch quá khứ tại điểm đến 76

Bảng 3.10. Các đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch 77

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định thang đo Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến79

Bảng 4.2. Kết quả kiểm định thang đo Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 81

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định thang đo Động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 83

Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến84

Bảng 4.5. Ma trận xoay nhân tố Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 85

Bảng 4.6. Kết quả phân tích nhân tố đánh giá của khách du lịch về mức độ hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 86

Bảng 4.7. Ma trận xoay các nhân tố Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 87

Bảng 4.8. Kết quả phân tích nhân tố động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 88

Bảng 4.9. Ma trận xoay các nhân tố động cơ du lịch của khách khi đến thăm tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 88

Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố tổng hợp các biến quan sát 89

Bảng 4.11. Ma trận xoay tổng hợp các thang đo nhân tố 90

Bảng 4.12. Kết quả phân tích tương quan mối quan hệ của biến độc lập với biến phụ thuộc.92 Bảng 4.13. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ thứ nhất 95

Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ thứ hai 97

Bảng 4.15. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ thứ ba 99

Bảng 4.16. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ thứ tư 100

Bảng 4.17. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ thứ năm 102

Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy toàn bộ các nhân tố trong mô hình nghiên cứu của luận án 103

Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 104

Bảng 4.20. Kết quả phân tích tương quan mối quan hệ của biến kiểm soát với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu 105

Bảng 4.21. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 107

Bảng 5.1. Tổng hợp các nhân tố mới đo lường Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 111

Bảng 5.2. Tổng hợp các nhân tố mới đo lường Đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 112

Bảng 5.3. Xếp hạng của khách du lịch quốc tế về mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc tạo nên sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 122

Bảng 5.4. Đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn từ các thuộc tính của tài nguyên du lịch văn hóa ở Việt Nam 124

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu 8

Hình 2.1. Phân loại tài nguyên văn hóa 12

Hình 2.2. Đo lường đánh giá của du khách về sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Hu & Ritchie, 1993) 15

Hình 2.3. Đo lường đánh giá sức hấp dẫn của điểm đến du lịch (Formica, 2000) 16

Hình 2.4. Đo lường đánh giá của khách du lịch về sức hấp dẫn của điểm đến (Emir & cộng sự, 2016) 17

Hình 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của khách du lịch quốc tế về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch văn hóa ở điểm đến 20

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu (dự kiến) 54

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 58

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu (hiệu chỉnh) 91

Hình 4.2. Mô hình kết quả hồi quy mối quan hệ thứ nhất 96

Hình 4.3. Mô hình kết quả hồi quy mối quan hệ thứ hai 98

Hình 4.4. Mô hình kết quả hồi quy mối quan hệ thứ ba 99

Hình 4.5. Mô hình kết quả hồi quy mối quan hệ thứ tư 101

Hình 4.6. Mô hình kết quả hồi quy mối quan hệ thứ năm 102


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

1.1.1. Về mặt lý luận

Ở các điểm đến, tài nguyên du lịch (TNDL) luôn được xem là yếu tố cốt lõi, là giá trị cơ bản tạo nên sự thu hút, hấp dẫn đối với khách du lịch (KDL) (Apostolakis, 2003; Richards, 2010). Việc tìm kiếm những phương pháp đo lường sức hấp dẫn của TNDL trở nên rất cần thiết, bởi đây chính là cơ sở để các nhà quản lý, kinh doanh hiểu rõ hơn về lợi thế đặc trưng của mỗi điểm đến, từ đó có thể đưa ra các chiến lược quản lý phù hợp giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của điểm đến trong bối cảnh thị trường du lịch toàn cầu (Lew, 1987; Hu and Ritchie, 1993; Formica and Uysal, 2006; Mikulic và cộng sự, 2016).

Những nghiên cứu xác định sức hấp dẫn của TNDL đã được thực hiện từ những năm 1970 nhằm mục đích quy hoạch điểm đến, quản lý tài nguyên (Formica, 2000; Formica and Uysal, 2006). Đây là thời kỳ mà phát triển du lịch định hướng theo khả năng cung ứng của điểm đến bởi nhu cầu du lịch còn khá đồng nhất (Hu and Ritchie, 1993; Formica and Uysal, 2006). Ở giai đoạn này, sức hấp dẫn của TNDL ở một điểm đến chủ yếu được xác định dựa trên số lượng tài nguyên, sự đa dạng của các loại hình tài nguyên (Gearing và cộng sự, 1974), sức chứa, quy mô hay sự thuận lợi khi tiếp cận với TNDL (Gearing và cộng sự, 1974; Aroch, 1984).

Đến cuối những năm 1990, thị trường du lịch có nhiều thay đổi, nhu cầu của KDL quốc tế trở nên đa dạng và phức tạp hơn đỏi hỏi các nhà quản lý, kinh doanh phải hiểu sâu về đặc điểm của từng thị trường nhằm thực hiện các hoạt động quy hoạch, quản lý điểm đến, kinh doanh sản phẩm phù hợp (Ark and Richards, 2006; Formica and Uysal, 2006). Xuất phát từ định hướng thị trường, các nhà nghiên cứu cho rằng, để xác định được mức độ hấp dẫn của điểm đến, của tài nguyên đối với mỗi thị trường khác nhau, cần phải tiếp cận đo lường sức hấp dẫn này thông qua cảm nhận, đánh giá của KDL trong mối quan hệ với những đặc điểm riêng của họ (Ark and Richards, 2006; Formica and Uysal, 2006, Wu và cộng sự, 2015). Theo đó, sức hấp dẫn của TNDL ở điểm đến được xác định chính là các thuộc tính của tài nguyên phù hợp với các tiêu chí mà KDL đặt ra, có khả năng tạo ra những ấn tượng, cảm nhận tích cực cho họ. Những ấn tượng, cảm nhận tích cực này thu hút sự chú ý của khách đối với tài nguyên và có thể hình thành mong muốn tới du lịch để tìm hiểu về các giá trị của tài


nguyên, hoặc quay trở lại tìm hiểu về TNDL ở điểm đến của KDL (Formica and Uysal, 2006; Ahmad và cộng sự, 2014).

Việc xác định sức hấp dẫn của điểm đến, của TNDL theo hướng tiếp cận thị trường rất phù hợp để ứng dụng trong nghiên cứu marketing, nhất là ở thời điểm hiện tại, khi mà nhu cầu và xu hướng tiêu dùng du lịch đã thay đổi theo hướng đa dạng và phức tạp hơn (Ahmad và cộng sự, 2014). Đặc biệt, với những thị trường mang tính chất chuyên biệt như DLVH thì việc xác định sức hấp dẫn theo định hướng thị trường lại càng cần thiết, bởi lẽ tiêu chí về sức hấp dẫn, cảm nhận, đánh giá về giá trị hấp dẫn của TNDL văn hóa có sự khác biệt khá lớn giữa các thị trường do ảnh hưởng của sự khác biệt về xã hội, văn hóa và tâm lý cá nhân (Wu và cộng sự, 2015). Những lập luận trên đã cho thấy, việc nghiên cứu đo lường mức độ hấp dẫn của TNDL văn hóa qua cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng du lịch và xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sự cảm nhận, đánh giá này chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa về lý luận, thực tiễn đối với sự phát triển của điểm đến, của sản phẩm DLVH ở các quốc gia.

Ở khía cạnh nghiên cứu văn hóa và cảm nhận về điểm đến, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng, khác biệt văn hóa quốc gia có mối quan hệ ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng tới cảm nhận, đánh giá của KDL quốc tế về điểm đến, về TNDL (Crotts, 2004; Crotts and Erdmann, 2000; Crotts and McKercher, 2006; Lim và cộng sự, 2008; Litvin and Kar, 2004; Litvin và cộng sự, 2004; Lord và cộng sự, 2008; March, 2000; Mattila, 1999; Pizam and Sussmann, 1995; Prebensen và cộng sự, 2003; Reisinger and Turner, 2002). Đề cập sâu hơn về mức độ khác biệt văn hóa giữa các quốc gia, một số tác giả đã sử dụng khái niệm khoảng cách văn hóa quốc gia và nghiên cứu mối quan hệ của khoảng cách văn hóa quốc gia với sở thích, đánh giá về điểm đến của KDL quốc tế như Tsang and App (2007); Yang and Wong (2012); Leung và cộng sự (2013); Ahn and McKercher, (2015); Juan và cộng sự (2017). Trong đó, khoảng cách văn hóa quốc gia được hiểu là mức độ khác biệt dựa trên một thang đo lường những giác độ văn hóa của các quốc gia (Kogut and Singh, 1988; Jackson, 2001; Shenkar, 2012). Khoảng cách văn hóa quốc gia có mối liên hệ với sở thích về sản phẩm, dịch vụ du lịch (Leung và cộng sự, 2003; Reisinger and Mavondo, 2005; Tsang and Ap, 2007), sở thích và dự định lựa chọn điểm đến du lịch (Crotts, 2004; Litvin and Kar, 2004; Lord và cộng sự, 2008; Esiyok và cộng sự, 2017; Juan và cộng sự, 2017), hành vi của người tiêu dùng trước và trong chuyến đi (Meng, 2010; Lee và cộng sự, 2017), hình ảnh và nhận thức về điểm đến du lịch (Ahn and McKercher, 2015).


Ở những nghiên cứu nói trên, TNDL văn hóa được nhắc đến như một thuộc tính quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến đối với KDL và thường được đo lường cùng với các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn tổng thể của điểm đến như hạ tầng du lịch, môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa xã hội… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia tới đánh giá của KDL về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa ở điểm đến trong bối cảnh du lịch quốc tế. Trong khi đây chính là một chủ đề nghiên cứu hết sức cần thiết bởi lẽ hành vi, sở thích tiêu dùng DLVH ở hiện tại đã có nhiều thay đổi. Người tiêu dùng đã chuyển từ tiêu dùng bị động sang tiêu dùng chủ động và quan tâm nhiều hơn tới giá trị hấp dẫn cốt lõi của điểm đến là TNDL (Formica and Uysal, 2006). Khác biệt văn hóa trở thành một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và là nhân tố thu hút người tiêu dùng lựa chọn điểm đến du lịch (Kozak and Decrop, 2008; OECD, 2009; Isaac, 2008; Reisinger, 2009; Richards, 2002). Do đó, rất cần thiết phải có các nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến sở thích đối với tài nguyên và đánh giá của KDL quốc tế về sức hấp dẫn của TNDL văn hóa để hiểu rõ hơn đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường KDL văn hóa. Hơn nữa, trong nghiên cứu về du lịch, biến số khoảng cách văn hóa dù đã được biết đến là yếu tố có ảnh hưởng tới sở thích, hành vi tiêu dùng du lịch nhưng số lượng nghiên cứu được công bố còn khá hạn chế (Juan và cộng sự, 2017). Vì vậy mà việc thực hiện nghiên cứu chủ đề này của luận án là hết sức cần thiết, chắc chắn sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận, giúp bổ sung sự hiểu biết sâu sắc hơn về ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa quốc gia đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch trong bối cảnh quốc tế.

1.1.2. Về mặt thực tiễn

Du lịch văn hóa (DLVH) đang trở thành một trong những xu hướng đang phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới (Boniface, 2003; Verbeke và cộng sự, 2008; Kozak and Decrop, 2008; Du Cros, 2001; Richards, 2002). Phát triển DLVH một mặt mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, mặt khác giúp các điểm đến có thể bảo tồn, giữ gìn và phát triển bền vững những giá trị di sản văn hóa luôn nằm trong nguy cơ bị lãng quên hay phá hủy của cộng đồng (Boniface, 2003; Isaac, 2008). Ở Việt Nam, phát triển du lịch dựa vào tài nguyên văn hóa luôn được xem là định hướng, là cơ sở để tạo nên sự hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định mục tiêu quan trọng đó là: “phát triển DLVH bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc,… Phát triển các sản phẩm DLVH gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống địa

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí